Hoạt động hoạch định chiến lược
Giống như công tác nghiên cứu thị trường, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh vừa yếu vừa thiếu. Công ty hiện nay chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn. Điều này là hệ quả tất yếu của việc công ty chưa làm tốt hoạt đọng nghiên cứu thị trường. Công ty khoá Việt Tiệp là một doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang cơ chế thị trường tuy đã đạt được rất nhiều thành tựu trong sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn chưa thực sự ổn định, thực sự vững mạnh, thực sự chủ động trước những cơ hội, thách thức mà thị trường đem lại. Trên thực tế công ty chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn trong năm năm, Nên càng không có chiến lược kinh doanh mang tầm chiến lược, vĩ mô từ 10 đến 20 năm. Chiến lược kinh doanh của công ty chỉ mang tắnh ngắn hạn. Chiến lược kinh doanh dừng lại ở chiến lược kinh doanh tổng quát, chưa có chiến lược kinh doanh bộ phận thực sự: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến, căn cứ vào chiến lược kinh daonh tổng quát. Thêm vào đó chưa có
sự gắn kết giữa chiến lược tổng quát với chiến lược bộ phận và các kế hoạch kinh doanh.
Hoạt động lập kế hoạch
Cách lập kế hoạch kinh daonh còn tuỳ tiện, không đúng phương pháp, mang tắnh hình thức, cảm quan cá nhân, không thực sự dựa trên các căn cứ khoa học số liệu thu được. Khi không làm tốt công tác nghiên cứu thị trường tất yếu công ty không thể có đủ thông tin để lập kế hoạch. Công ty chưa có sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và bị chi phối bởi các biến động bất thường của thị trường. Các hoạt động ở công ty chủ yếu theo kế hoạch tháng, hoặc theo từng quý, trừ một số kế hoạch hậu cần công ty mới có kế hoạch nửa năm đến một năm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chịu tác động mạnh mẽ bởi thị trường. Hệ quả tiếp theo dẫn đến sự mất cân đối về sản phẩm: số lượng cơ cấu sản phẩm, thời điểm cung cấp không phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường bao giờ cũng bị chễ hơn theo các mức độ khác nhau. Không dự đoán được nhu cầu thị trường phát triển nhanh về loại sản phẩm khoá nào, mẫu mã ra sao rồi còn lượng khoá nhập khẩu từ thế giới vào thị trường ra sao công ty chắc chắn sẽ không cung cấp đúng nhu cầu. Và như vậy cơ hội tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị lãng phắ. Mặt khác doanh nghiệp có thể sản xuất những sản phẩm mà thị trường không chập nhận sẽ gây nên tồn kho, tăng chi phắ bảo quản, tăng đọng vốn. Thực trạng trên đây là tồn tại chung của công ty và các doanh nghiệp Việt Nam khác. Bởi việc lập kế hoạch đúng đắn khoa học khả thi tốn nhiều chi phắ, đặc biệt thực hiện chiến lược kinh daonh lại đòi hỏi daonh nghiệp phải có những nhân viên tài năng, có trình độ nhgiệp vụ, có tắnh chuyên nghiệp cao. Nó cũng đòi hỏi người lãnh đạo và bộ máy lãnh đạo là các chuyên gắa vừa có tài vừa có tâm, biết tổ chức doanh nghiệp thành một khối thống nhất, đoàn kết, hiệp lực vào sự nghiệp chung của doanh nghiệp.