Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói,giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh điện biên lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo tu nam 2004 den nam 2011 (Trang 27 - 35)

7. Bố cục luận văn

1.2.2 Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói,giảm nghèo

Những năm qua kinh tế xã hội tỉnh Ðiện Biên tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân các dân tộc từng bước được cải thiện. Tuy vậy, còn nhiều khó khăn: là tỉnh miền núi xa các trung tâm kinh tế lớn; xuất phát điểm về kinh tế thấp, sản xuất

hàng hoá phát triển chậm; điều kiện sản xuất, đời sống một bộ phận đồng bào vùng cao còn nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

* Chỉ đạo thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo:

Về hỗ trợ đất sản xuất: Thực hiện Quyết định số 186/QÐ-CP trong 3 năm (2002-2004) tỉnh hỗ trợ 18.786 triệu đồng, đã khai hoang 3.869 ha, đến năm 2005 hỗ trợ 23.786 triệu đồng để khai hoang trên 4.799 ha. Ðến hết năm 2004 đã thực hiện việc giao và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng cho 25 xã với 15.927 hộ, diện tích 188.3 16 ha.[60, tr. 3]

Hỗ trợ tư liệu sản xuất: Đến năm 2005, đã đầu tư 34.298 triệu đồng để hỗ trợ giá mua giống, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y cho nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng cao, biên giới. Trong đó ngân sách Địa phương 25.087 triệu, ngân sách Trung ương 9.211 triệu đồng.[60, tr. 3]

Hỗ trợ giống, vật tư : Tính đến năm 2005 đã đầu tư 34.298 triệu đồng để hỗ trợ giá mua giống phân bón, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y cho nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng cao, biên giới. Trong đó ngân sách địa phương 25.087 triệu, ngân sách Trung ương là 9.211 triệu đồng.

Hỗ trợ về nhà ở: Ðã hỗ trợ cho 6.758 hộ nghèo về nhà ở, trị giá 25.570,7 triệu đồng, Quỹ "Ngày vì người nghèo": 773 nhà mới, 144 mái nhà trị giá gần 6.218,8 triệu đồng; Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam: 72 nhà mới tương đương 1 tỷ đồng; Quỹ Hội phụ nữ: 91 nhà mới, 27 mái nhà tương đương 658,9 triệu đồng; Công ty UNILEVER Việt Nam: 37 nhà mới tương đương 370 triệu đồng (trong đó có kinh phí địa phương 111 triệu đồng); Chương trình 186 hỗ trợ tấm lợp 3.912 hộ tương đương 7.824 triệu đồng; Thực hiện Quyết định 134/2004: hỗ trợ 1.623 hộ, kinh phí 8.115 tỉ đồng.[60, tr. 3]

Hỗ trợ về y tế: Ðến 2005 đã cấp 36/750 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo; thực hiện 5 năm 2001-2005 khám chữa bệnh cho trên 1.700.000 lượt người nghèo với tổng kinh phí 50.051 triệu đồng.[60, tr. 4]

Hỗ trợ về giáo dục, đào tạo: Đến năm 2005 cấp sách giáo khoa, giấy và vở viết cho 370.000 học sinh với tổng kinh phí 27.300 triệu Đồng.[60, tr. 4]

* Chỉ đạo thực hiện các dự án xóa đói, giảm nghèo:

Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo: đến năm 2005, bằng nhiều nguồn vốn huy động đã giảiquyết cho 8.685 lượt hộ vay 534.808 triệu đồng.

Dự án khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn người nghèo cách làm ăn: Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn (2001-2005) là 5.691 triệu đồng để mở 27 lớp tập huấn với 17.200 hộ được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, trong đó có 9.540 hộ trực tiếp tham gia thực hiện các mô hình kinh tế cụ thể.

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo, đặc biệt khó khăn: tổng số vốn thực hiện đến 2005 là 138.99 triệu đồng để đầu tư xây dựng 406 công trình cơ sở hạ tầng cho 59 xã đặc biệt khó khăn, vùng biên giới. Trong đó: Giao thông nông thôn: 86 công trình; Nước sinh hoạt: 120 công trình, phục vụ cho 55.000 người; Thuỷ lợi: 107 công trình, tưới tiêu 2 .100 ha ; Trường học: 73 công trình với 18.834 m2 nhà cấp 4; Ðường điện hạ thế: 14 công trình;Phòng khám đa khoa: 6 công trình.

Dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề: Trong 4 năm (2002-2005) đã đầu tư 6.521 triệu đồng để phát triển vùng cây nguyên liệu và chế biến sắn, chè cây cao, tại các huyện Tủa Chùa, Tuần Giáo; gieo trồng cây đậu tương gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nhân dân về thiết bị, vật tư để khôi phục ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm. . .

Dự án nâng cao năng lực cán bộ xóa đói, giảm nghèo: thực hiện đến năm 2005 đào tạo 14.860 lượt cán bộ của 64 xã, với tổng kinh phí 1.799 triệu đồng,

trong đó. Từ Chương trình 135 có 14.025 lượt người, tương đương 1.507 triệu đồng;Từ Chương trình 143 có 835 lượt người, tương đương 292 triệu đồng.

Dự án định canh, định cư: thực hiện đến năm 2005 đạt 38.468 triệu đồng để quyhoạch và xây dựng một số cơ sở hạ tầng yếu như: giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, hỗ trợ sản xuất phục vụ ổn định xắp xếp lại 9.82 hộ dân cư ở các xã nghèo, di dân ra biên giới và từ vùng cao xuống vừng thấp, của Dự án định canh định cư, ổn định dân cư vùng kinh tế mới (thuộc chương trìnhxóa đói, giảm nghèo, việc làm): Ðến hộ năm 2004 đã đầu tư 19.075 triệu đồng để ổn định 7.868 hộ dân tương đương 31.472 nhân khẩu, ước thực hiện đến năm 2005 đầu tư 23.045 triệu đồng để ổn định 8.868 hộ dân tương đương 36.472 nhân khẩu.

Dự án di dân ra biên giới và từ vùng cao xuống vùng thấp (chương trình l86). Ðến năm 2004 đã đầu tư 7.808 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ di chuyển 396 hộ dân cư bằng 1.761 nhân khẩu, giai đoạn 2001-2005 đầu tư 11.058 triệu đồng để thực hiện di chuyển 546 hộ dân bằng 2.511nhân khẩu.

Dự án Quy hoạch bố trí lại dân cư những nơi cần thiết (chương trình 135). Ðến hết năm 2004 đã đầu tư 3.825 triệu đồng để bố trí lại 357 hộ dân bằng 1.400 nhân khẩu, đến năm 2005 đầu tư 4.365 triệu đồng để bố trí lại 407 hộ dân tương đương 1 .600 nhân khẩu.

Dự án xây dựng trung tâm cụm xã: Đến năm 2005 xây dựng 10 trung tâm cụm xã với 37 công trình, kinh phí thực hiện 43.250 triệu đồng. Các công trình trung tâm cụm xã như: Chợ thương mại, phòng khám đa khoa khu vực, trường học, nước sinh hoạt, trạm phát thanh truyền hình .. đã phát huy hiệu quả thiết thực góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc.

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao: Đây là chương trình riêng của tỉnh đầu tư cho 252 bản vùng cao, trong 4 năm 2002 – 2005 đã đầu tư 50.058

triệu đồng để đầu tư xây dựng 806 công trình (đường giao thông dân sinh, nước sinh hoạt, thủy lợi nhỏ, lớp học). Có thể nói, chương trình đã giải quyết được một bước những vấn đề cấp bách của các bản góp phần giải quyết khó khăn về đời sống và sản xuất, mở rộng giao lưu giữa các bản, xã trong vùng, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Chương trình nước sạch, về sinh môi trường nông thôn: Trong 5 năm 2001- 2005 đã đầu tư 10.709 triệu đồng (Vốn Trung ương và địa phương 10.129 triệu đồng, vốn do tổ chức quốc tế tài trợ 296 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp 284 triệu đồng) để xây dựng 40 công trình đầu mối cấp nước sinh hoạt, 11 mó nước tự chảy, cấp nước sinh hoạt cho 40.989 người.

Dự án xây dựng mô hình xóa đói, giảm nghèo vùng đặc thù: Năm 2004 đã xây dựng 2 mô hình xóa đói, giảm nghèo vùng đặc thù tại xã Tả Phình huyện Tủa Chùa và xã Na Son Huyện Điện Biên Đông, với tồng số vốn 2.350 triệu đồng để xây dựng chùa 2 công trình thủy lợi với năng lực thiết kế tưới tiêu cho 50 ha ruộng, hỗ trợ 4 mô hình thâm canh lúa, ngô và chăn nuôi trâu, bò, dê cho 534 hộ nghèo. [60, tr. 4-20]

* Kết quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2004-2006): Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chương trình xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Điện Biên đạt được những hiệu quả cao:

Hiệu quả xã hội: Thông qua việc thực hiện các mục tiêu của chương trình xóa đói, giảm nghèo đã ổn định và sắp xếp lại dân cư đang sống phân tán ở các vùng núi cao thiếu đất canh tác cây lương thực, thiếu nước sinh hoạt, đi lại khó khăn… đến nơi đảm bảo ổn định lâu dài và có điều kiện phát triển kinh tê. Việc thực hiện chương trình khuyến nông khuyến lâm, chương trình khai hoang và hỗ trợ sản xuất, cho vay vốn giải quyết việc làm… đã bước đầu tạo cho đồng bào biết

cách làm ăn mới, hạn chế được nạn phá rừng làm rương rẫy, giải quyết việc làm mới cho 5.000 lao động/ năm.

Các mặt văn hóa xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn có bước phát triển, đã duy trì được kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở các xã tăng đáng kể. Việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh không thu tiền cho người nghèo đã tạo điều kiện cho đồng bào được khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo đã tạo điều kiện cho người nghèo ổn định chỗ ở để sản xuất.

Việc thực hiện các mục tiêu chương trình xóa đói, giảm nghèo đã củng cố được lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà Nước và của địa phương.

Hiệu quả về kinh tế: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, cải thiện điều kiện sản xuấn và đời sống cho nhân dân, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo. Cụ thể là: Năm 2005, đã có hàng trăm công trình thủy lợi, kênh mương được đầu tư, kiêm cố hóa. Mở mới nhiều tuyến đường huyện và giao thông nông thôn, nâng cấp tuyến quốc lộ, gần 100 số xã có đường ô tô đên trung tâm xã.

Các trung tâm đô thị, cụm xã và nhiều cụm dân cư được quy hoạch, đầu tư xây dựng khang trang hơn. Đến năm 2005, 75% xã phường, thị trấn có lưới điện 53% hộ dân được sử dụng điện, 100% xã, phường, thị trấn có điện thoại, 52% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt, 75/79 xã có bưu điện văn hóa xã.

Hệ thống trường học, bệnh viện tỉnh, các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực ở các trung tâm cụm xã được đầu tư nâng cấp và từng bước kiên cố hóa. 100% số xã có trạm y tế, chương trình 159 về xóa phòng học tranh tre đang

được triển khai tích cực. Tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình đạt 82%, dân số được phủ sóng phát thanh đạt 97%.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh úy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo được thực hiện ngày càng có quy mô chặt chẽ, có hiệu quả hơn. Chính vì thế trong 5 năm qua 2001-2005, đặc biệt trong 2 năm 2004 đến hết 2005 chương trình xóa đói, giảm nghèo đã đạt được các mục tiêu: 100% xã, phường, thị trấn có xóa đói, giảm nghèo (đạt 100%/kế hoạch, 100% người nghèo, dân tộc thiểu số, nhân dân các xã thuộc chương trình 135 được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí (đạt 100%/kế hoạch), 100% hộ gia đình chính sách người có công với cách mạng thoát nghèo (theo tiêu chuẩn cũ), 80% cán bộ xã, bản được đào tạo, tập huấn xóa đói, giảm nghèo (đạt 80%/kế hoạch), 80% hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn(đạt 100%/kế hoạch).

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 43.3% năm 2000 xuống 14.6% (Theo tiêu chuẩn cũ) vào năm 2005, bình quân mỗi năm trên 5% (đạt 100%/kế hoạch), kết quả điều tra hộ nghèo 2005 theo tiêu chí mới là 44.06%. Công tác xóa đói, giảm nghèo đã góp phần tích cực làm chuyển biến nền kinh tế, văn hóa xã hội trong tỉnh, đời sống nhân dân các dân tộc từng bước ổn định và năng lên. Chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được giũ vững.

* * *

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, từ thực trạng đói nghèo của tỉnh trước khi tách tỉnh và yêu cầu về xóa đói, giảm nghèo thời kỳ mới 2004-2006; từ sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã đề ra chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo phù hợp với

thực tiễn địa phương. Nhờ đó, công tác xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên trong những năm 2004-2006 đã đạt được những thành tựu đáng nghi nhận. Qua đó khẳng đinh chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo là hoàn toàn đúng đắn, được nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện có hiều quả. Những kết quả đạt được về xóa đói, giảm nghèo đã tạo ra tiền đề, cơ sở để Đảng bộ tỉnh tiếp tục lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo trong những năm tiếp theo đạt kết quả ổn định, vững chắc hơn.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh điện biên lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo tu nam 2004 den nam 2011 (Trang 27 - 35)