Ngôn ngữ giọng điệu

Một phần của tài liệu Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn hà nội (qua sáng tác của nguyễn việt hà, đõ phấn, nguyễn trương quý (Trang 68 - 69)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Ngôn ngữ giọng điệu

Một giọng điệu chỉ thâm nhập vào trong tác phẩm thông qua tri giác tưởng tượng của người đọc; vì vậy, trừ khi văn bản khởi thuỷ là một truyện truyền miệng hoặc được trình diễn trong bối cảnh đọc cho nhiều người nghe, giọng điệu đúng ra là một cấu trúc hướng đến độc giả. Trong mô hình trần thuật học cổ điển, giọng điệu chủ yếu gắn với giọng điệu người kể chuyện. Trên cơ sở này thì: Giọng điệu thuộc văn bản hoặc trong văn bản là những giọng điệu của người kể chuyện (tức “giọng điệu trần thuật” của văn bản) và của các nhân vật.

“Giọng điệu (tiếng anh: tone) là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay chấm biếm…”. “Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả”. Người đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 65

ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn”

Dù chưa một lần đến với Hà Nội nhưng nếu đã cùng đọc và trải nghiệm với bốn tác giả qua bốn tản văn viết về Hà Nội chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được khá trọn vẹn về một Hà Nội với đầy đủ âm thanh, hương vị, con người và cảnh vật nơi đây. Các tác giả đều bộc lộ nỗi niềm đau đáu với Hà Nội qua biết bao thăng trầm của thời gian, qua từng giai đoạn lịch sử với những đổi thay không ngừng. Mỗi người một giọng điệu khác nhau: đó là giọng hoài niệm trữ tình trong Hà Nội thì không có tuyết của Đỗ Phấn, giọng suy tư, triết lý trong Đi ngang Hà Nội của Nguyễn Ngọc Tiến, giọng trào lộng trong Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà và Nguyễn Trương Quý lại đầy dí dỏm, hài hước trong Ăn phở rất khó thấy ngon, song tất cả đều mang đến cho người đọc những cảm nhận rất rõ nét về Hà Nội xưa và nay cũng như thể hiện cảm hứng, thái độ, suy nghĩ tình cảm, của các tác giả khi nhìn nhận và viết về Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn hà nội (qua sáng tác của nguyễn việt hà, đõ phấn, nguyễn trương quý (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)