7. Bố cục luận văn
2.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về thực hiện xóa đói,
2.2.3 Đảng bộ tỉnh Điện biên chỉ đạo thực hiện xóa đói,giảm nghèo từ năm
* Đảng bộ tỉnh chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo 2006-2011:
Giai đoạn 2006-2011, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh miền núi, trong đó có Điện Biên, Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định 134, dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dự án cho vay vốn hộ nghèo; chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao; chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167; dự án giảm nghèo do WB tài trợ. Sự tạo điều kiện giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương; nỗ lực cố gắng của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, nhân dân các dân tộc; những kết quả đã đạt được trên các lĩnh vực..., tạo thêm điều kiện cho tỉnh tiếp tục phát triển. Các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở, xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội; bước đầu thu hút được sự tham gia hỗ trợ của doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân.
Để cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 10/7/2006 về chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 62/2006/NQ-HĐND, ngày 20/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên về vấn đề xóa đói, giảm nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 10/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên), Kế hoạch
triển khai chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và phân công nhiệm vụ cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện
Cùng với lãnh đạo thực hiện Nghị quyết về xóa đói, giảm nghèo, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và triển khai chương trình hành động trên các lĩnh vực Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; tái định cư cho đồng bào vùng thủy điện Sơn La; phát triển thương mại, du lịch, kinh tế cửa khẩu và đối ngoại; phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp... khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Đã triển khai nhiệm vụ giúp các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 201/QĐ-UB ngày 8/3/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về phân công nhiệm vụ các sở, ban, ngành, đoàn thể giúp các xã đặc biệt khó khăn., tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo tới cơ sở.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (tỉnh Điện Biên có 4 huyện nghèo, gồm: Mường Ảng, Mường Nhé, Điện Biên Đông và Tủa Chùa, với tổng số 47 xã trong đó có 42 xã và 10 bản đang được hưởng các chính sách và đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn II). Thành lập, kiện toàn, củng cố các ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo từ tỉnh đến xã; thành lập các tổ, đội công tác liên ngành và phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, các đồng chí cấp ủy trực tiếp phụ trách, chỉ đạo triển khai thực hiện.
Về Công tác tuyên truyền và quán triệt thực hiện Nghị quyết: Ngay sau Hội nghị triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ tại Thanh Hóa, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã tổ chức thực hiện các nội dung yêu cầu của Chính phủ theo đúng tiến độ, kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, từ tỉnh đến xã, tiến hành mở Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ cụ thể như sau:
Cấp tỉnh: Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo tỉnh gồm 24 thành viên do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban và các Phó chủ tịch làm Phó ban, Ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo. Mở Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 30a cấp tỉnh, mời các Sở, Ban, Ngành của tỉnh và mời Chủ tịch, Bí thư các huyện nghèo và các phòng chức năng, mở rộng đến Chủ tịch, Bí thư các xã nghèo. Tại Hội nghị đã quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, người nghèo và yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, các ngành, các phòng ban chức năng thành viên Ban chỉ đạo các cấp trong việc triển khai Nghị quyết 30a về hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở; chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch từ cơ sở. Phân công lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ban ngành tỉnh xuống trực tiếp giúp các huyện xây dựng Đề án theo Nghị quyết 30a, rà soát số lượng hộ nghèo trên địa bàn và xây dựng Đề án hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo quyết định số 167/QĐ – TTG của Thủ tướng chính phủ.
Ban chỉ đạo tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các ngành, các cấp, Báo Điện Biên Phủ, Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách đến mọi người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cấp huyện: Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo cấp huyện do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng Ban. Mở hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 30a cấp huyện mời các phòng chức năng của huyện và mời mở rộng đến Bí thư, trưởng thôn, Bản và một số cán bộ xã trực tiếp thực hiện nhiệm vụ.
Các sở, ban, ngành tỉnh được phân công đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội và xây dựng Đề án, hướng dẫn triển khai xây dựng chương trình, dự án theo quy hoạch tổng thể đã được xác định Đề án giảm nghèo nhanh bền vững; Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người nghèo, dạy nghề gắn với tạo việc
làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Đề án giảm nghèo nhanh bền vững; Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người nghèo, dạy nghề gắn với tạo việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia công tác xoá đói giảm nghèo; Đề án xuất khẩu lao động; hướng dẫn việc rà soát các chính sách, các chương trình, dự án và cơ chế quản lý quản lý tài chính đối với các nguồn vốn huy động thực hiện dự án trên địa bàn các huyện nghèo và cung cấp thiết kế mẫu nhà ở, quy trình khai thác gỗ làm nhà ở cho các hộ nghèo theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn việc luân chuyển, tăng cường cán bộ về cơ sở...
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh chủ động tích cực phối hợp chỉ đạo triển khai công tác xoá đói giảm nghèo với những chương trình, kế hoạch nội dung cụ thể, thiết thực; giúp hộ nghèo có điều kiện về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển sản xuất, thực hiện quy chế dân chủ. [79, tr. 1-9]
* Chỉ đạo thực hiện chính sách ,dự án, hoạt động thuộc chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2006-2011.
Thứ nhất: Chỉ đạo, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập
Một là: Chỉ đạo thực hiện Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo: Về mục đích: Cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất tăng, thu nhập và tự vượt nghèo; Về đối tượng phạm vi: Hộ nghèo ưu tiên chủ hộ là phụ nữ, hộ có người tàn tật, hộ có đồng bào dân tộc thiểu số có sức lao động có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, làm nhà ở. Chính sách được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; Về cơ quan thực hiện: Ngân hàng Xã hội tỉnh chủ trì thực hiện; Về thời gian thực hiện: Từ năm 2006 đến năm2011; Về nội dung: Phối kết hợp cung cấp tín dụng với khuyến nông, khuyến lâm đào tạo nghề, hỗ trợ đất cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…Tăng cường cả số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội, nhất là vùng sâu và
vùng xa. Nâng cao kỹ năng tiếp cận cộng đồng và cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo đối với cán bộ tín dụng; Về cơ chế thực hiện: thực hiện cơ chế cho vay trực tiếp hoặc ủy thác qua các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… có sự chỉ đạo chặt chẽ và phê duyệt của Ủy ban nhân dân xã. Áp dụng lãi xuất cho vay thấp hơn lãi xuất thị trường khoảng 25-30% và từng bước điều chỉnh gần với thị trường, đảm bảo bền vũng tài chính của các tổ chức tín dụng; Dự kiến: đến hết năm 2010 có 80.000 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để vượt nghèo; Nhu cầu về vốn: Tổng nguồn vốn 900.000 triệu đồng, trong đó: vốn trung ương 880 tỷ đồng, huy động tại địa phương 20 tỷ đồng.
Hai là: Chỉ đạo thực hiện Dự án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số: Về mục đích: Nhằm hỗ trợ đất sản xuât, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số ổn định để phát triển sản xuất duy trì thu nhập và từng bước tăng thu nhập, vượt nghèo bền vững; Về đối tượng, pham vi: Hộ nghèo dân tộc thiểu số định cư trú tại địa phương có khó khăn về đất ở nhà ở và nước sinh hoạt. Hộ nghèo khác chưa có nhà, hoặc ở tạm bợ. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; Về cơ quan thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện; Về nội dung: hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo dân tộc thiểu số: Đối với những địa phương còn quỹ đất: Giao cho hộ nghèo dân tộc thiểu số với mức đất ở tối thiểu là 200m2 cho một hộ sống ở nông thôn. Hỗ trợ nhà ở: Đối với các hộ nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ hiện chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ thì thực hiện phương châm Nhà Nước hỗ trợ một lần (5 triệu đồng/hộ) Phần còn lại huy động cộng đồng giúp đỡ một phần và hộ nghèo tự lực một phần. Vấn đề nước sinh hoạt: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số sống phân tán ở vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt để đào giếng, xây bể dự trữ nước; Về cơ chế thực hiện: ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số về nhà ở, nước sinh hoạt (theo Quyết định 134). Xã
hội hóa các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở thông qua các hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội để thu hút sự hỗ trợ của các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp; Thời gian thực hiện: Từ năm 2006 đến năm 2008. Dự kiến: Tổng số hộ được hưởng chính sách theo QĐ 134/CP là 18.707 hộ, trong đó : Hộ thiếu đất sản xuất 5.130 hộ, hộ thiếu đất ở 1.275 hộ, hộ nhà ở 14.241 hộ, hộ hỗ trợ nước sinh hoạt 14.101 hộ; Về nhu cầu vốn: Tổng vốn là 251.949 triệu đồng. trong đó ngân sách Trung ương 223.021 triệu đồng, ngân sách địa phương 16.278 triệu đồng, Huy động cộng đồng 12.650 triệu đồng.
Ba là: Chỉ đạo thực hiện Dự án khuyển nông – lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, Dự án DANIDA do Đan Mạch tài trợ. Về mục đích: Hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào tổ chức sản xuất và kinh doang, tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập bền vững; Về đối tựng phạm vi: Hộ nghèo có lao động, có đất sản xuất nhưng thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn có điệu kiệu áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, ưu tiên cho các đối tượng là phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Dự án này thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, dân tộc thiểu số; Về cơ quan thực hiện: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các huyện thị xã thành phố thực hiện; Về nội dụng: Trang bị kiến thức và kỹ năng về khuyển nông, lâm, ngư, thông qua áp dụng khuyến nông có sự tham gia của dân, hội nghị đầu bờ, tập huấn trên cớ sở mô hình thực tế. Gắn kết chặt chẽ khuyến cáo tiến bộ kỹ thuật với giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất, bảo quản chế biến, hạch toán kinh tế và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ việc hình thành và tổ chức hoạt động của các tổ chức khuyến nông tự quản như các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm tín dụng – tiết kiệm, nhóm nông dân cùng sở thích, quản lý tổng hợp dịch hại (IPM). Cung cấp các thông tin khoa học và kỹ thuật, thị trường cho nông dân, nhất là người nghèo ở vùng sâu và vùng xa. Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyển nông ở các xã nghèo. Có cơ chế phù hợp về tổ chức đào tạo sử dụng và đãi ngộ với cán bộ khuyển nông cơ sơ. Đào tạo
cán bộ khuyển nông thôn bản về phương pháp tiếp cận cộng đồng; Về cơ chế thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình tập huấn khuyển nông lâm và ngư hướng dẫn tổ chức thực hiện. Giảm dần trợ cấp cho không, tăng sự đóng góp của người dân vào việc áp dụng kỹ thuật tiến bộ. Hỗ trợ chi phí vật tư khoảng 80- 100% đối với khuyển nông cho người nghèo là dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa và 50% đối với người nghèo ở các vùng khác, phần còn lại, huy đông sự đóng góp của dân; Thời gian thực hiện: Từ 2006- 2010. Dự kiến đến hết năm 2010 có 34788 lượt hộ tập huấn, tham gia mô hình hội nghị đầu bờ về khuyển nông lâm ngư; Nhu cầu về vốn và nguồn vốn: 97,913 tỷ đồng. Trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 17,554 tỷ đồng, ngân sách đại phương 1,263 tỷ đồng, huy động cộng đồng 4,200 tỷ đồng.
Bốn là: Chỉ đạo thực hiện Dự án dạy nghề cho lao động nông thôn, Thanh niên dân tộc thiểu số và người tàn tật; Về mục đích: trợ giúp người nghèo có được tay nghề cần thiết để tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập thông qua các khóa dạy nghề ngắn hạn để hộ tìm việc làm tại các doanh nghiệp; Về đối tượng phạm vi: Người nghèo, đặc biệt thanh niên nghèo, người nghèo ở vùng cao, vùng sâu, thiếu đất sản xuất, những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Người mới thoát nghèo cũng tham gia dự án này trong vòng 2 năm; Về cơ quan thực hiện: Sở lao động thương binh xã hội chủ trì, phối hợp với cấp huyện thực hiện; Về nội dung: Nắm được kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn phù hợp để người nghèo có thể tự tạo ra cơ hội việc làm. Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm và cung cấp tín dụng, người học nghề được trợ giúp giới thiệu việc làm miễn phí. Hỗ trợ các trung tâm dạy nghề cấp huyện trang bị dạy nghề phù hợp; Về cơ chế thực hiện: Sở lao động thương binh xã hội xây dựng kế hoạch dạy nghề gắn với giải quyết gắn với giải quyết việc làm cho người nghèo trinh Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức hướng dẫn thực hiện. Nhà nước