Vẻ đẹp của đời sống đô thị thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn hà nội (qua sáng tác của nguyễn việt hà, đõ phấn, nguyễn trương quý (Trang 41 - 50)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Vẻ đẹp của đời sống đô thị thời kỳ đổi mới

Song song với việc tái hiện ký ức về vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội xưa, các tác giả viết về Hà Nội cũng hướng ngòi bút của mình đến vẻ đẹp của đời sống đô thị thời kỳ đổi mới. Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945, từ một thành phố tiêu thụ hàng hóa, quy mô nhỏ, nền công nghiệp chỉ với một vài cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, đời sống vật chất và tinh thần còn rất khó khăn thì Hà Nội ngày nay không chỉ là Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, kinh tế và giao lưu quốc tế, mà còn là một đô thị lớn, phát triển theo hướng đa hệ, văn minh và hiện đại.

Sự biến đổi của bộ mặt đô thị mới có những tác động tích cực không thể chối bỏ. Các tác giả viết về Hà Nội là những người trực tiếp quan sát sự biến đổi không ngừng nghỉ của Hà Nội. Điều này không mâu thuẫn với sự trân trọng ký ức về vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội xưa, trái lại, sự hồ hởi đón nhận những vang động mới từ phát triển của Thủ đô là cách tiếp cận vẻ đẹp của Hà Nội với những phông nền đa sắc. Như khẳng định của Nguyễn Minh Hòa khi nhận định về sự chấp nhận này: “Những quốc gia bị ảnh hưởng bởi

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 38

Nho giáo như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam thường có truyền thống bảo thủ cũng phải thừa nhận và chấp nhận phần quốc tế hóa này trong đời sống đô thị như một thứ tất yếu và không thể cưỡng lại được như một quy luật Nhân - Quả biện chứng” [8; 65].

Nguyên nhân của quá trình tiếp nhận này dựa trên chính đặc điểm của Hà Nội. Theo nghiên cứu của Đỗ Hương Thảo: “Thăng Long - Hà Nội tuy là đô thị trung đại Việt Nam tiêu biểu nhưng vẫn gắn bó chặt chẽ với nông thôn nên quá trình hình thành đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ không thuần nhất. Điều này vừa là thuận lợi, vừa là hạn chế cho văn hóa và lối sống của cư dân Thăng Long - Hà Nội” [8; 307].

Sự biến đổi của bộ mặt đô thị Hà Nội trong các sáng tác phải nhắc đến đầu tiên là chợ Đồng Xuân. Hà Nội nổi tiếng là đất Kẻ Chợ, trung tâm buôn bán xưa của cả nước. Nguyễn Việt Hà cũng từng khẳng định trong Con giai phố cổ: “Chẳng biết cổ thì oách hơn cũ ở chỗ nào, chỉ biết con giai ở những phố mang tên Hàng… là đương nhiên đặc sản sang trọng nhất Kẻ Chợ. Đám lóc nhóc đang lớn ấy tuổi khoảng từ mười sáu đến hai mươi và cho đến bây giờ vẫn hầu hết là con nhà buôn bán” [12; 25].

Kẻ Chợ xưa có sự biến đổi đột ngột khi có sự xuất hiện của chợ Đồng Xuân. Đồng Xuân như bước dạo đầu của biến đổi thị trường buôn bán, tập trung và hiệu quả. Nhưng bộ mặt đô thị Hà Nội thời kỳ đổi mới không chỉ dừng ở chợ Đồng Xuân, những siêu thị mới với sự đa dạng mặt hàng, giá cả ưu đãi là dấu ấn mới cho chợ Hà Nội. Đỗ Phấn đã nhận diện bước biến đổi mạnh mẽ này trong Chợ: “Đô thị ngày một phát triển dài rộng mãi ra. Những cái chợ cửa ô dần biến mất vào trung tâm để trở thành những siêu thị, những cao ốc cho thuê văn phòng. Đó là việc tất yếu. Như đứa trẻ con thành phố học hết lớp 12 là cứ nhiễm nhiên phải học lên lớp trên” [33; 67].

Bộ mặt chợ Hà Nội biến đổi nhanh và có sức hút đáng kinh ngạc đến mức Nguyễn Trương Quý phải thốt lên: “Anh chị có nhớ cái ngày mà siêu thị

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 39

Metro khai trương không? Cái ngày mà khiến cho cả Hà Nội phát sốt, phát rét cho tận mấy tháng sau nữa. Nói ra thì bảo là quá đáng, nhưng nhớ lại mà xem, Hà Nội năm 2004 mà phải chen lấn xếp hàng hơn bao cấp, họ cãi cọ giành giật một chỗ để xe” [39; 106]. Ngôn ngữ được Nguyễn Trương Quý sử dụng trong tác phẩm của mình hiện rõ sự hồ hởi, hân hoan khi bắt gặp những thay đổi của đô thị mới. Những tình thái từ “ôi”, “chao ôi” được sử dụng với mật độ dày đặc. Nó thể hiện sự choáng ngợp trước đổi thay nhanh chóng của đô thị hiện đại. Chợ là bộ mặt thể hiện sự phát triển kinh tế của một đô thị. Sự biến đổi của chợ Hà Nội mang dấu ấn trong đổi mới về kinh tế hàng hóa. Hà Nội ngày nay đã và đang chuyển mình và luôn sẵn sàng đón nhận những thay đổi theo hướng tiện ích, phù hợp với không gian đô thị mới.

Ngoài chợ, nơi tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa thể hiện sự năng động của đô thị thời kỳ đổi mới còn là sự thay đổi của phương tiện giao thông với đầy đủ những phát triển, vận động không ngừng. Điểm qua trang sách của các tác giả viết về Hà Nội nói chung và các tác giả được lựa chọn nói riêng, chúng ta có thể thấy bộ mặt phương tiện giao thông của Hà Nội có sự thay đổi mạnh mẽ. Phương tiện giao thông trước đây của Hà Nội có xe kéo, xe ngựa, đến cuối thế kỷ XIX có sự xuất hiện của xe đạp: “Từ đầu thế kỷ XX đến cuối những năm 1930, xe đạp ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc hầu hết là xe sản xuất ở nước ngoài với giá thành khá cao so với thu nhập của tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Các nhà tư sản trong nước dù đã nhận ra xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chiếm vị trí số một của Hà Nội, nhưng đến đầu những năm 1940 họ mới đủ lực và nắm bắt được công nghệ nên mới đầu tư để cạnh tranh với xe nhập” [44; 40].

Tiếp sau sự xuất hiện xe đạp là một bước thay đổi lớn trong phương tiện đi lại khi xuất hiện những chiếc xe máy đầu tiên ở Hà Nội mang nhãn hiệu Hertal sản xuất tại Bỉ. Xe máy trải qua bao thăng trầm, dần trở thành phương tiện giao thông cơ giới tiện lợi và được sử dụng rộng rãi: “Bây giờ ở Hà Nội, phải nói là trên trời, dưới xe máy. Dân có tiền lại thích chơi rước về

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 40

xe phân khối lớn giá vài chục nghìn đô la. Hà Nội mới thành lập câu lạc bộ xe Harley với 59 thành viên, chiếc xe đắt nhất có giá tới 80.000 USD, khiến dân chơi mô tô mấy nước trong vùng phải lè lưỡi lắc đầu” [44; 231].

Cùng với sự xuất hiện của xe đạp và xe máy, ô tô cũng có mặt rất sớm ở Hà Nội: “Năm 1886, Hà Nội có hai chiếc xe bốn bánh, một chiếc thùng gỗ kiểu Malabar de Colombo (một loại xe của Ấn Độ) của Hội truyền giáo để giám mục Hà Nội Puginier đi lại và chiếc thứ 2 kiểu Victoria của viên chỉ huy Henri Riviere” [44; 94]. Sự bùng nổ ô tô trong thời kỳ đổi mới ngày càng gia tăng và phát triển. Ô tô có mặt ở khắp mọi nơi trên đường phố Hà Nội, trở thành phương tiện giao thông tượng trưng cho sự giàu sang và thịnh vượng của đô thị phát triển: “Vài năm trở lại đây, số lượng xe tư nhân đăng ký tăng lên từng ngày. Theo thống kê của một tạp chí ô tô, hiện Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có khoảng 100 mẫu xe của gần 20 hãng trên thế giới. Vào các buổi tối, quán cà phê lịch lãm dưới mái hiên của khách sạn Metropole (ngã 3 phố Ngô Quyền - Lê Phụng Hiểu) không đông như các quán khác nhưng đa phần khách trẻ tuổi. Họ là chủ của những chiếc xe Bentley, Audi Q7, X6, Lamborghini,… giá vài tỷ đồng trở lên, đỗ bên đường.” [44; 103]. Trong những trang sách của Nguyễn Ngọc Tiến, Hà Nội hiện lên với sự thay đổi nhanh chóng của bộ mặt đô thị. Tác giả cho thấy sự tỉ mỉ của mình trong việc sử dụng những tư liệu biết nói không chỉ trên văn bản mà còn qua những câu chuyện góp nhặt từ nhân chứng lịch sử đã trải qua quãng thời gian ấy. Nguyễn Ngọc Tiến xây dựng một cách nhìn riêng của một nhà khảo cứu cần mẫn và ưa thích sự tìm tòi. Những con số tư liệu qua trang văn của ông biến thành câu chuyện gần gũi và thực tế với cuộc sống Hà Nội hiện đại. Cách nhìn đặc biệt của tác giả đem đến cho người đọc góc nhìn cụ thể về sự vận động của đô thị Hà Nội. Không chỉ có vậy, người đọc cũng cảm nhận được những tình cảm sâu sắc của nhà văn với mảnh đất Kinh kỳ. Từng câu chuyện nhỏ được Nguyễn Ngọc Tiến xây dựng thành chuỗi hệ thống giúp người đọc khám phá mọi ngõ ngách của Hà Nội. Phải là người có tình cảm với mảnh đất

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 41

nghìn năm văn hiến, tác giả mới có thể viết lên những câu chữ “mắc nợ” với Hà Nội đến như vậy.

Cùng với sự đổi mới của phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện giao thông công cộng cũng có bước đổi mới mạnh mẽ. Có thể điểm qua các loại phương tiện được thay đổi chóng mặt: từ xe ngựa, xe tay, xích lô, tàu điện đến xe bus, tàu hỏa, máy bay… Phương tiện giao thông công cộng giúp Hà Nội như gần gũi hơn trong những chuyến đi: “Con tàu đã mang hơi thở, sự sống cho bao người, từ toa chờ khách sơn đỏ, có hai dãy ghế dài, đến toa đen kín bưng, chở trâu bò, toa đĩa không mui chở đá, chở gỗ, có khi còn có vải bạt che kín bịt bùng chở gì bí mật ở trong. Ngọn đèn đỏ ở sau toa cuối, cái biển tròn màu đỏ thay cho ngọn đèn ấy… cũng thành niềm vui của bao người nhờ nhà ga, nhờ con tàu mà sống. Từ ngày con đường sắt xuyên Việt được phục hồi, đúng nó là hai sợi dây đàn bắc qua hàng vạn nhịp sắt, phím gỗ, để rung lên nhịp tơ lòng của miền Bắc gọi miền Nam, miền Nam chờ miền Bắc… Những phím đàn ấy hòa âm sum họp, chan hòa, mong nhớ…” [41; 69]. Đọc những trang sách viết về Hà Nội của Nguyễn Ngọc Tiến, độc giả được lật giở từng trang chân thật nhất về đời sống của người và đất Hà Nội. Tác giả viết đơn giản nhưng có hệ thống; không màu mè, kiểu cách mà người đọc vẫn thấy rất cuốn hút. Nguyễn Ngọc Tiến là một nhà báo, nhà nghiên cứu, nên cách tiếp cận vấn đề có lợi thế mang tính rộng mở và bao quát. Tác giả nhìn nhận sự đổi mới của Hà Nội với đầy đủ những phương diện về con người, cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị… Những trang viết của Nguyễn Ngọc Tiến thực sự đã mở ra cách tiếp cận mới về Hà Nội, rất khác với các tác giả thế hệ trước cũng như đương thời. Nếu như Vũ Bằng, Băng Sơn trong các tản văn của mình thường lựa chọn cách tiếp cận Hà Nội dưới góc nhìn cá nhân của người trực tiếp sống ở Hà Nội thì Nguyễn Ngọc Tiến chủ yếu dựa trên kiến thức khảo cứu có chọn lọc từ đó xây dựng cách nhìn về Hà Nội. Những đánh giá của Nguyễn Ngọc Tiến vì thế thường thiên nhiều về yếu tố khoa học, sự đón nhận Hà Nội đổi mới với những góc nhìn có tính quy luật.

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 42

Trong sáng tác của mình, Nguyễn Ngọc Tiến thường sử dụng cấu trúc câu “Từ A đến B” khi đặt nhan đề. Điều này giúp nhấn mạnh sự thay đổi mang tính đột biến không chỉ ở phương tiện giao thông mà còn nhiều lĩnh vực khác trong bộ mặt đô thị thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, cấu trúc này giúp người đọc nhận diện quá trình thay đổi của bộ mặt đô thị Hà Nội, nó diễn ra chừng mực, theo lộ trình mà không hề đột ngột:

STT Tên nhan đề

1 Từ xe ngựa công cộng đến tàu điện 2 Từ xe tay đến xích lô

3 Từ đồ ta đến đồ Tây 4 Từ xoa bóp đến tẩm quất

5 Từ Đặng Huy Trứ đến Dieulefils và… 6 Từ sân đình tới rạp hát

7 Từ nước giếng đến nước máy 8 Từ phú gia đến tư sản

9 Từ Mơ cơm đến Hàng Cơm 10 Từ nhà trọ đến khách sạn hứa 11 Từ thuốc lào đến thuốc lá

Bộ mặt đời sống đô thị Hà Nội hiện đại còn thể hiện ở việc xuất hiện của những giá trị vật chất mới. Đó là sự vươn lên không ngừng của công nghệ thông tin khi “mười năm qua, tiến bộ về internet và các dịch vụ trên mạng đã phát triển không ngừng” [39; 25] tạo nên những giá trị mới của mạng xã hội. Đó là cơ tầng những giá trị mới như cửa hàng ăn nhanh, câu chuyện công sở,

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 43

thời trang, truyền hình, điện ảnh, nhà nghỉ, du lịch… và những khái niệm mới của đô thị được tích lũy. Sống trong đô thị hiện đại, con người được tiếp xúc với những giá trị mới, tạo nên những cảm nhận riêng: “Như tôi, cơ quan mới nằm bên kia đường, đối diện cơ quan cũ! Hai nơi đều dùng bàn Xuân Hòa, màn hình LG và điều hòa hiệu Panasonic lạnh phát sốt” [39; 188].

Đời sống đô thị hiện đại không chỉ thể hiện ở những giá trị vật chất, mà còn thể hiện ở chính những con người sống ở Hà Nội. Con người đô thị trong sáng tác của các tác giả là những khuôn hình khác nhau của bộ mặt đô thị hiện đại. Trước hết, trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà là những câu chuyện xảy ra với những người đô thị ở thập niên đầu thế kỷ 21, chủ yếu ở một Hà Nội loay hoay định nghĩa bản sắc, như chuyện bát bún ngon pha tạp lắm thứ để chiều khách, như cánh đàn ông vật lộn khẳng định tư cách nam nhi trong xã hội đô thị: “Ăn sáng ở đám đàn ông công chức trung lưu thường là các quán cà phê máy lạnh đề thêm chữ Internet làm gia vị cho chữ Breakfast. Đa phần là món khô (món chan nước cũng nhiều nhưng khó nuốt, về độ tinh tế thì thua xa các gánh ngoài đường), hoặc bánh mì patê trứng ốplết kiểu Tây, hoặc bánh bao há cảo hủ tíu trộn kiểu Tàu, hoặc bánh cuốn xôi trắng thịt kho thêm giò chả kiểu ta” [12; 30]. Bằng mạch viết hài hước nửa tin nửa ngờ, Nguyễn Việt Hà không theo đuổi một chân lý nào, mặc dù dẫn dụ rất nhiều sách vở, người đọc có thể hoang mang và loay hoay với những lời đùa bỡn nhưng rất tỉnh: “Tóm lại, cạc là bộ phận không thể thiếu ở những đàn ông quý phái sang trọng yêu giao tiếp. Trao cạc của mình cho người khác, nhất là người phụ nữ thì luôn là hành vi văn hóa mang tính vừa tin tưởng, vừa lịch sự” [12; 43].

Tản văn của Nguyễn Việt Hà níu giữ chân người đọc lâu hơn, bắt họ nghĩ sâu hơn là nhờ những tự vấn về đạo đức, về sự tồn vong của mỗi cá thể trong cộng đồng, về cái đẹp, cái tốt và lo âu về sự mỏng manh của chúng. Đây cũng là điều dễ bắt gặp ở hình ảnh con người đô thị hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Trương Quý. Tản văn Trương Quý có những đặc sắc nhất

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 44

định khi tiếp cận thế giới của con người đô thị trên lĩnh vực mạng xã hội: “Sự phát đạt của ngành dịch vụ hội thoại trực tuyến cho thấy điều kì lạ của con người chúng ta: ảo hóa con người mình để vào mạng, quanh quẩn mãi internet rồi lại thấy mình cô độc, bèn đẻ ra chat chít tìm nhau, xong rồi lại tìm cách thực hóa nhau” [39; 26]. Nguyễn Trương Quý cho thấy sự hồ hởi trong việc tìm kiếm hình ảnh của con người đô thị hiện đại: “Lần cuối cùng anh để ý thấy vợ mình cầm thứ gì đó trên tay, không phải hóa đơn điện nước hay giấy học phí của con là khi nào? Cái gì khiến chị chú tâm vào chỉ sau

Một phần của tài liệu Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn hà nội (qua sáng tác của nguyễn việt hà, đõ phấn, nguyễn trương quý (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)