7. Bố cục luận văn
2.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về thực hiện xóa đói,
2.2.1 Chủ trương Đại hộ iX của Đảng (tháng 4 năm 2006) về xóa đói,giảm nghèo
2.2.1 Chủ trương Đại hội X của Đảng (tháng 4 năm 2006) về xóa đói, giảm nghèo nghèo
Quan điểm về xóa đói, giảm nghèo: Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách....Nhà nước tăng đầu tư từ ngân sách tiếp tục phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách...và dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân và là yếu tố quan trọng góp phần ổn định, phát triển xã hội. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI ( tháng 1 năm 2011) của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”. [25]
Mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống Bảo hiểm xã hội, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, các chính sách ưu đãi xã hội”. Những vấn đề xã hội đã được Đại hội
Đảng lần thứ X nhận thức và giải quyết toàn diện cả ở góc độ mục tiêu và hệ thống giải pháp trong tổng thể các chính sách phát triển, mà ở đó con người thực sự là trung tâm, là động lực và mục tiêu của phát triển xã hội bền vững. Phấn đấu tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10-11% vào năm 2010.[25, tr. 189]
Những giải pháp thực hiện: Đại hội X đã khẳng đinh: Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo nhất là với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo.
Đẩy mạnh thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Có chính sách khuyến khích mạnh các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ giàu đầu tư và phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng núi. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tham gia công tác xóa đói, giảm nghèo.[25, tr. 217]
2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo
Quan điểm về xóa đói, giảm nghèo: Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên được Đảng bộ tỉnh Điện Biên xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải lựa chọn ưu tiêu đầu tư các bản khó khăn, các vùng khó khăn, những vùng điểm. Tiếp tục thực hiện tốt hơn chính sách kinh tế - xã hội đối với các vùng, các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó khai thác phát huy
tiềm năng, nguồn lực tại chỗ, tự lực tại cộng đồng là chính, cộng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các tỉnh bạn và các chương trình quốc gia.Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với công tác xóa đói, giảm nghèo. Củng cố kiên toàn nâng cao năng lực công tác của chính quyền cấp xã để thực hiện tốt nhiệm vụ. Tuyên truyền giáo dục để hộ nghèo tự vươn lên, chống tư tưởng cam chịu hoặc ỷ lại [66].
Mục tiêu, phương hướng về xóa đói, giảm nghèo: Trước tình hình mới, vấn đề đặt ra và mục tiêu cơ bản của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về công tác xóa đói, giảm nghèo đến năm 2011 với những nội dung cụ thể: Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005. Các xã đặc biệt khó khăn, các xã nghèo cơ bản có đủ công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định. 82.000 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. 25.000 lượt người nghèo được khuyến nông- lâm- ngư, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn. Bình quân hàng năm có lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường. 1,5 triệu lượt người nghèo khi ốm đau được khám chữa bệnh miễn phí. 100%cán bộ tham gia làm công tác xóa đói, giảm nghèo. ở các cấp, các ngành và tổ chức đoàn thể xã hội được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ. 18.946 hộ nghèo được hỗ trợ xoá nhà tạm.
Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo phấn đấu đến năm 2011, giải quyết cơ bản về ăn ở nước sinh hoạt, điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, thông tin liên lạc cho các xã nghèo, người nghèo, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh
Xóa đói giảm nghèo phải đảm bảo tính bền vững, chống tái nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các xã vùng thấp với các vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, giữa các hộ giàu và nghèo.
Tập trung huy động các nguồn lực của Trung ương, địa phương, cộng đồng, các tổ chức, cá nhân và phát huy các tiền năng, lợi thế để thực hiện mục tiêu xóa
đói giảm nghèo, giai đoạn 2006-2010 tiến đến năm 2011, ưu tiêu nguồn lực cho vùng khó khăn nhất, đối tượng khó khăn nhất.[73, tr. 14-15]
Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2010-2011: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 11-12%/ năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 450-500 USD. Giảm tỵ lệ hộ đói nghèo từ 44,06% năm 2005 xuống còn dưới 20% vào năm 2011, không còn hộ đói, bình quân giảm 4-5% hộ nghèo( mỗi năm giảm 4.000 hộ). 100% xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi, điện, thông tin. Trường học, bệnh viện, trạm xá, phát thanh truyền hình, văn hóa thông tin… ). 75% hộ nghèo được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (dịch vụ y tế, giáo dục, dạy nghề, ngân hàng…). Tạo việc làm cho 5.000 lao động/ năm, hàng năm đào tạo nghề từ 3.000- 4.000 lao động, phấn đấu tăng số lao động được đào tạo lên 26% vào năm 2010.[72, tr. 15]
Đồng thời Đảng bộ tỉnh cũng đưa ra phương hướng cụ thể cho công tác xóa đói, giảm nghèo:
Thứ nhất: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng theo chương trình thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2010 đến năm 2011. Tăng cường chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp, mở mang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo.
Thực hiện tốt kế hoạch phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, phát triển các trung tâm học tập cộng đồng ở xã; tăng cường dạy nghề kỹ thuật cho thanh niên, người lao động ở nông thôn. Đẩy mạnh sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; truyền thông và hướng dẫn có hiệu quả cho nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Tạo điều kiện để mọi người dân được xem truyền hình, hưởng thụ các giá trị văn hoá, tinh thần lành mạnh, xoá bỏ các tập tục lạc hậu; thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, chương trình phòng chống, cai nghiện ma tuý hàng năm.
Thứ 2: Thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dự án hỗ trợ của Nhà nước đối với xã nghèo, người nghèo: Tiếp tục thực hiện lồng nghèp các chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã vùng cao, vùng xa biên giới; xây dựng trung tâm cụm xã, định canh định cư, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các chương trình về y tế, giáo đục đào tạo, hỗ trợ giống mới, đưa các tiến bộ vào sản xuất, khuyến nông khuyến lâm cùng với các chương trình phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh để ưu tiên đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới cơ sở hạ tầng còn thiếu, yếu kém. Vời mục tiêu là đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm cho người lao động, xoá đói giảm nghèo một cách toàn diện trên tất cả các mặt đời sống xã hội của đồng bào, nhất là với những nơi đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, chính sách hỗ trợ cấp sách giáo khoa, giấy, vở viết cho học sinh là người dân tộc, học sinh thuộc các xã đặc biệt khó khăn và học bổng cho học sinh dân tộc đang theo học tại các trường phổ thông. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134/CP của Chính phủ
Thứ 3: Đẩy mạnh và đổi mới hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước, triển khai thực hiện sắp xếp lại các nông, lâm trưởng, nâng cao hiêu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế mở rộng qui mô hoạt động đầu tư vốn, mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, khai thác tiềm năng về lao động, nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, khai thác tiềm năng về lao động, nguồn vốn để phát triển sản xuất, cung ứng dịch vụ, hướng vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế, Đảng bộ Tỉnh đang khuyến khích các nhà sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch, chế biến nông, lâm sản, khoáng sản… nhầm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo.
Thứ 4: Tiếp tục kiện toàn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác xóa đói, giảm nghèo. Làm tốt khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đào tạo, bồi dưỡng về công tác quản lý các chương trình, dự án và tổ chức thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. [73, tr. 15-24]
Để thực hiện các phương hướng và mục tiêu trên Đảng bộ tỉnh chỉ đạo phải thực hiện theo nguyên tắc: Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, với phương châm ưu tiên đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhằm tạo động lực cho hộ nghèo đẩy mạnh phát triển sản xuất, góp phần xoá đói, giản nghèo. Đồng thời với các nguồn vốn trên, tiếp tục khuyến khích, huy động vốn trong nhân dân để đầu tư phát triển; huy động nguồn lực tại cộng đồng, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cộng đồng với người nghèo, bằng các hình thức như: cho hộ nghèo vay tiền vốn, giống, hỗ trợ công lao động, kỹ thuật, vật tư. . .
Những giải pháp thực hiện xóa đói, giảm nghèo: Đảng bộ tỉnh đã đưa ra những giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn 2006-2011 là:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị: Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ về mục tiêu xoá đói, giảm nghèo giai đoạn năm 2006- 2010, tiến đến năm 2011. Từ đó, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng hính trị, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc nâng cao nhận thức xoá đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược ổn định, phát triển kinh tế- xã hội của các cấp, các ngành; kế tục và phát huy truyền thống tương thân, tương ái của đồng bào các dân tộc trong tỉnh; đồng thời phải làm cho người
nghèo có nhận thức sâu sắc không cam chịu đói nghèo, có ý thức tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.
Thứ 2: Tiếp tục rà soát lại thực trạng đói nghèo để bổ sung, hoàn thiện chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của địa phương, đồng thời nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách về xóa đói, giảm nghèo phù hợp với điều kiệu thực tế của tỉnh, đặc biệt là cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư, khuyến khích hỗ trợ các đơn vị doanh nghiêp, tập thể, cá nhân tham gia thực hiện chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo.
Thứ 3: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế theo hướng đã xác định. Tăng cường chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp, mở mang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo.
Thứ 4: Tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo: Đẩy mạnh thực hiện các dự án đào tạo nghề cho nông dân, cho thanh niên dân tộc nội trú; lao động chuyển đến khu tái định cư phải chuyển đổi sang làm nghề phi nông nghiệp (theo Quyết định 495/QĐ-TTg).
Thứ 5: Tập trung ưu tiên phát triển các mô hình xóa đói, giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng cao, biên giới, mở rộng mô hình gắn kết các doanh nghiệp với hộ, xã nghèo phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời mở rộng sang các ngành nghề khác.
Thứ 6: Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã về nhiệm vụ, trình độ chuyên môn để nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo tại địa phương. Thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi đến trực tiếp với các hộ dân. Tăng cường cán bộ khuyến nông cho cấp xã, phấn đấu mỗi xã có ít nhất một cán bộ khuyến nông, khuyến lâm.
Thư 7: Huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo: Trong giai đoạn 2001- 2005 tỉnh đã huy động 1.026,9758 tỷ đồng, bình quân huy động đạt tỷ 205 tỷ đồng/năm. Để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. giai đoạn 2006-2010 nguồn lực cần huy động là 2.848,856 tỷ đồng. Với chính sách thực hiện: Tiếp tục thực hiện các chính sách giai đoạn 2001- 2005 và giai đoạn 2006- 2011: Cụ thệ là: Chính sách ưu đãi về lãi xuất trong tín dụng: từng bước theo hướng dẫn tiếp cận với lãi xuất thị trường gắn tín dụng với tiết kiệm; Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế: theo nghị đinh 63/5005/NĐ-CP về đối tượng thụ hưởng