Trong văn học kháng chiến

Một phần của tài liệu Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn hà nội (qua sáng tác của nguyễn việt hà, đõ phấn, nguyễn trương quý (Trang 27 - 30)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.3. Trong văn học kháng chiến

Ngày 2/9/1945, giữa Ba Đình đầy nắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đất nước còn non trẻ, lại phải đối mặt với thù trong giặc ngoài, thực dân Pháp quyết trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cả nước tập trung cho kháng chiến trường kỳ, trải qua kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ. Văn chương viết về Hà Nội cũng hòa chung nhịp đập đất nước.

Ở cuộc kháng chiến chống Pháp, Hà Nội trong những trang văn chương là không khí ngút trời của tinh thần lạc quan, lên đường chiến đấu, hi sinh cho Thủ đô, cho đất nước. Các tác giả nổi bật có thể kể đến là Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Chính Hữu, Kim Lân, Nguyên Hồng, Vũ Cao…

Nguyễn Đình Thi là cây bút nổi bật trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Hà Nội trong các tác phẩm của ông như cuốn lịch sử bằng văn chương về Hà Nội. Trong các cuốn tiểu thuyết Xung kích, Vỡ bờ, Mặt trận trên cao, kịch Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Tiếng sóng, Giấc mơ… tác phẩm nào của ông cũng có hình bóng những người thanh niên của vùng đất ngàn năm văn vật. Trong tác phẩm của Nguyễn Đình Thi, Hà Nội xuất hiện với những đổ nát trong ngày đầu của cuộc kháng chiến, vất vả, đau thương:

Bức tường đầy vết đạn Ôm bóng tối đổ nghiêng

...Hà Nội nát người trong gai sắt Máu chảy hồng tươi bất khuất

(Hà Nội đêm nay)

Tiếp xúc với nhiều bài thơ của Nguyễn Đình Thi như các bài Không nói, Mưa xuân, Nhớ, Bài thơ viết cạnh đồn Tây, chúng ta không sao quên được hình ảnh một lớp thanh niên Hà Nội, những người con trai trên đường ra

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 24

trận, những người con gái bồi hồi xúc động muốn chia xẻ với người yêu của mình mọi gian nan vất vả. Những chiến sĩ trong buổi đầu nhận nhiệm vụ mang hơi thở của Hà Nội trong đó:

Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may.

(Đất nước)

Đọng lại trong tâm trí người đọc là nụ cười, nụ cười của những người đã ngã xuống, của những người đang sống, nụ cười mang “niềm hi vọng xóa thương đau”, nụ cười của ngày trở về, ngày chiến thắng:

“Bóng cờ bát ngát ngày vui, nước non reo cười, trên môi người cười Tiếng cười

Ngày về”

(Người Hà Nội)

Nguyễn Huy Tưởng từng được Vương Trí Nhàn tôn vinh là “một trong những người xứng đáng nhất với danh hiệu nhà văn Hà Nội”. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Tuân trong lời bạt cuốn tiểu thuyết đã cảm nhận: “Đọc lại tiểu thuyết lịch sử, kể cả Sống mãi với thủ đô, người đọc vẫn thấy gây gây mùi khói vương vấn ngàn năm Thăng Long chốn cũ”. Trong

Sống mãi với Thủ đô, tác giả ca ngợi rừng bàng Yên Thái hay bến trúc Nghi Tàm “hàng vạn cây trúc thân vàng soi bóng xuống nước hồ biếc”… Cùng với đó là những đoạn viết về khu phố trung tâm thủ đô như: quanh hồ Hoàn Kiếm, Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, các đại lộ lớn hiện nay như Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,… Nguyễn Huy Tưởng luôn tâm

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 25

niệm: “Không vụ tài liệu mà chú trọng đến con người”, đến những khía cạnh có chiều sâu nhân bản. Đi suốt chiều dài của thiên tiểu thuyết là Trần Văn, một trí thức yêu nước, hiểu biết sâu sắc truyền thống lịch sử của dân tộc, khinh bỉ giàu sang, tự nguyện ở lại Hà Nội tham gia chiến đấu nhưng “tự đáy lòng, anh ghét chiến tranh, ghét cả cái tên của nó”. Cũng như Trần Văn, các học trò của anh trước giờ phút lâm nguy của thủ đô đã quyết sống chết không rời Hà Nội. Với ngòi bút hào hoa, mẫn cảm, Nguyễn Huy Tưởng đã diễn tả được những nét sang trọng, lịch sự của người Hà Nội, sang trọng, lịch sự mà vẫn yêu nước, ghét chiến tranh, điều đó làm nên hương vị và màu sắc riêng, không lẫn với những bộ tiểu thuyết cùng thời.

Ở cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm của những cuộc tập kích phá hoại của kẻ địch. Văn chương viết về Hà Nội ca ngợi vẻ đẹp của con người và mảnh đất anh hùng trong chiến đấu, chiến thắng. Hà Nội trong Nguyễn Đình Thi là những cuộc chia tay lưu luyến nhưng không bịn rịn mà vững tin vào chiến thắng:

Anh nắm cánh tay em và đứng lại Ôi anh không còn biết đang ở đâu Nhớ nhau chân cứng đá mềm em nhé Hẹn đánh Mỹ xong sẽ về tìm nhau

Chào Hà Nội của ta sáng đẹp

Giữa đêm trăng trong biếc mênh mông Thành phố tình yêu thành phố thép Ta chào trái tim đất nước anh hùng

Anh ôm chặt em và ôm cả khẩu súng trường bên vai em. (Chia tay trong đêm Hà Nội)

LVTN - Khoa Văn học, ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN 26

Viết về Hà Nội, Nguyễn Tuân có rât nhiều tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ông có tập bút ký Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. Đây có thể coi là tráng ca viết về những năm tháng hào hùng của thủ đô. Tập tùy bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi trong lần in đầu gồm cả thảy 11 bài, dài ngót hai trăm trang, nội dung cơ bản đề cập tới cuộc đối đầu của quân dân Hà Nội với không lực Mỹ. Tác giả tự hào với chiến công của Hà Nội: “Hăm ba con đại bàng Mỹ B.52 là thành tựu chiến thắng chung của Thủ đô trong chiến dịch mười hai ngày đêm liền Hà Nội chỉ ngủ có một mắt”.

Ngoài Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, còn những nhà văn, nhà thơ nổi bật khác như Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Thành Long, Phạm Hổ, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khải, Hữu Mai, Hồ Phương, Nguyễn Minh Châu, Trần Đăng, Hoàng Lộc, Vũ Cao,… Những tác giả sáng tác về Hà Nội với nhiều thể loại, đề tài tạo điểm nhấn về một Hà Nội quật cường nhưng cũng rất lịch lãm trong kháng chiến

Truyền thống văn chương viết về Hà Nội đóng góp một phần không nhỏ trong bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam. Văn chương viết về Hà Nội là tập hợp “lịch sử viết bằng văn chương”, người đọc có thể khám phá, đánh giá bức tranh Hà Nội qua bước chuyển mình của lịch sử. Đây cũng là nguồn tư liệu quý giá để các nhà văn đương đại khai thác, tìm hiểu khi sáng tác về Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn hà nội (qua sáng tác của nguyễn việt hà, đõ phấn, nguyễn trương quý (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)