Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh điện biên lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo tu nam 2004 den nam 2011 (Trang 88 - 92)

7. Bố cục luận văn

3.2.Một số kinh nghiệm chủ yếu

Từ những thành công và hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo (2004-2011), luận văn đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu như sau:

3.2.1. Trong cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. Chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo phải xuất phát từ thực tiễn địa phương

Thực tiễn xóa đói, giảm nghèo trong nước và trên thế giới đều chứng tỏ, để xóa đói, giảm nghèo thành công, bền vững thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với học thuyết Mác – Lê nin về phát triển kinh tế - xã hội cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

Thực tiễn ở Điện Biên chứng minh rằng đường giao thông mở đến đâu thì kinh tế phát triển tới đó. Đường giao thông giúp đi lại thông suốt, hàng hóa được lưu thông dễ dàng trên thị trường, cùng với đó là sự du nhập của văn minh hiện đại. Điện, đường, trường, trạm mở đến đâu thì cuộc sống của nhân dân thay đổi đến đó. Tạo điều kiện cho nhân dân thay đổi từ trong nhận thức, tiếp thu cái mới, thay đổi phương thức sản xuất, canh tác, bắt kịp với những tiến bộ trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật của thời đại hiện nay, của các vùng miền trên cả nước.

Sau khi tách tỉnh, Điện Biên đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, vốn hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, vốn chương trình 135 và nhiều chương trình, dự án khác. Tỉnh chú trọng xây dựng các tuyến đường giao thông, bởi do đặc thù địa hình trong Tỉnh đi lại rất khó khăn, cản trở sự phát triển kinh tế của địa phương. Cùng với mở đường là một loạt công trình khác như thủy lợi, nước sạch, điện, trạm y tế và đặc biệt là trường học được đầu tư vốn khá lớn. Nhờ chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà kinh tế Điện Biên có sự khởi sắc đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo nơi đây cũng vì thế mà đạt được thành tựu lớn.

Với quan điểm tất cả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều phải xuất phát từ thực tế và quay trở lại phục vụ thực tế. Trong quá trình thực hiện cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo cũng cần xây dựng các chương trình, dự án cụ thể dựa trên kết quả điều tra, khảo sát điều kiện dân sinh kinh tế, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái của vùng xóa đói, giảm nghèo. Dự án phải phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với quy hoạch chung của Tỉnh và của Trung ương, gắn liền sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Kết quả của dự án phải đáp ứng được nhu cầu trước mắt của nhân dân, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, lập kế hoạch, dự án xóa đói, giảm nghèo phải am hiểu tình hình địa phương, cũng như am hiểu chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Kế hoạch xóa đói, giảm nghèo càng cụ thể, chi tiết và phù hợp với tình hình địa phương bao nhiêu thì càng có kết quả tốt bấy nhiêu. Điều này đã được khẳng định qua thực tiễn xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên.

3.2.2. Tuyên truyền, vận động, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

Chúng ta có thể thấy một trong những nguyên nhân đói nghèo của đồng bào các dân tộc ở Điện Biên là do trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán sinh hoạt và sản xuất còn lạc hậu. Chính vì vậy Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh Điện Biên xác định phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, bồi dưỡng khoa học kỹ thuật cho nhân dân. Biện pháp mà Tỉnh đưa ra là đưa cán bộ xuống tận các thôn bản cùng làm, cùng ăn, cùng ở với nhân dân. Tranh thủ đội ngũ cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số, am hiểu ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc dễ dàng tuyên truyền, lấy được lòng tin trong nhân dân.

Bên cạnh đó, Tỉnh chú trọng công tác giáo dục - đào tạo cho con em các dân tộc, tạo điều kiện cho các em theo học các lớp học nghề, lớp đào tạo chuyên nghiệp ở tỉnh và Trung ương. Mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao nhận thức nâng cao trình độ văn hóa, hiểu biết khoa học, công nghệ, kỹ năng sản xuất, kinh doanh của đồng bào, giúp họ biết tự vươn lên trong cuộc sống, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

3.3.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp và huy động mọi nguồn lực trong cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo.

Thực hiện cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp. Để thực hiện thành công cuộc vận động cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã tập trung trí tuệ, công sức lãnh đạo công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Quá trình xóa đói, giảm nghèo của nhân dân tỉnh Điện Biên có sự

góp sức của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành đoàn thể, và các tổ chức có liên quan.

Các cơ quan lãnh đạo,quản lý cần phối hợp thực hiện các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, dự án phát triển vùng dân tộc thiểu số, dân tộc đặc biệt khó khăn, chương trình 327, chương trình 06, chương trình 135… để cuộc vận động đạt kết quả cao nhất.

Điện Biên là một Tỉnh có 04 huyện nghèo, nguồn vốn đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo của tỉnh hàng năm thấp hơn nhiều so với nhu cầu đặt ra. Nguồn nội lực trong nhân dân còn rất hạn chế, do chính bản thân họ đang là đối tượng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, để xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã chủ động, tích cực, sáng tạo tận dụng mọi nguồn lực để giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc Tỉnh đều rất tích cực, chủ động trong việc vận động nhân dân, tiếp nhận sự ủng hộ của các đơn vị, cá nhân, cơ quan, đoàn thể cho “ngày vì người nghèo”. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tự nguyện giúp đỡ nhân dân các thôn, bản đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế. Ngoài ra, huyện còn được tiếp cận các nguồn vốn nước ngoài của các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ nhân dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng công trình nước sạch; cấp học bổng, xây trường học cho trẻ em các dân tộc.

Để cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo thành công, một trong những yếu tố quan trọng đó chính là đội ngũ cán bộ. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo muốn đến được với nhân dân, đạt được kết quả tốt nhất để phục vụ nhân dân thì cũng phải thông qua đội ngũ cán bộ này. Đảng bộ tỉnh Điện Biên cũng không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của Tỉnh thông qua các loại hình đào tạo như cử tuyển, đào tạo chuyên tu, tại chức, liên kết các trường… Cùng với đó là chính sách hỗ trợ con em các dân tộc thiểu số đi học, chính sách thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ cao đối với cán bộ có chuyên môn,

nghiệp vụ giỏi… Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn thì để vận động xóa đói, giảm nghèo đội ngũ cán bộ cần phải thấu hiểu phong tục, tập quán của nhân dân, có hiểu họ thì mới có thể tiếp cận, nắm bắt được tâm lí từ đó dần dần tuyên truyền, vận động đồng bào tự nguyện làm theo.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh điện biên lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo tu nam 2004 den nam 2011 (Trang 88 - 92)