Trong khuôn khổ những bài ca trữ tình - tự sự, ngoài hai dạng trên, yếu tố tự sự còn xuất hiện ở dạng thức thứ ba, dạng thức kể chuyện xen lẫn cảm
xúc trữ tình. Dạng thức này tuy tần số xuất hiện không nhiều nhưng có một âm hưởng, sắc thái và vai trò riêng. Trong tổng số 463 lời có sự xuất hiện của yếu tố tự sự, dạng thức này đóng góp 63 lời và điều đó cũng đủ khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa “sự” và “tình”.
Thường thường trong các bài ca có sự xâm nhập mạnh mẽ yếu tố tự sự, kết cấu bao giờ cũng chia làm hai phần: Sự và tình. Có thể “sự” xuất hiện trước làm điểm tựa cho “tình”. Hoặc ngược lại, “tình” xuất hiện trước chi phối sự lựa chọn các chi tiết trong “sự”. “Sự” và “tình” tuy thống nhất trong một chỉnh thể trọn vẹn, song lại cần có khoảng độc lập tương đối.
Nhưng với những bài ca ở dạng này, ranh giới giữa tự sự và trữ tình tạm thời bị xoá nhoè, che lấp, “sự” và “tình” giao thoa hoặc quện với nhau trong một sự thống nhất cao độ. “Sự” xuất hiện với số lượng ít ỏi như hòa vào cái dàn trải, mênh mông của cảm xúc trữ tình. Bài ca sau là một ví dụ:
Một mình trong các em buồn
Ra sông xem bóng bồn chồn tâm can Nhìn đâu thấy bóng buồn than
Có tìm các dáng muôn vàn cũng không Lương Quân như thể em trông
Thấy anh mạnh dạn kết chồng nên chăng?
Cái dụng ý kể chuyện đã biểu lộ khá rõ ràng ngay từ dòng đầu tiên. Không gian được xác định chính xác là: trong các, cảnh ngộ được gợi mở cụ thể là: một mình, hành động được miêu tả chi tiết: ra sông, xem bóng, nhìn, thấy, cố tìm... Tất cả đã tạo nên một âm hưởng tự sự trong từng câu chữ. Rõ ràng nếu nói đó là một câu chuyện thì dữ liệu đưa ra chưa đủ để tạo thành cốt truyện. Song trong đó dứt khoát có yếu tố kể và tả.
Quan sát lại bài ca dao một lần nữa, sẽ thấy bài ca không chỉ có chi tiết kể và tả. Ở đó mỗi chi tiết, hành động, sự việc... đều gắn với một trạng thái
tình cảm của con người. Trong các hành động đứng một mình có tâm trạng buồn bã lẻ bóng, gắn với hành động ra sông xem bóng là tâm trạng bồn chồn, gắn với cái nhìn cái trông là nỗi buồn, và gắn với việc cố tìm là trạng thái vô vọng đến não nề.
Tâm trạng của nhân vật trữ tình như được đan cài vào từng sự kiện. Có “sự” có “tình” nhưng chúng vấn vít vào nhau, khó mà tách rời. Và cũng chỉ để cho chúng cạnh sát liền kề thì bài ca mới có sự mạch lạc, mới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn.
Nếu như ở các bài ca thuộc nhóm thể loại tự sự - trữ tình, trong dòng tự sự miên man ấy, thỉnh thoảng có chen vào những thanh âm trữ tình trong trẻo và êm dịu, bài ca như được mềm hoá bởi những dòng tâm trạng, cảm xúc, tính chất kể và tả dường như cũng bớt nặng nề. Với những bài ca này, ta có thể nói “tình” xen vào “sự”. Nhưng xem xét đến các bài kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình, ta chỉ có thể nói ở chiều ngược lại, “sự” xen lẫn vào “tình”. Rõ ràng bài ca có bộc lộ dụng ý kể và tả. Nhưng các dụng ý đó dường như bị mờ đi bởi cảm xúc trữ tình. “Yếu thế” hơn về mặt số lượng, sự như bị hoà vào trong tình phụ thuộc và chịu sự chi phối mạnh mẽ của tình. Có thể tiếp tục chứng minh bằng bài ca dao sau:
Giêng hai ba hết tiết xuân Hoa trái kết có buồn hỡi ai Ong bay về tổ cuối trời
Anh trông người ngọc thấy người ngọc đâu Tư năm sáu chuyển sang hè
Buồn nghe rừng thẳm tiếng ve than sầu Chim kêu xao xác rừng sâu
Anh mong người ngọc thấy đâu bóng người Bẩy tám chín trời vào thu
Buồn trông mây phủ âm u núi ngàn Khảm khắc kêu lạnh cung Hàn Anh mong em ngọc em vàng liệu lo Mười, một, chạp trổ về đồng
Theo trăng vời vợi buồn trong ngân hà Đông về lạnh lắm sương sa
Mình theo người ấy để ta nhớ hoài!
Bài ca có kết cấu theo trật tự thời gian mười hai tháng trong năm. Một kết cấu khá phổ biến trong những bài lượn có sự xuất hiện của yếu tố tự sự. Những mười sáu câu ấy thực sự chỉ có bốn câu có sự xuất hiện của yếu tố tự sự. Và “sự” xuất hiện ấy cũng không tạo được vị thế độc lập. Nó xen kẽ với trữ tình và chịu sự chi phối mạnh mẽ của chủ thể trữ tình. Dường như tình cảm trong lòng bộc phát mà có hành động: nỗi nhớ nhung, chờ đợi buộc chàng trai phải trông, phải mong. Nỗi sầu thảm, buồn bã khiến chàng trai chỉ thấy thiên nhiên u ám lạnh lẽo... Bài ca là những mảng tâm tình khác nhau được sắp xếp, hệ thống hoá theo một đường dây sự kiện nào đó. Sự việc hành động xuất hiện dường như chỉ muốn làm cho cái tâm trạng triền miên kia được bày tỏ rõ ràng mạch lạc hơn. Và vì vậy, ta có một bài ca có sự tham gia của yếu tố tự sự.
Xuất hiện ở dạng thức này, yếu tố tự sự tồn tại khá phổ biến trong những bài ca phong slư. Phong slư là những bức thư viết bằng thơ về tình yêu của lứa tuổi hoa niên. Nội dung của phong slư chủ yếu tập chung trong tất cả cung bậc về tình cảm lứa đôi, tình yêu vợ chồng chung thuỷ bền chặt. Cho nên phong slư mang tính trữ tình đậm đà.
Phong slư chỉ nói về việc yêu nhưng đó là những tình yêu trong bốn mùa của sản xuất nghề nông. Dẫu trong tình yêu say đắm nhưng ngoảnh sang bên cạnh thì thấy ngổn ngang những công việc ruộng nương. Ta thường bắt
gặp trong phong slư, bên cạnh nhưng dòng tâm sự trải dài là những cảnh sinh hoạt:
Người vào ra tới tấp tới bời Lụa là bán khắp nơi hàng phố Thịt cá rượu bán ở hàng hai
Vàng xuyến, gạo bán nơi hàng một Những thiếu nữ lũ lượt bên ngoài Gà vịt bày khắp nơi mua bán hay:
Như vụ lúa cấy vào tháng năm Tháng chạp thấy ai còn gieo mạ Đi đằng trước chớ bỏ đằng sau
Cho nên phong slư cũng có sự tham gia của yếu tố tự sự. Nhưng mọi khung cảnh thiên nhiên, mọi cảnh lao động, sinh hoạt đã được diễn tả một cách nhuần nhuyễn hợp với tâm trạng nhân vật trữ tình. Ở phong slư có thể nói yếu tố tự sự đã được chuyển hóa vào trong trữ tình, trở thành những âm thanh khác lạ trong dòng tâm sự triền miên đó.
Như vậy, xuất hiện ở cấp độ này, ở vị trí thứ yếu, yếu tố tự sự không thể tạo thành một cốt truyện, dù là mờ nhạt. Song tính trần thuật, kể lể trong bài cũng đủ để tự thân nó tạo thành một dạng thức riêng.
* Tiểu kết:
Dân ca là loại hình để hát. Nó không phải là thứ sáng tác để đọc và nghiền ngẫm. Nó sống một cách sinh động và chỉ bộc lộ hết cái hay cái đẹp trên sân khấu nhà sàn, trong môi trường diễn xướng, ở những cuộc trò chuyện giữa trai hoa gái nụ. Và chính môi trường sinh hoạt ấy đã tạo hoàn cảnh và điều kiện cho yếu tố tự sự có thể tích cực tham gia vào thế giới tâm tình của nhân vật.
Thực tế đã chứng minh trong kho tàng dân ca Tày có sự xâm nhập mạnh mẽ của yếu tố tự sự. Con số 463 bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự trong tổng số 2087 bài dân ca Tày là một minh chứng cụ thể. Xuất hiện trong môi trường đầy tính trữ tình này, yếu tố tự sự vẫn khẳng định mình bằng sự phong phú về các dạng thức biểu hiện. Ở chương này chúng tôi đã cố gắng chỉ ra một số dạng thức cơ bản của yếu tố tự sự. Qua quá trình khảo sát và phân loại chúng tôi đã chia yếu tố tự sự ra làm hai loại.
- Những bài ca có cốt truyện. Nhóm những bài ca này lại chia nhỏ làm hai tiểu loại: