tra, kiểm tra thuế theo cơ chế TKTN:
Theo kinh nghiệm của cơ quan thuế nước Anh, để có thể đủ sức thực hiện tốt công việc thanh tra, kiểm tra theo cơ chế tự khai tự nộp thì lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra phải chiếm từ 25% - 30% trên tổng số công chức biên chế ngành thuế.
Hiện tại lực lượng thanh tra, kiểm tra toàn ngành là 65 người chiếm 15,12% số lượng công chức trong biên chế toàn ngành (430 người). Vì vậy, để đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra theo cơ chế tự khai tự nộp thì phải nâng số lượng công chức thanh tra, kiểm tra với biên chế từ 107 người đến 130 người (chiếm từ 25% đến 30% biên chế ngành thuế). Có như thế mới đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra người nộp thuế theo chức năng chuyên sâu, nhất quán trong xử lý, không kiểm tra, thanh tra tràn lan, không dựa trên cơ sở phân tích đánh giá rủi ro về thuế.
Nguồn nhân lực không phải là lực lượng lao động theo bản năng, mà là lực lượng lao động đã qua đào tạo, huấn luyện, qua tích lũy kinh nghiệm để trở thành lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học và quản lý xã hội. Chất lượng nguồn lực trở thành một trong những yếu tố của sự phát triển.
Do đó để có nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp, thích ứng trong công tác quản lý thuế, tất yếu phải có một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cho lực lượng lao động. Để phát triển nguồn nhân lực, ngành thuế Phú Yên cần phải:
Một: Sắp xếp lại nội bộ
Đây là công việc quan trọng, đòi hỏi công tác tổ chức cán bộ phải rà soát lại lực lượng công chức ngành thuế có kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn như trình độ chuyên môn tối thiểu phải tốt nghiệp Đại học, am hiểu về: hệ thống pháp luật thuế, nội dung các sắc thuế hiện hành, luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp, các luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, có khả năng đọc và phân tích báo cáo tài chính, có văn hoá ứng xử và có trình độ thật sự về tin học và ngoại ngữ, có thâm niên trên 5 năm, từ đó ưu tiên đưa vào đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra Người nộp thuế.
Hai: Tuyển mới công chức thuế
Theo báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế 5 năm từ năm 2003 - 2007, tuổi đời bình quân của công chức ngành thuế Phú Yên nói chung và công chức làm công tác thanh tra nói riêng tương đối cao, từ 42 tuổi vào năm 2003 đến năm 2007 tuổi đời bình quân là 44. Như vậy, đã đến lúc ngành thuế Phú Yên nên có cơ chế tuyển mới bằng hình thức thi tuyển công chức hàng năm, ưu tiên cho sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, yêu nghề, có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp và nhiệt tình công tác. Một mặt tạo lực lượng kế thừa vững mạnh, một mặt trẻ hoá đội ngũ cán bộ và góp phần giải phóng lực lượng lao động trong tỉnh nhà.
Theo kinh nghiệm của cơ quan thuế nước Úc: một công chức thuế muốn trở thành một thanh tra viên yêu cầu kiến thức cần phải có mang tính bắt buộc gồm: Sự am hiểu về Luật thuế và các luật khác; nắm vững về nguyên tắc kế toán và có phong cách giao tiếp.
Vì vậy, ngành thuế Phú Yên kiến nghị với Tổng Cục thuế mở các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp. Mỗi học viên vào học các ngạch trên đều phải đảm bảo những chỉ tiêu và tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước. Khi học xong chương trình đều phải qua thi tuyển, nếu đạt thì mới công nhận là ngạch thanh tra tương ứng với trình độ đã đào tạo.
Công chức làm công tác thanh tra tại các cơ quan thuế tự đối chiếu các tiêu chuẩn có nhu cầu chuyển ngạch sẽ phải đăng ký với cơ quan thuế nơi mình công tác. Cơ quan thuế căn cứ vào nhu cầu của đơn vị mình, cân đối số hiên có, số cần đào tạo bổ sung. Từ đó lựa chọn danh sách công chức đã đăng ký đưa đi đào tạo.
Mặt khác, ngành thuế nên phối hợp với các Trường Đại học Kinh tế Tp HCM, Trường ĐH Luật để đào tạo tại chỗ (bằng cách mời giảng viên các trường) về kế toán, các luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, tin học, ngoại ngữ và nhất là kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế để nâng cao trình độ, năng lực của công chức thuế.