Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực giám sát thực hiện

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh điện biên lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo tu nam 2004 den nam 2011 (Trang 92 - 127)

7. Bố cục luận văn

3.3.4.Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực giám sát thực hiện

hiện xóa đói, giảm nghèo, tổ chức giao ban, tổng kết, rút kinh nghiệm định kì ở các cấp quản lý.

Đảng bộ Tỉnh Điện Biên luôn coi trọng công tác dân vận, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cụ thể hóa các Nghị quyết, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Trung ương. Trong đó vấn đề dân tộc luôn được ưu tiên, chú trọng. Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ Tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể xuống các Đảng bộ cơ sở, theo dõi giúp đỡ các xã nghèo, thôn, bản nghèo. Các đảng viên ở cơ sở cũng đều được giao nhiệm vụ vận động, giúp đỡ nhân dân xóa đói, giảm nghèo bền vững. Cơ sở đảng các cấp thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện các chương trình dự án trong Tỉnh.

Thực hiện chính sách dân tộc là chủ trương xuyên xuốt của Đảng và Nhà nước, chính sách dân tộc là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Điều này thể hiện sự chăm lo, ưu ái của Đảng và Nhà nước cho bộ phận dân tộc thiểu số còn đang gặp khó khăn trong cả nước, đặc biệt là các dân tộc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Trong đó vấn đề xóa đói, giảm nghèo là một trong những vấn đề quan trọng cần phải thực hiện thành công để ổn định cuộc sống cho đồng bào. Do đó, Đảng bộ tỉnh Điện Biên cần phải nắm vững chủ trương của Đảng, phối hợp với các ngành các cấp thực hiện thành công mọi chủ trương đó.

Trong quá trình thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở cơ sở thì việc tổ chức giám sát, giao ban, tổng kết định kì là một việc làm hết sức quan trọng. Tổ chức giám sát chặt chẽ sẽ giúp cho việc thực hiện được nghiêm túc, đúng đắn, hiệu quả đem lại sẽ

khả quan hơn. Cùng với đó là việc giao ban, tổng kết rút kinh nghiệm định kì trong cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo sẽ giúp cho các ngành, các cấp nắm được tình hình xóa đói, giảm nghèo kịp thời, chính xác để từ đó hoạch định chính sách, chiến lược cho phù hợp với tình hình mới, đem lại kết quả tốt hơn. Đồng thời, việc giao ban, tổng kết cũng là một cơ hội để các địa phương học hỏi lẫn nhau, rút kinh nghiệm để thực hiện xóa đói, giảm nghèo cho phù hợp và có kết quả cao hơn ở địa phương mình.

* * *

Sau hơn hai mươi năm đổi mới, tám năm năm tách tỉnh, Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đạt được những thành tựu đáng kể, bộ mặt Điện Biên có nhiều thay đổi, cuộc sống của nhân dân các dân tộc nơi đây cũng khá hơn trước rất nhiều. Từ cuộc sống còn nhiều khó khăn như đồng bào nhiều dân tộc thuộc nhiều huyện trong tỉnh sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, người dân không được học hành, không được chăm sóc y tế, không điện, không nước sạch nhân dân Điện Biên đã chủ động được cuộc sống của mình, nhận thức của đồng bào đã thay đổi hẳn, họ chủ động làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Con cái được học hành, thành đạt, được chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ cuộc sống văn minh, xóa dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, các dân tộc. Bên cạnh đó việc xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên cũng còn một số hạn chế, thiếu sót cần sớm được khắc phục

Có được những thành công trên là nhờ có sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự điều hành của chính quyền các cấp. Đồng thời cũng chứng tỏ sự đúng đắn trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề dân tộc nói chung và với cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo nói riêng. Nhân dân Điện Biên ngày càng tin tưởng vào đường lối của Đảng, chủ trương chính, sách của Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên đã để lại một số kinh nghiệm quý báu. Trong đó, kinh nghiệm về sự nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp là chìa khóa thành công trong cuộc thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Những kinh nghiệm đó có giá trị tham khảo trong công tác xóa đói, giảm nghèo hiện nay.

KẾT LUẬN

Xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở miền núi là một chính sách lớn trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Ngay từ rất sớm, Đảng và Nhà nước đã coi việc vận động xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc miền núi là một nhiệm vụ quan trọng, sự thành bại của cuộc vận động này sẽ góp phần vào sự thành công trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc trong tỉnh để giúp đồng bào ổn định cuộc sống, xóa dần khoảng cách giữa cách dân tộc, vùng miền. Từ những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, các ngành, các cấp và nhân dân tỉnh Điện Biên kiên trì thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo thông qua các chương trình, dự án mà Nhà nước đầu tư với các nội dung như : hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, phòng và chống việc trồng cây thuốc phiện, dự án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào và các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt cho đồng bào, dự án sắp xếp lại dân cư…

Sau hơn hai mươi năm cùng với quá trình đổi mới đất nước, đặc biệt là trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ. Đại bộ phận đồng bào dân tộc trong tỉnh đã có cuộc sống ổn định, ấm no hơn, đời sống văn hóa, tinh thần được cải thiện rõ rệt, các hủ tục lạc hậu đã được loại bỏ. Sự thành công to lớn nhất trong công cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã làm thay đổi tư duy, thay đổi cách suy nghĩ của đồng bào trong cuộc sống, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng bào các dân tộc nơi đây đa tự biết vươn lên làm giàu chính đáng, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, không để bị lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên như trước đây.

Sự thành công của công tác chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên là sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ tỉnh, của các cấp chính quyền và của các ban ngành có liên quan. Đồng thời đó là sự cố gắng vươn lên của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chung tay góp sức cùng nhau xây dựng cuộc sống mới ấm no, cùng nhau bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, đoạn tuyệt với đói nghèo và xa hơn nữa là vì sự ổn định và phát triển của Quốc gia trong một chiến lược phát triển toàn diện, lâu dài.

Công cuộc chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh thành công có ý nghĩa rất to lớn không chỉ về mặt kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa cả về trật tự, an ninh, quốc phòng trong tỉnh. Giúp nhân dân ổn định cuộc sống, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, không bị kẻ xấu lôi kéo theo “ Vàng chứ” hay “xưng vua, nổi phỉ” như trước đây. Đồng thời sự chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh thành công cũng góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị ở địa phương.

Mặc dù có những kết quả khả quan, tuy nhiên công cuộc chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Bản chất của vấn đề xóa đói, giảm nghèo của tỉnh liên quan đến các nhóm người, tộc người với các nhu cầu sống như ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, hoạt động văn hóa, giao lưu giữa các vùng… Song thực tế chưa được nhận thức để hoạch định nội dung đầu tư đầy đủ nên thiếu tính bền và toàn diện. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh (2004-2011) đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, có ý nghĩa về tổng kết thực tiễn, lý luận, có giá trị tham khảo trong thực hiện xóa đói, giảm nghèo hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình, Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương (1997), chỉ thị số 23 – CT/TW về lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo.

3. Ban định canh - định cư huyện Điện Biên (1969), Điều tra sơ bộ thực địa 6 xã vùng cao huyện Điện Biên năm 1969.

4. Ban dân tộc tỉnh Điện Biên (2009), Công tác định canh – định cư trên địa bàn tỉnh Điện Biên thực trạng và giải pháp.

5. Báo cáo phát triển của Việt Nam (2000), Việt Nam – tấn công đói nghèo (2002), Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam

6. Bộ lao động - Thương binh xã hội (9-1993), Báo cáo tổng thuật về giảm nghèo đói khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan

7. Bộ lao động - Thương binh xã hội (5-1997), Thông báo số 1751/LĐTBXH về xác định chuẩn đói nghèo năm 1997-1998.

8. Bộ lao động - Thương binh xã hội (1999), hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về xóa đói, giảm nghèo, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội.

9. Bộ lao động - Thương binh xã hội (1999), “Những giải pháp tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo”, hội thảo khoa học, Hà Nội.

10. Bộ lao động - Thương binh xã hội (2001), Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm 2001, Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ công tác xóa đói, giảm nghèo cấp tỉnh và huyện, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội.

11. Bộ lao động - Thương binh xã hội (2005), Xóa đói, giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế, Nxb.Lao động – Xã hội, Hà Nội.

12. Bộ nông nghiệp (1991), chương trình phát triển vùng cao các tỉnh phía Bắc thời kỳ 1991-2000.

13. Bộ nông nghiệp Phát triển nông thôn (2000), Quyết định số 114/2000/QĐ- TCCB, Về việc giao nhiệm vụ chỉ đạo xóa bỏ cây thuốc phiện.

14. Cục thống kê tỉnh Điện Biên: Niên giám thồng kê 2007, xuất bản thánh 6- 2008

15. Chính phủ, Số 1202/CP-NN, Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa năm 1999và kế hoạch năm 2000, Hà nội, Ngày 15 tháng 11 năm 1999.

16. Chương trình người dân vùng cao Việt Nam (lưu hành nội bộ). Ủy ban dân tộc miền núi.

17. Chỉ thị số 04/2008/CT ngày 25 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, Về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo.

18. Chính sách pháp luật của Đảng và Nhà Nước về Dân tộc (2000), Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Cừ, Ổn định chính trị - xã hội trong công cuộc dổi mới ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội 2004.

20. Phan Hữu Dật (1975), Về phát triển các tộc người ở miền Bắc Việt Nam.

Nxb Khoa Học Xã hội, Hà Nội.

21. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các Nghị Quyết của Trung ương Đảng 2001-2004, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991-2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Điện Biên 100 năm xây dựng và phát triển (1909-2009), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Lê Hải Đường (2004)¸ Đổi mới phương thức chuyển giao khoa học và công nghệ vào vùng dân tộc và miền núi, Ủy ban Dân tộc – Viện Dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Hằng (2001), Bàn về mục tiêu, nhiệm vụ và những biện pháp lớn của công tác di dân xây dựng kinh tế mới đến năm 2000, Cục Định canh - định cư và vùng kinh tế mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Hằng, Trần Đình Hoan, Bùi Trọng Thanh (1997),Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb.Lao động – Xã hội, Hà Nội. 31. Nguyễn Quang Hiển, Về tình hình trồng cây anh túc và những người nghiện hút ở Lai Châu. Tạp chí Thông tin Khoa học lao động xã hội số 20, năm 2000.

32. Hà Quế Lâm (2002), Xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay – thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, (2001), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Mười năm thực hiện chính sách lâm nghiệp vì sự nghiệp phát triển nông thôn thế giới. Tạp chí lâm nghiệp số 7/1990.

36. Lê Huy Ngọ (2001), Phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cục Định canh - định cư và vùng kinh tế mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

37. Ngôn Nghiệp (2004), Công tác tuyên truyền ở vùng dân tộc và miền núi trong tình hình mới. Ủy ban Dân tộc – Viện Dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

38. Võ Thị Nguyệt (2010), Xóa đói, giảm nghèo ở Mailaixia và Thái Lan bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Những mô hình thành tựu xóa đói, giảm nghèo (2000), Nxb.Lao động – Xã hội, Hà Nội.

40. Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, Về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác.

41. Quyết định số 170/2005/QĐ-TTG ngày 08 thàng 07 năm 2005 của Thủ tường Chính Phủ, về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng chi giai đoạn 2006-2010.

42. Quyết định số 07/2006/QĐ-TTG ngày 10 thàng 01 năm 2006 của Thủ tường Chính Phủ, Phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng động bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010.

43. Quyết định số 20/2007/QĐ-TTG ngày 05 thàng 02 năm 2007 của Thủ tường Chính Phủ, Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010.

44. Quyết định số 754/QĐ-TTG ngày 18 thàng 06 năm 2007 của Thủ tường Chính Phủ, về việc thành lập ban chỉ đạo của Chính phủ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và chương trình phát triển

kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.

45. Quyết định số 13/QĐ-TTG ngày 06 thàng 12 năm 2007 của Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo, ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo.

46. Quyết định số 31/2007/QĐ-TTG ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính Phủ, về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.

47. Quyết định số 32/2007/QĐ-TTG ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính Phủ, về cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

48. Quyết định số 139/2002/QĐ-TTG ngày 15/10/2007 của Thủ tướng Chính Phủ, về việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh điện biên lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo tu nam 2004 den nam 2011 (Trang 92 - 127)