5. Cấu trúc luận văn
1.2. Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến và Nguyễn Trương Quý
Trƣơng Quý trong góc nhìn văn chƣơng viết về Hà Nội thời kỳ đổi mới
Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.130.000 người (thống kê của thành phố Hà Nội năm 2012). Mật độ trung bình 2.14 người/m2. Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời kỳ
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 27
đổi mới. Bước phát triển ấy được cập nhật trong mỗi tác phẩm khi viết về Hà Nội.
Hình ảnh Hà Nội hiện đại và cuốn hút hiện lên trong nhiều tác phẩm của các nhà văn. Với Băng Sơn, từ quang cảnh đến âm thanh, mùi vị của Hà Nội đều được miêu tả chi tiết qua ngòi bút của ông trong các tác phẩm như:
Có một Hà Nội âm, Thú ăn chơi của người Hà Nội, Hà Nội rong ruổi quẩn quanh… Hà Nội cũng hiện ra đầy màu sắc, qua góc nhìn của Tế Hanh với
Hà Nội và hai ta, Gặp xuân ngoại thành, Hồ Thiền Quang; Tô Hoài với
Người ven thành, Lăng Bác Hồ, Chuyện cũ Hà Nội; Nguyễn Khải với Một người Hà Nội…
Trong âm điệu chung ấy, Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến và Nguyễn Trương Quý nổi bật là những cây bút có cách khai thác mới về thủ đô. Hà Nội dưới trang viết của các tác giả hiện lên đầy màu sắc của đô thị đang đổi mới với những tích cực và tiêu cực xuất phát từ nội tại.
Đỗ Phấn sinh năm 1956 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1980 và từng giảng dạy mỹ thuật tại Khoa Kiến trúc, Đại học Xây dựng Hà Nội (1980 - 1989). Ông là tác giả của các tập tản văn: Chuyện vãn trước gương (2005), Ông ngoại hay cười (2011), Phượng ơi (2012), Hà Nội thì không có tuyết (2013); các tập truyện ngắn: Kiến đi đằng kiến, Đêm tiền sử
(2009); và các tiểu thuyết: Vắng mặt (2010), Chảy qua bóng tối, Rừng người
(2011), Gần như là sống, Con mắt rỗng (2013). Hình dung về con người và những trang văn của Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà có khái quát: “Anh như lão cao bồi già lang thang, đi đi về về trên những đoạn phố cũ. Nơi ấy thấp thoáng bóng dáng dăm ba tay công chức, những biệt thự dở dang bảng lảng trong chiều muộn - một không gian đậm chất Hà thành” [51].
Trong cảm nhận của cá nhân tác giả, Hà Nội là sự giằng co giữa ý thức truyền thống và đổi mới, không ít người cảm thấy lạc lõng giữa nơi mình đang sinh sống: “Trong bối cảnh khác xưa, con người cũng phải mới lên để
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 28
bắt kịp nhịp sống mới. Ở những trang viết của mình, tôi sẽ đi vào khai thác sự giằng co giữa một bên là ý thức gìn giữ truyền thống và một bên là thôi thúc đổi mới. Con người làm sao để sống tốt, để cân bằng hai trạng thái ấy? Trong quá trình tranh đấu đó, chắc hẳn, không ít người sẽ mang cảm giác “lạ phố, lạc phố” [51].
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến sinh ra và lớn lên ở vùng ven nội thành Hà Nội (hiện nay thuộc khu phố Vọng, quận Hai Bà Trưng). Ông hiện đang là phóng viên báo Hà Nội mới và là tác giả của các tác phẩm Phần mềm tình yêu
(2006), 5678 bước chân quanh Hồ Gươm (2008), Đi dọc Hà Nội (2011) và Đi ngang Hà Nội (2011). Sinh ra ở Hà Nội, sống ở Hà Nội nhưng rất ít người biết ai là người xây Tháp Rùa, đào Nhật Tân có từ bao giờ, rạp chiếu phim xuất hiện ở Hà Nội từ khi nào? Đi dọc Hà Nội, Đi ngang Hà Nội giúp chúng ta có câu trả lời cho những câu hỏi ấy. Đọc những trang sách viết về Hà Nội của Nguyễn Ngọc Tiến, độc giả như được lật giở từng trang chân thật nhất về đời sống của người và đất Hà Nội. Tác giả viết đơn giản nhưng có hệ thống; không màu mè, kiểu cách mà người đọc vẫn thấy rất cuốn hút.
Nguyễn Việt Hà sinh năm 1962 tại Hà Nội. Ông là một gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại. Các tiểu thuyết Cơ hội của Chúa
(1999), Khải huyền muộn (2003); tập truyện ngắn Của rơi (2004); tạp văn Nhà văn thì chơi với ai (2005), Mặt của đàn ông (2008), Đàn bà uống rượu
(2010), Con giai phố cổ (2013) đều gây được sự chú ý của độc giả. Một số tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng nước ngoài.
“Hà Nội thật ra chẳng của riêng ai. Nhưng trong từng người, Hà Nội lại có từng ý riêng, cách nhìn và tình cảm riêng với mảnh đất này” - Nguyễn Việt Hà trả lời khi được hỏi “Hà Nội của Hà là gì?”. Với Nguyễn Việt Hà, Hà Nội đâu chỉ là quê hương, là nơi gắn bó về tâm hồn, mà còn là một đề tài cho các sáng tác: “Hà Nội là một đề tài miên viễn, thời thượng. Tôi may mắn khi viết về đời sống thị dân ở đây” [52].
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 29
Trong các tác phẩm của Nguyễn Việt Hà, nhất là trong tiểu thuyết mới Ba ngôi của người, Hà Nội hiện lên xấu xí, nhốn nháo. Tác giả viết: “Nhà nghỉ nhiều nhan nhản đã làm cho Hà Nội trở nên một con đĩ thập thành”; “Hà Nội bây giờ thì buồn quá, nó không quá nghèo nhưng vô đạo và ít học”; hay “Thành phố đang loay hoay tha hóa”. [52]
Nguyễn Trương Quý cũng như Đỗ Phấn xuất phát điểm không phải là người theo sáng tác chuyên nghiệp. Tác giả tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, nhưng niềm đam mê và sự ám ảnh của văn chương đã thôi thúc anh bước vào nhịp điệu văn học nghệ thuật. Người đọc Trương Quý rất dễ nhận ra văn phong của anh. Ngay ở cách đặt tựa Trương Quý đã có cách nhìn riêng với các nhà văn cùng thời. Mỗi tên tựa là một khám phá, rất thời sự, dí dỏm, trần trụi nhưng không hề thiếu chất lãng mạn của văn chương. Đã có ít nhất ba tập tản văn được in ra đó là: Tự Nhiên như người Hà Nội, Hà Nội là Hà Nội, và Ăn phở rất khó thấy ngon. Nguyễn Trương Quý là đại diện cho người trẻ sáng tác về Hà Nội với cách nhìn nhận mới có sự khác biệt tương đối với các tác giả khác. Dù sao, cách nhìn của người trẻ vẫn luôn đổi mới và thú vị theo “cá tính” thời gian.
Tiểu kết: Hà Nội là đề tài mà những người nghệ sĩ của nhiều thời đại theo đuổi. Màu sắc của chốn Kinh kỳ hoa lệ luôn tươi mới trong những trang viết với đầy đủ cung bậc sắc thái. Hà Nội trong suốt chiều dài 1000 năm lịch sử, có sự thay đổi của cảnh quan, con người, địa vật nhưng cái hồn của cốt thu hút đặc biệt của trung tâm ý thức hệ luôn được giữ gìn. Nhìn về Hà Nội là nhìn về một kiểu, mẫu trung tâm, được trân trọng và bảo lưu qua nhiều thế hệ. Những nghệ sĩ khi sáng tác về Hà Nội luôn muốn đào sâu, tìm tòi những góc cạnh này. Hà Nội từ Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn đến Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân và những tác phẩm đương đại khác đều chung một nhịp đập “trái tim của cả nước”.
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 30
Góc nhìn Hà Nội, một đô thị đổi mới của các nhà văn đương đại có những đóng góp riêng cho văn chương viết về Hà Nội. Đó là góc nhìn của giới trẻ, của những sắc thái đương thời mang tính cập nhật về sự biến đổi của Hà Nội. Hà Nội thay đổi nhanh, mạnh, Hà Nội không chỉ còn là trái tim của cả nước mà đã hòa kết với những thành phố lớn trên thế giới. Với văn chương viết về Hà Nội, mỗi nhà văn đương đại có cách nhìn riêng, đặc biệt khi khai thác thể loại tản văn, cách nhìn ấy càng trở nên nổi bật: Băng Sơn thương cái hoài cổ, Đỗ Phấn giùng giằng giữa cái đổi thay, Nguyễn Việt Hà đau cái xô bồ, cái nhìn khảo cứu của Nguyễn Ngọc Tiến, cái nhìn hóm hỉnh, rộng mở của Trần Chiến và tầm nhìn đô thị trẻ của Nguyễn Trương Quý.
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 31
CHƢƠNG 2
BỨC TRANH ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ TRONG TẢN VĂN VIẾT VỀ HÀ NỘI
2.1. Ký ức về vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội xƣa
Bức tranh đời sống đô thị trong tản văn viết về Hà Nội có sự “ngoái lại” về ký ức ngàn năm của Hà Nội xưa. Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa “Ký ức” là: “Quá trình tâm lý phản ánh lại trong óc những hình ảnh của sự vật đã tri giác được hoặc những tư tưởng, tình cảm, hành động về những sự vật đó” [36; 669].
Quá trình tri giác được tích tụ qua lăng kính chủ quan của người viết với hình ảnh về Hà Nội. Hà Nội là vùng đất được người Việt khai thác từ rất sớm. Vào thời kỳ đồ đá, phần lớn vùng Hà Nội vẫn còn chìm trong nước. Chỉ có khu vực gò Cây Táo ở làng Triều Khúc là nhô lên trên mặt nước biển, tại nơi này người ta đã tìm thấy những dấu vết của con người vào đầu thời kỳ đồ đá cũ, đặc biệt là những mảnh đá mài và những mảnh công cụ. Sau khi nước biển rút đi, con người bắt đầu đến sinh sống ở khu vực Phúc Thọ, cái nôi nền văn hóa Phùng Nguyên (2000 - 1500 tr.CN) [35; 14]. Hà Nội vắt mình qua những thăng trầm của lịch sử, biến đổi từng ngày, từng giờ, nhưng những gì nổi bật đã tồn tại là nét ký ức được lưu giữ trong quá trình phát triển của những người trực tiếp sống, làm việc tại mảnh đất ngàn năm văn vật.
Như vậy, vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội xưa là những góc hình của văn hóa, con người, xã hội, kiến trúc xưa cũ được bảo tồn, lưu giữ qua quá trình hình thành, phát triển. Mỗi hình ảnh của sự vật được tri giác là ký ức không thể quên lãng, là dấu ấn của Hà Nội trong quá trình phát triển.
Ký ức về vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội được phản ánh trực tiếp thông qua kiến trúc cổ của Hà Nội. Người đọc không khó để nhận diện cơ tầng văn
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 32
hóa kiến trúc được các tác giả miêu tả với những nét trân trọng, hoài cổ: “Hà Nội đã từng có một thẩm mĩ kiến trúc đặc sắc với những ngói nâu tường trắng, cửa bức bàn và những chiếc đấu đầu hồi vuông vức chắc khỏe đầy chất tạo hình. Đó có lẽ cũng là chuẩn mực thẩm mĩ kiến trúc đầu tiên và duy nhất mang tính cộng đồng tự giác của đô thị”. Hay rộng hơn, người đọc có thể hình dung ra một Hà Nội được nhìn từ bốn phía đã được thu gọn vào tầm mắt của tác giả: “Đầu những năm sáu mươi thế kỷ trước, nếu đi từ phía tây mà về Hà Nội, một cột mốc quan trọng khiến ai cũng phải lựa chọn cho định hướng của mình. Đó là hai chiếc ống khói của nhà máy gạch Đại La ở cuối đường Cát Linh. Một biểu tượng hiền hòa chất phác và kiêu hãnh của nền văn minh gạch máy đầu thế kỉ trước. Nếu từ hướng đông về, hẳn điểm mốc đầu tiên khi gặp Hà Nội phải là cây cầu Long Biên. Nó là điểm cao nhất có thể nhìn thấy khi cách Hà Nội vài chục cây số. Từ hướng nam nhìn vào thủ đô tương đối bằng phẳng. Chỉ có thể phát hiện ra cái két nước ở khu tập thể Kim Liên khi đã đến rất gần. Về từ hướng bắc là hai chiếc cột điện bắc qua sông Hồng mãi trên Chèm Vẽ. Lúc ấy chưa nối liền với thành phố. Vẫn còn là một vùng quê thuần nông ngô lúa...” [33; 135, 136].
Qua các tác phẩm được khảo sát, có thể nói kiến trúc được nhắc đến nhiều nhất, gắn liền với ký ức về Hà Nội cổ và xưa là khuôn viên kiến trúc Hồ Gươm. Hầu hết các tác giả khi viết về Hà Nội, đều nhắc đến địa danh Hồ Gươm với những góc tiếp cận khác nhau. Nguyễn Ngọc Tiến khai thác dựa trên những cứ liệu lịch sử về đền Ngọc Sơn: “Hiện không có tài liệu nào ghi chính xác chúa Trịnh Giang xây cung Khánh Thụy trên núi Ngọc năm nào. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Phúc, cung được xây vào năm 1739. Họ Trịnh suy vong, Lê Chiêu Thống đã trả thù bằng cách đốt cung vào năm 1786. Sang thế kỷ XIX, một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thụy. Năm 1843 chùa lại đổi thành đền, thờ Văn Xương, Trần Hưng Đạo và Quan Vũ (một danh tướng thời Thục Hán - Trung Quốc)”[44; 333].
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 33
Trong khi đó, họa sĩ Đỗ Phấn tập trung vào kiến trúc của Tháp Rùa với những khám phá đặc biệt: “Tháp Rùa tồn tại bởi lý do thẩm mĩ là chính. Vẻ đẹp của nó rất khó gọi tên. Không phải thứ thẩm mĩ rạch ròi Đông Tây Kim Cổ của kiến trúc. Cũng không phải vì kích thước áp đảo của một tòa cao ốc. Lại càng không phải di tích lịch sử gắn liền với những chiến công hiển hách của tiền nhân. Đơn giản, nó chỉ như một nét chấm phá tuyệt diệu vào đúng cái nơi cần có trong khung cảnh mênh mang nước hồ Lục Thủy” [33; 221].
Có thể nhận thấy cùng khai thác ký ức vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội xưa nhưng trong sáng tác của các nhà văn được khảo sát có cái nhìn trân trọng và thể hiện niềm tin gắn bó với thực tại, trong khi đó các nhà văn lớp trước thường gắn bó với những kỉ niệm vang bóng một thời. Giữa mênh mang sóng nước Hồ Gươm, Băng Sơn chọn cho mình góc nhìn mới nhưng không tách dời dòng chảy ký ức. Với tác giả, Hồ Gươm là nơi gắn bó với hàng cây trùm bóng xuống mặt nước xanh rêu: “Có thể gọi các loài xanh cây lá quanh Hồ Gươm là một đặc sản Hà Nội chăng? Nó không thể thiếu, nó đã đi vào hồn người nhiều thế hệ, dù bạn là nhạc sĩ tài hoa, nhà nhiếp ảnh kì tài, hay chỉ là người bình dị hằng ngày bươn chải…”[41; 59]. Hay những người đã xây dựng cho Hà Nội những nét đẹp trong văn hóa ứng xử, tri thức và tính cách Hà Nội: “Có nơi nào nhiều danh sĩ như Hà Nội? Cao Bá Quát nhà ở phố Đình Ngàng, Phạm Đình Hổ cư ngụ nơi phường Hà Khẩu (Hàng Buồm), cả đến người tung bút gió mưa viết nên bản tuyên ngôn đầu tiên “Nam quốc sơn hà nam đế cư…” là Ngô Tuấn - Lý Thường Kiệt cho đến một Ức Trai hào hùng trong “Bình ngô đại cáo”, mà chứng tích còn ghi trong câu thơ “góc thành Nam lều một gian…”[41; 24]. Đọc Băng Sơn mô tả, có nhắm mắt cũng hình dung ra được khung cảnh, sự việc và sự vật. Có nhiều sự trùng lập trong lối mô tả của ông từ bài viết này qua bài viết khác, chứng tỏ tác giả đã “hiểu” Hà Nội như chính lòng bàn tay mình. Ông viết về Hà Nội như đóng đinh vào trí nhớ người đọc một cách tinh tế và dạt dào yêu thương. Qua đây có thể thấy rõ, ký ức về vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội trong sáng tác của các tác giả là sự
LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 34
hoài niệm nhưng không u hoài. Ký ức ấy tồn tại trong nếp nghĩ của một thế hệ nhưng vận động và tìm ra hướng đi phát triển. Ký ức về vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội trong sáng tác của họ vẫn tạo dựng được sự kết nối với thực tại, sự phát triển gắn liền với nhịp đập của đô thị trẻ. Trong cách nhìn của các tác giả, ký ức về vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội hiện lên đầy rõ nét, mang sự kết nối với hiện thực. Ký ức ấy là cầu nối của Hà Nội cổ xưa với Hà Nội hiện đại đang vận động và không ngừng phát triển.
Vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội xưa còn hiện lên trong ký ức của các tác giả bằng tiếng leng keng tàu điện: “Chuyến tầu đầu tiên trong ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng. Từ Mơ lên Bờ Hồ toàn các bà mang rau lên chợ Hàng Bè hay Đồng Xuân. Khách đi tầu tuyến vào Hà Đông, đa phần là sinh viên Tổng hợp hay Đại học Ngoại ngữ, Kiến trúc. Chuyến ra thường là các bà thu mua