7. Bố cục luận văn
2.1 Thời kỳ phát triển mới tác động đến thực hiện xóa đói,giảm nghèo ở
ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011
2.1 Thời kỳ phát triển mới tác động đến thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên Biên
* Sự tác động của tình hình thế giới: Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu của WB, nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ kinh tế suy giảm trong năm 2009, đã đẩy thêm 53 triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu người của năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao. Suy thoái kinh tế dự kiến mỗi năm sẽ đe dọa thêm mạng sống của 200.000 đến 400.000 trẻ em trong giai đoạn 2010-2015, theo đó 1,4 đến 2,8 triệu trẻ em có thể bị tử vong nếu khủng hoảng tiếp diễn. Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) được đánh giá trên 3 dấu hiệu cơ bản: tỉ lệ người thiếu ăn, mức độ phổ biến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi; tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Nhìn chung, trong những năm từ 1990 đến 2009, GHI trung bình của thế giới đã giảm gần 1/5. Nhiều quốc gia đã giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi và tỉ lệ người thiếu ăn vẫn còn khá cao.
Đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày, báo cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Tây Ban Nha cho biết điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu trẻ em chết mỗi năm vì nghèo đói, trong đó có 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi; 130 triệu trẻ không được đi học và 82 triệu trẻ bị mất tuổi thơ bởi phải kết hôn quá sớm.
Đói nghèo đã trở thành thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn, ổn định và phát triển của thế giới và nhân loại. Sở dĩ như vậy bởi vì thế giới là một chỉnh thể thống nhất, và mỗi quốc gia là một chủ thể trong chính thể thống nhất ấy. Toàn cầu
hóa đã trở thành cầu nối liên kết các quốc gia lại với nhau, các quốc gia có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự ổn định và phát triển của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác. Nghèo đói, đe dọa đến sự sống của loài người bởi "đói nghèo đã trở thành một vấn đề toàn cầu có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố có khả năng gây bùng nổ những bất ổn chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có thể dẫn tới bạo động và chiến tranh" không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế giới. Bởi, những bất công và nghèo đói thực sự đã trở thành những mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ quốc tế; và nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết một cách thỏa đáng bằng con đường hòa bình thì tất yếu sẽ nổ ra chiến tranh
Mặt khác, đói nghèo còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân loại. Thay vì con người có thể tập trung toàn bộ nguồn lực cho phát triển, thì một phần lớn nguồn lực đó phải dành ra để giải quyết vấn đề đói nghèo và các vấn đề toàn cầu khác do đói nghèo mang lại. Nghèo đói, bất công là nguyên nhân của tội phạm quốc tế (khủng bố, nạn buôn bán ma túy và rửa tiền); nghèo đói cộng với thiếu hiểu biết kéo theo đó là gia tăng dân số, cạn kiệt nguồn nước, khan hiếm nguồn năng lượng (do sự gia tăng nhanh chóng những hoạt động kinh tế của con người); lương thực, thực phẩm ngày càng thiếu hụt; bệnh tật (nhất là đại dịch HIV/AIDS) ngày càng lan tràn, khó kiếm soát; môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và vấn đề di dân tự do đang ngày càng trở nên phức tạp.
Như vậy, đói nghèo là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong và phát triển của loài người. Tác động của nó trong quan hệ quốc tế là rất lớn và vì vậy vấn đề này không phải của một quốc gia riêng lẻ nào mà là của toàn nhân loại, đòi hỏi thế giới phải chung tay để giải quyết một cách triệt để và toàn diện. Ngăn chặn tình trạng đói nghèo sẽ không chỉ giúp nâng cao cuộc sống tại các nước đang phát triển mà còn mang lại sự bảo đảm về an ninh cho các nước giàu.
* Sự tác động của tình hình trong nước: Do tác động khách quan của tình hình kinh tế - xã hội trong nước, dẫn đến nghèo đói thay đổi theo hướng: Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại: Do tác động tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo có giảm, hệ số co giãn giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1-0.7 giai đoạn 1992-1998, giảm xuống còn khoảng 1-03, giai đoạn 1998-2006 nhất là các xã vùng cao, vùng sâu, biên giới, hạ tầng kém và dân trí chưa phát triển, điều kiện sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải tìm các động lực mới cho tương lai đó là chính sách phát triển và chuyển giao công nghệ sinh học để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị trên một héc ta gieo trồng, chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến (bông, cà phê, gỗ, tre, lúa, ngô, khoai, sắn, đậu , tương…), chính sách phát triển kinh tế trang trại, chính sách phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu, đưa chăn nuôi đại gia súc có hiệu quả kinh tế cao thành ngành sản xuất chính…..
Khoảng cách chênh lệnh về thu nhập có xu hướng gia tăng giữa các vùng, khoảng cách chênh lệch về thu nhập khu vực thành thị và nông thôn có xu hướng ngày càng cao: Công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt được những kết quả tích cực,
song chưa vững chắc, tỷ lệ đói nghèo vẫn còn cao, số hộ cận nghèo còn lớn. Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do nhiều nguyên nhân: Thiên tai, dịch bệnh, biến
động giá cả, tác động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường… cơ hội của người nghèo về việc làm ngày càng khó khăn hơn do đổi mới khoa học, công nghệ, biến động về đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều.[73, tr. 13-14]
* Vấn đề đặt ra cho tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo trước tình hình mới
Thực trạng nghèo đói của tỉnh năm 2006: Tỉnh Điện Biên có 36.394 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo 44.06%, trong đó: Khu vực thành thị: có 1.065 hộ nghèo, tỷ
lệ hộ nghèo 6,33% tổng số hộ dân thành thị ( chiếm 1,29%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh). Khu vực nông thôn: có 35.329 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo 54,59% tổng hộ dân nông thôn ( chiếm 43,48% /tổng hộ dân toàn tỉnh. Hộ nghèo là dân tộc thiểu số: có 34.242 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 41.45% tổng số hộ dân toàn tỉnh.
Phân loại hộ nghèo theo khu vực, xã đặc biệt khó khăn , xã biên giới: Khu vực I: 22 xã với 29.433 hộ, có 5.120 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo 17.39%/ tổng số hộ dân khu vực I (Chiếm 6.2%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh). Khu vực II: 17 xã với 16.708 hộ, có 8.780 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo 52.55%/ tổng số hộ dân khu vực II (chiếm 10.63%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh). Khu vực III: 59 xã với 36.449 hộ, có 22.494 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo 6.71%/ tổng số dân khu vực III (Chiếm 27.23%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh). Xã biên giới: 21 xã với 15.794 hộ, có 8.630 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo 54.56%/tổng số xã biên giới ( chiếm 10.44%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh).
Phân nhóm xã theo tỷ lệ hộ nghèo: Có 20 xã tỷ lệ hộ nghèo trên 70%. Có 39 xã, tỷ lệ hộ nghèo từ 50-70%. Có 18 xã, tỷ lệ hộ nghèo từ 30 đến dưới 50%. Có 12 xã, tỷ lệ hộ nghèo từ 10 đến dưới 30%.Có 9 xã, tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%.
Phân theo điều kiện sinh hoạt và thu nhập của hộ nghèo: Số hộ ở nhà tạm, dột nát hoặc không có nhà:18.946 hộ, chiếm 52.05%/tổng số hộ nghèo ( chiếm 23.93%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh). Hộ nghèo sử dụng nước tự nhiên để sinh hoạt: 36.192 hộ, chiếm 99.44%/tổng số hộ nghèo ( chiếm 43.81%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh). Hộ nghèo chưa sử dụng điện để sinh hoạt: 17.792 hộ, chiếm 48.88%/tổng số hộ nghèo ( chiếm 21.53%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh).
Phân theo thu nhập hộ nghèo: Khu vực nông thôn: Số hộ có thu nhập bình quân từ 120.000 đồng/ người/tháng trở xuống 31.796 hộ, chiếm 87,29%/tổng số hộ nghèo toàn tỉnh (chiếm 38.46%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh). Số hộ có thu nhập bình quân từ trên 200.000 đồng/ người/tháng trở xuống 3560 hộ, chiếm 9.78%/tổng số hộ nghèo toàn tỉnh (chiếm 4.30%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh). Khu vực thành thị: Số
hộ có thu nhập bình quân từ 150.000 đồng/ người/tháng trở xuống 525 hộ, chiếm 1.44%/tổng số hộ nghèo toàn tỉnh (chiếm 0.64%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh). Số hộ có thu nhập bình quân từ trên 150.000 đồng đến 260.000đồng/ người/tháng trở xuống 540 hộ, chiếm 1.48%/tổng số hộ nghèo toàn tỉnh (chiếm 0.67%/ tổng số hộ dân toàn tỉnh).[73, tr. 11-12]
Đứng trước tình hình thế giới và trong nước, cũng như thực trạng đói nghèo ở Điện Biện năm 2006, đã đặt ra yêu cầu mới cho Đảng bộ tỉnh Điện Biên trong công tác xóa đói, giảm nghèo làm sao để có thể giảm nghèo nhanh và bề vững. Với những nhiệm vụ cụ thể như sau nhằm thực hiện được mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước giao phó:
Tiếp tục đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng: sự phối hợp giữa các đoàn thể quần chúng với chính quyền trong công tác xoá đói giảm nghèo: Đảng bộ, chi bộ Đảng cơ sở phải là nòng cốt trong chỉ đạo thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo; chỉ đạo sát sao các hoạt động của Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo cấp mình trong quản lý, tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn.
Về cơ chế phân cấp quản lý: Tăng cường phân cấp cho địa phương, đặc biệt là cấp xã trong việc quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, theo hướng: Cấp xã xác định hộ nghèo, công nhận hộ thoát nghèo, huy động nguồn lực tại chỗ, tổ chức thực hiện các chính sách và dự án trên địa bàn, tự giám sát đánh giá; Cấp tỉnh, cấp huyện: thực hiện việc xác nhận xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo, công nhận xã thoát nghèo; huy động và phân bổ nguồn lực theo thẩm quyền, chỉ đạo cấp xã thực hiện; tự đánh giá giám sát.
Về cơ chế giám sát và đánh giá: Cần phải thiết lập, xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phù hơp và đồng bộ để phục vụ nhiệm vụ giám sát, đánh giá ở các cấp.
2.2 Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 2006 đến năm 2011
2.2.1 Chủ trương Đại hội X của Đảng (tháng 4 năm 2006) về xóa đói, giảm nghèo nghèo
Quan điểm về xóa đói, giảm nghèo: Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách....Nhà nước tăng đầu tư từ ngân sách tiếp tục phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách...và dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân và là yếu tố quan trọng góp phần ổn định, phát triển xã hội. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI ( tháng 1 năm 2011) của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”. [25]
Mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống Bảo hiểm xã hội, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, các chính sách ưu đãi xã hội”. Những vấn đề xã hội đã được Đại hội
Đảng lần thứ X nhận thức và giải quyết toàn diện cả ở góc độ mục tiêu và hệ thống giải pháp trong tổng thể các chính sách phát triển, mà ở đó con người thực sự là trung tâm, là động lực và mục tiêu của phát triển xã hội bền vững. Phấn đấu tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10-11% vào năm 2010.[25, tr. 189]
Những giải pháp thực hiện: Đại hội X đã khẳng đinh: Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo nhất là với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo.
Đẩy mạnh thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Có chính sách khuyến khích mạnh các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ giàu đầu tư và phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng núi. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tham gia công tác xóa đói, giảm nghèo.[25, tr. 217]
2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo
Quan điểm về xóa đói, giảm nghèo: Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên được Đảng bộ tỉnh Điện Biên xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải lựa chọn ưu tiêu đầu tư các bản khó khăn, các vùng khó khăn, những vùng điểm. Tiếp tục thực hiện tốt hơn chính sách kinh tế - xã hội đối với các vùng, các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó khai thác phát huy
tiềm năng, nguồn lực tại chỗ, tự lực tại cộng đồng là chính, cộng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các tỉnh bạn và các chương trình quốc gia.Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với công tác xóa đói, giảm nghèo. Củng cố kiên toàn nâng cao năng lực công tác của chính quyền cấp xã để thực hiện tốt nhiệm vụ. Tuyên truyền giáo dục để hộ nghèo tự vươn lên, chống tư tưởng cam chịu hoặc ỷ lại [66].
Mục tiêu, phương hướng về xóa đói, giảm nghèo: Trước tình hình mới, vấn