1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó: Thực hiện các Quyết định, văn bản chỉ đạo của UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành triển khai, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện các văn bản:
huyện Quảng Ninh “về việc kiểm kê đất đai năm 2010”.
- Công văn số 432/UBND- TNMT ngày 06 tháng 11 năm 2009 của UBND huyện Quảng Ninh về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) [6].
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Hiện tại hồ sơ địa giới hành chính giữa các xã, thị trấn trong huyện cũng như với các xã thuộc các huyện, phường thuộc thành phố giáp ranh đã được thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Các loại hồ sơ về địa giới hành chính của huyện và 15 xã, thị trấn đều được lưu trữ, quản lý và sử dụng theo đúng quy định pháp luật [6].
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất:
- Công tác lập bản đồ địa chính: Đến nay đã hoàn thành 14/15 xã, thị trấn, riêng xã Trường Sơn đang tiến hành đo đạc. Hiện nay đang tiếp tục triển khai cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất trong toàn - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Quảng Ninh đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện [6].
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Trong những năm qua huyện đã lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt. Thực hiện tốt Luật Đất đai năm 2003, năm 2000 huyện đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng sử dụng đất dến năm 2020, tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt của các xã từ năm 2007 ÷ 2010, định hướng sử dụng đất đến năm 2015 [6].
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993, nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29-8-2006, Nghị định 60/CP ngày 5-7-1994 về giao đất; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 5/10/2009 và chỉ thị 245/TTg về cho thuê đất... Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND huyện, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo đúng quy định của Luật Đất đai; tích cực
các dự án trên địa bàn huyện. Đến nay, toàn bộ diện tích đất đã được giao và cho thuê để sử dụng và quản lý theo đúng quy định của pháp luật [6].
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất: Phê duyệt phương án đền bù, giải phóng mặt bằng cho công trình, để Xây dựng công trình cũng cố nâng cấp đê, kè cửa sông Nhật Lệ ( bờ Tả+ bờ Hữu), tại xã Vĩnh Ninh, thị trấn Quán Hàu; Mở rộng Quốc lộ 1; Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Tây bắc Quán Hàu, với tổng diện tích thu hồi 2,06 ha đất của hộ gia đình, cá nhân [9].
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân được tập trung triển khai, thực hiện trên cơ sở Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Trong mỗi thời điểm, Phòng Tài nguyên và Môi trường đều chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn các xã thực hiện theo 2 hình thức: thường xuyên và đồng loạt, cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật; bước đầu đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của hộ gia đình, cá nhân [6].
8. Thống kê, kiểm kê đất đai: Năm 2010, huyện Quảng Ninh tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phòng TN&MT tổ chức triển khai, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện chỉnh lý biến động toàn diện và kịp thời. Trong năm 2010 huyện đã chỉ đạo các xã thuê đơn vị tư vấn để thực hiện kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng nên kết quả thực hiện có độ chính xác khá cao, đây là một bộ số liệu về đất đai mới nhất làm căn cứ để các cấp, các ngành xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng kế hoạch sử đất 5 năm 2010-2015, đưa công tác quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ hơn [6].
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai: Trên địa bàn huyện đang triển khai 11 xã gồm thị trấn Quán Hàu, Lương Ninh, Võ Ninh, Duy Ninh, Hàm Ninh, Xuân Ninh, Vạn Ninh, Trường Xuân, Tân Ninh, Hiền Ninh, An Ninh các xã còn lại cũng chưa triển khai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất: Về việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai, được UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài chính kết hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng các phòng ban ngành, UBND các xã thực hiện theo hướng dẫn của chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản của tỉnh. Hàng năm các khoản thu từ đất như: thuế
nước [6].
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Thi hành các quy định về pháp luật đất đai hiện nay, huyện đã quan tâm bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày càng đầy đủ và tốt hơn. Hàng quý Thường trực HĐND huyện có chương trình giám sát việc thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Qua giám sát tình hình cho thấy trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai [6].
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai đã được các cấp ngành quan tâm. Hàng năm UBND huyện thành lập các đoàn thanh tra về sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn và kiểm tra việc quản lý về đất đai của UBND cấp dưới trực tiếp. Qua kiểm tra đã phát hiện có những sai phạm, đã được uốn nắn kịp thời và kỷ luật một số cán bộ vi phạm; việc quản lý đất đai của các xã còn nhiều hạn chế, việc sử dụng đất đai của các hộ gia đình còn lãng phí chưa được quan tâm đầu tư cải tạo, hiệu quả sử dụng đất còn thấp [6].
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai: UBND huyện đã tổ chức thực hiện các văn bản của nhà nước, tỉnh về công tác quản lý sử dụng đất, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai giải quyết những tồn đọng, làm cơ sở cho việc quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên đất; tổ chức hội nghị cấp huyện về triển khai Luật đất đai năm 2013; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thực hiện các văn bản pháp luật đất đai. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện, cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch của các ban ngành, tỉnh đề ra [9].
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai: Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được quan tâm chỉ đạo; vì vậy tranh chấp đất đai, những khiếu kiện, tố cáo, kiến nghị của công dân đều được tổ chức giải quyết kịp thời, UBND huyện, phòng Tài nguyên Môi trường đã chỉ đạo chính quyền địa phương (cấp xã) giao cho các tổ chức đoàn thể hoà giải từ cơ sở là giải pháp khá thành công vì vậy trong thời gian qua số đơn thư tồn đọng ít, không có xảy ra xung đột, khiếu kiện đông người hoặc khiếu kiện nhiều lần.
quyết các đơn khiếu nại có nội dung phức tạp, tạo sự thống nhất ngay từ cơ sở, hạn chế đơn thư gửi vượt cấp [6].
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai: Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 UBND huyện đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thực hiện cơ chế “một cửa” ở huyện và thực hiện công khai các thủ tục về đất, nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất [6].