0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đổi mới quy trình lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra có tính mức độ rủi ro về thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI TỰ NỘP THUẾ Ở PHÚ YÊN.PDF (Trang 69 -72 )

rủi ro về thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế:

Kế hoạch là một trong những công cụ hết sức quan trọng trong hoạt động, nhất là đối với hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Một khi không có kế hoạch sẽ mất phương hướng, tùy tiện trong hoạt động. Kế hoạch đúng, phù hợp với thực tiễn sẽ dẫn dắt hoạt động có hiệu quả hơn. Do đó, tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch đối với thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế là một nội dung quan trọng cần phải được triển khai.

Bước 1: Cân đối nguồn nhân lực cần thiết để tiến hành thanh tra, kiểm tra từ đó

xác định số lượng doanh nghiệp cho kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Để đơn giản hoá cách tính toán và tiện theo dõi, chúng tôi thí dụ việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm tại Cục thuế. Các bước lập kế hoạch được tiến hành như sau:

- Với tổng số biên chế Văn phòng Cục thuế là 80 người, do yêu cầu của công tác quản lý thuế và kinh nghiệm các nước có cơ chế quản lý thuế tự khai, tự nộp thì số lượng cán bộ thanh tra phải chiếm từ 25-30%. Để đảm bảo thực hiện cơ chế quản lý này tốt nhất chúng tôi chọn con số là 30%. Như vậy, số công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo bộ máy mới đề xuất là 24 người.

Số ngày làm việc thực tế thanh tra, kiểm tra trong năm là 172 ngày (bằng 365 ngày trừ 193 ngày không thanh tra)

Các ngày không thanh tra, kiểm tra trong năm là 193 ngày. Trong đó: ngày thứ 7 và Chủ nhật là 104 ngày; Lễ, tết: 10 ngày; nghỉ phép 10 ngày; tập huấn 4 ngày; hội họp 10 ngày; phân tích dữ liệu lập kế hoạch : 30 ngày; ngày cho công việc khác (đối chiếu, xác minh) 25 ngày.

Từ đó tính ra số ngày làm việc của phòng thanh tra là 4.128 ngày công (= 24 x 172 ngày).

Căn cứ theo quy định tại điều 38 Luật thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15/6/2004, điều 15, điều 25, điều 27 Nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 và tài liệu tập huấn về công tác thanh tra, kiểm tra theo cơ chế TKTN của Cục thuế tỉnh Phú Yên.

Theo kinh nghiệm thực tế của chúng tôi xin đề xuất số ngày cần thiết cho một cuộc thanh tra, kiểm tra về thuế tại doanh nghiệp

Số ngày cần thiết cho một cuộc thanh tra DN lớn là 20 ngày do đó số người cần thiết là 3 người thực hiện trong 60 ngày thực tế (3 người x 20 ngày = 60 ngày), doanh nghiệp lớn chỉ được đưa vào diện thanh tra thuế chứ không đưa và diện kiểm tra thuế.

Số ngày cần thiết cho một cuộc thanh tra/kiểm tra DN vừa là 15 ngày do đó số người cần thiết là 3 người thực hiện trong 45 ngày thực tế (3 người x 15 ngày = 45 ngày)

Số ngày cần thiết cho một cuộc kiểm tra DN nhỏ tối đa là 5 ngày do đó số người cần thiết là 3 người thực hiện trong 15 ngày thực tế (3 người x 5ngày = 15 ngày), doanh nghiệp nhỏ chỉ đưa vào kế hoạch kiểm tra.

(Lưu ý: số ngày công làm công tác thanh tra, kiểm tra bao gồm từ bước đọc, phân tích…đến báo cáo, lưu hồ sơ)

-Tổng số doanh nghiệp do Cục thuế quản lý hiện có khoảng 400 doanh nghiệp. Trong đó, 20 doanh nghiệp lớn; 200 doanh nghiệp vừa và 180 doanh nghiệp nhỏ.

-Đối với đơn vị lớn, vừa, nhỏ tính theo tỷ trọng doanh nghiệp lớn cao, vừa thì trung bình, nhỏ thì thấp (theo quy định tại công văn số 2628TCT/HTKT ngày 18/8/2004 của Tổng Cục thuế)

Vì vậy, căn cứ theo số lượng ngày công kế hoạch đã tính nêu trên, trong năm phòng thanh tra dự kiến đưa vào diện thanh tra, kiểm tra 60% doanh nghiệp lớn; 30% doanh nghiệp vừa và 26% doanh nghiệp nhỏ. Tương đương 12 doanh nghiệp lớn; 60 doanh nghiệp vừa và 45 doanh nghiệp nhỏ.

Tổng số doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch là 152 doanh nghiệp. Chiếm khoảng 38% doanh nghiệp hiện có.

Kiểm chứng: 4.128 ngày công.

- Ngày công cho doanh nghiệp lớn: 60 ngày x 12 doanh nghiệp =720 ngày. - Ngày công cho doanh nghiệp vừa: 45 ngày x 60 doanh nghiệp =2.700 ngày. - Ngày công cho doanh nghiệp nhỏ: 15 ngày x 47 doanh nghiệp = 705 ngày. Tổng cộng 4.125 ngày công, vậy ngày công kế hoạch 4.128 ngày đủ để thực hiện thanh tra, kiểm tra số lượng doanh nghiệp trên.

Xây dựng tiêu chí đánh giá phân loại ĐTNT để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra phải hướng vào đối tượng có gian lận thuế. Sử dụng các thông tin từ ĐTNT qua hồ sơ kê khai thuế qua các năm (ít nhất là 3 năm) và các kênh thông tin khác từ bên thứ ba: Ngân hàng, báo chí, Công an, Viện kiểm sát… có liên quan để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả.

Tiến hành phân tích thông tin để xác định rủi ro về thuế: như phân tích theo chiều ngang về các yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thuế phải nộp trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và các yếu tố chính trong báo cáo tài chính như quỹ tiền mặt, tài sản cố định, hàng tồn kho, chi phí dở dang v.v...để thấy được yếu tố bất hợp lý, yếu tố đột biến bất thường để từ đó xác định rủi ro về thuế do những nguyên nhân nào.

Kết hợp với thông tin từ bên thứ ba để xác định lựa chọn những đơn vị nào có khả năng rủi ro về thuế cao nhất để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI TỰ NỘP THUẾ Ở PHÚ YÊN.PDF (Trang 69 -72 )

×