Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Quảng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 36 - 38)

huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Về cơ bản Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên kém thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão lụt lớn vào mùa mưa gây ngập úng, có gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi. Những đợt hạn hán kéo dài vào mùa khô gây nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước tưới cho cây trồng.

Đất đai phần lớn có độ phì thấp, phản ứng chua, diện tích đồng bằng nhỏ hẹp bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên hiện tượng nước biển xâm nhập mặn ngày càng cao, một số diện tích ven sông bị nhiễm mặn, bị phèn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Vùng đồi núi một số nơi rừng bị khai thác kiệt, nên độ che phủ thấp, độ dốc lớn quá trình rửa trôi xói mòn xảy ra mạnh mẽ.

Tuy nhiên, Quảng Ninh có tổng bức xạ và nhiệt độ cao có khả năng phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, năng suất cao. Nguồn tài nguyên về đất, nước, sinh vật, khoáng sản phong phú, cùng với vị trí thuận lợi nằm trên các trục đường giao thông quan trọng, thông thương hai miền Nam - Bắc, địa hình cảnh quan có sông có núi, ao hồ, đầm phá, bờ biển dài đẹp, là những lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.

* Thuận lợi:

- Kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá cao, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng.

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển khá, từng bước nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường.

- Dịch vụ phát triển mạnh, từng bước phát huy lợi thế của huyện.

- Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển tương đối toàn diện và chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, tích cực chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành.

- Giáo dục - Đào tạo đã có bước phát triển mới về quy mô, nâng cao chất lượng, ngày càng đáp ứng tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ngành Giáo dục - Đào tạo đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính; xây dụng trường học thân thiện với học sinh. Chất lượng giảng dạy và học tập đã thực sự đi vào nề nếp có hiệu quả. Việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Phong tròa xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đội ngũ quản lý, giáo viên được chuẩn hóa và đồng bộ về cơ cấu.

- Khoa học - Công nghệ: Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh... nhờ đó góp phần quan trọng làm chuyển biến cơ cấu và tăng trưởng nền kinh tế cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân.

- Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao có nhiều chuyển biến cả về nội dung và hình thức. Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa được phát triển sâu rộng và duy trì hàng năm. Mạng lưới thông tin liên lạc, viễn thông tiếp tục phát triển. Hiện nay đã có 15/15 xã, thị trấn phủ sóng truyền hình, các phương tiện nghe nhìn phát triển mạnh đến từng hộ gia đình đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân.

- Công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân có những chuyển biến tích cực đã chú trọng nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh và trình độ chuyên môn, y đức của đội ngũ y bác sỹ. Mạng lưới y tế cơ sở trong những năm qua được mở rộng, nâng cấp. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường luôn được quan tâm, chủ động khống chế các dịch bệnh và đề phòng các dịch bệnh mới phát sinh. Chú trọng các giám sát mô hình bệnh tật, quản lý giám sát, xét nghiệm, truyền thông phòng chống HIV/AIDS.

- Công tác dân số - gia đình và trẻ em có chuyển biến tích cực, qui mô dân số có chiều hướng phát triển chậm lại. Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm dần qua các năm. Các chỉ tiêu về dịch vụ kế hoạch hóa đều đạt và vượt kế hoạch. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em được quan tâm. Công tác tiêm chủng hàng năm đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và chính sách xã hội, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

- Lĩnh vực quốc phòng - an ninh được tăng cường, chính trị xã hội được giữ vững.

- Phát triển kinh tế chưa có bước đột phá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh.

- Công tác quy hoạch sử dụng đất chưa thật sự chất lượng, hiệu quả, quản lý quy hoạch đô thị vẫn còn nhiều tồn tại.

- Công tác quản lý tài nguyên, môi trường còn nhiều thiếu sót, tình trạng khai thác lâm sản trái phép, phá hoại rừng vẩn xảy ra.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng huyện Quảng Ninh còn hạn chế so với yêu cầu phát triển.

- Văn hóa - xã hội còn một số vấn đề chưa được giải quyết tốt.

- Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi trong tình hình mới.

- Phương pháp đào tạo ở trường trung học hướng nghiệp, dạy nghề còn nặng về kiến thức sách vở, thiếu thực tế. Cơ sở vật chất trường học còn thiếu so với yêu cầu đổi mới, trong đó 2 xã miền núi là Trường Xuân và Trường Sơn còn khó khăn, thiết bị dạy học còn thiếu thốn, nhất là thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Công tác xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, thể dục - thể thao chưa mạnh và thiếu thường xuyên; các thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất vui chơi giải trí cho cộng đồng còn thiếu; công tác xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới , việc tang và lễ hội chưa được duy trì thường xuyên. Công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa còn hạn chế.

- Chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân còn hạn chế, cơ sở vật chất, hệ thống y tế ở cơ sở xã, thị trấn còn thiếu, chưa đồng bộ. Năng lực chuyên môn của một số cán bộ y tế thôn, bản còn yếu.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp. Lao động thiếu việc làm còn nhiều, nhất là với tầng lớp thanh niên; Việc mở rộng ngành nghề thu hút lao động còn khó khăn. Đời sống vật chất, văn hóa của một bộ phận dân cư còn thấp kém, nhất là xã miền núi, khó khăn; Tỷ lệ hộ nghèo giảm chưa vững chắc. Đời sống đồng bào dân tộc Vân Kiều còn khó khăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 36 - 38)