Những bài ca kể chuyện trực tiếp, liền mạch.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. (Trang 54 - 66)

Dân ca là thể loại đặc trưng cho loại hình trữ tình dân gian, logic của bài ca chính là logic của sự thống nhất của một hay nhiều trạng thái cảm xúc. Nhưng khi có sự xuất hiện của yếu tố tự sự thì ngoài liên kết cần có của một bài ca trữ tình thì còn cần phải có mối liên hệ gắn kết các sự kiện lại với nhau. Chỉnh thể trọn vẹn của bài ca chỉ có được khi xuất hiện song song hai dạng liên kết này. Dạng thức kể chuyện trực tiếp liền mạch tồn tại như một sự hoà hợp thống nhất giữa hai loại liên kết trên.

So sánh với dạng thức khác trong các bài ca trữ tình tự sự thì kể chuyện trực tiếp liền mạch là dạng thức gần gũi với mô hình cốt truyện hơn cả. Bởi vì, các sự kiện đưa ra kết dính với nhau về mặt ý nghĩa và thống nhất trong việc thể hiện nội dung, chủ đề chung. Song chúng lại chưa đạt được “nồng độ” cần thiết để chuyển sang trạng thái những bài ca tự sự - trữ tình. Hơn nữa,

chất trữ tình lẫn ngay sau và đậm nét hơn hai cấp độ trên rất nhiều. Do đó yếu tố tự sự trong những bài ca này chỉ dừng lại ở dạng kể chuyện trực tiếp, liền mạch. Đa số dân ca Tày có hình thức tự sự này:

Anh cất chân đi dạo tới đây Đến đầu ruộng phía tây bên trái Chân bước còn bến bãi Thạch Lâm Mắt ngược trông mênh mông hoa lá Bướm ong bay rộn rã ngoài trong Thương hoa xót trong lòng mặc bướm Lòng anh càng đau đớn tương tư Thở than cùng với người thương với

Tính chất truyện đã được ngợi ca ngày từ những câu đầu tiên của bài. Càng những câu sau dụng ý kể chuyện của nhân vật càng rõ, các hành động được mô tả cụ thể: cất chân đi dạo, đến, bước vào...đã xâu chuỗi thật chặt chẽ để tạo nên sự kết dính cho toàn bài ca. Chỉ đến hai câu cuối cùng ta mới thấy tâm trạng bộc lộ thật rõ, trong những vần thơ đầy cảm xúc yêu thương:

Lòng anh càng đau đớn tương tư Thở than cùng với người thương với.

Rõ ràng nếu nói đó là một câu chuyện có cốt truyện đàng hoàng thì chưa đủ, song trong đó dứt khoát có yếu tố kể và tả chứ không chỉ có tâm trạng.

Trong những bài ca dạng này, “sự” thường xuất hiện trước làm nền cho “tình” xuất hiện, “tình” gợi ra sau làm cho “sự” trở nên mượt mà ý nhị. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa “sự” và “tình” một mặt đã nói sâu sắc và kín đáo trạng thái cảm xúc trữ tình, mặt khác còn tạo nên logic liền mạch chặt chẽ cho toàn bài ca. Có thể tiếp tục chứng minh điều này qua một bài dân ca sau:

Nghe tiếng nói rì rầm nhà dưới Nghe tiếng nói thủ thỉ nhà trên Nghe tiếng cười nhà bên Nghe tiếng nói ngoài sân

Anh liền đặt bát cơm dở xuống Mắt liền liếc ra cửa sổ

Chân liền bước xuống thang Không có lửa khác sáng Cứ ngỡ rằng sáng trăng Hoá ra có gái ngoan về làng

Ngay từ những câu đầu tiên chàng trai đã muốn chia sẻ với người nghe bằng tâm sự “ hôm nay”. Nhưng câu sau càng rõ dụng ý kể chuyện.Trên các giai điệu rộn ràng của tình cảm hồn nhiên bộc trực là dồn dập những hành động như: về, nghe, dệt, liếc... Tất cả đã được chính anh kể lại, trực tiếp và chân thành. Ở đây tuy chưa kịp thấy người đẹp, mới chỉ nghe thôi mà lòng chàng trai đã rạo rực hẳn lên, dường như bị một sức mạnh huyền bí nào đó lôi cuốn, không thể cưỡng lại được:

Nghe tiếng nói rì rầm nhà dưới Nghe tiếng nói thủ thỉ nhà trên Nghe tiếng cười nhà bên Nghe tiếng nói ngoài sân

Anh liền đặt bát cơm dở xuống Mắt liền liếc ra cửa sổ

Chân liền bước xuống thang

Các hành động liên tiếp nối liền theo trật tự thời gian được xâu chuỗi lại càng bộc lộ mãnh liệt cái mạch ngầm trữ tình ẩn đằng sau câu chữ. Ý tứ xa

xôi cứ dần được hé lộ. Và đến câu cuối cùng, khi “sự” tạm thời khép lại thì lời làm quen tình tứ mới được hé lộ:

Hóa ra có gái ngoan về làng

Có thể nói bài ca là tâm trạng điển hình của các chàng trai trước giờ phút gặp gỡ. Có điều khác là thay lời phô bày trực tiếp, tâm trạng đó lại được kể lại bằng một hoạt động dồn dập, chắc khoẻ. Cảm xúc được ánh lên từ những sự việc hành động cho nên “sự” và “tình” đan xen, vấn vít vào nhau. Như vậy sự xuất hiện của lối miêu tả, kể lể, dù chưa tạo ra được một cốt truyện song cũng đã xâu chuỗi các sự kiện lại, càng cộng hưởng với nhau trong việc diễn tả trọn vẹn cảm xúc chân thành, sôi nổi trong lòng chàng trai Tày.

Xu hướng sử dụng lối kể chuyện tạo nền cho cảm xúc trữ tình bộc lộ khá phổ biến trong những bài miêu tả trai gái gặp gỡ, trao đổi tình cảm với nhau. Ngoài bài ca trên, có thể kể đến rất nhiều bài ca khác, lời ca làm quen tình tứ sau là một ví dụ:

Hôm nay ra cửa giờ lành

Thấy con cá chép nép mình bên sông Mua chài em tới Cao Bằng

Cá ở vực chẳng ở nông bao giờ Nay trông thấy cá bất ngờ

Muốn trao câu chuyện thời giờ thế nao Người đâu chủ nói chả chào

Có duyên được gặp biết bao thoả lòng Em xin chào trước mặt chàng

Biết chào anh có thưa không mà chào Vừa chào vừa ngượng làm sao?

Làm quen là một phần của cuộc yêu đương. Bản thân nó chứa đựng tất cả tấm chân tình sự tài hoa, và cả cái duyên may đồng điệu giữa hai con người. Cách làm quen của dân tộc nào mang dấu ấn của dân tộc ấy. Cung cách thâm trầm của người Tày với cái kín đáo ê lệ thường thấy của người con gái khiến cho cô gái trong trường hợp này không thể trực tiếp vấn đáp đối phương. Nhưng tình cảm tha thiết trong lòng cũng khiến cô không thể im lặng mà nhìn người thương. Thông minh và cũng không kém ý nhị duyên dáng, cô gái đã chủ động tạo cơ hội làm quen bằng cách thức rất riêng.

Hôm nay ra cửa giờ lành

Thấy con cá chép nép mình bên song Mua chài em tới Cao Bằng

Cá ở vực chẳng ở nông bao giờ.

Tính chất “truyện” xuất hiện ngay từ những dòng đầu tiên. Cũng trong những dòng đầu tiên trên ấy, trong các việc lựa chọn giờ lành để đi ra khỏi cửa, hình như đã hàm ý một điều gì sâu xa kín đáo, muốn nói là chưa tiện nói. Vẫn cái đà câu chuyện, cô gái lại tiếp tục kể lể sự việc. Sự việc hành động rất rõ ràng và chặt chẽ, nhưng người nghe vẫn thấy một cái gì vu vơ khó hiểu. Ý tứ của bốn câu đầu dường như vẫn chưa được lý giải, cắt nghĩa.

Câu thứ năm vẫn nối tiếp sự việc bằng một cảm xúc đó rất mơ hồ: Nay trông thấy cá bất ngờ

Nhưng chính trong từ “bất ngờ” ở cuối câu mà hình như hé lộ một điều gì. Có một điều gì dường như là lơ lửng vừa muốn nói lại vùa như muốn giấu kín trong câu này. Cho đến câu thứ sáu:

Muốn trao câu chuyện thời giờ thế nao?

Cái điều muốn nói cũng đã được trực tiếp nói ra. Sau tất cả những sự việc gợi dẫn, cái câu hỏi đầy e ấp, thẹn thùng nhưng cũng đầy chủ động, tự tin đã được bộc lộ. Năm câu còn lại tiếp tục làm nhiệm vụ phô bày nội dung ý tứ

kết bạn cũng như tâm trạng còn đang bối rối, ngượng ngùng. Đến đây, bài ca đã ngả hẳn sang dòng mạch trữ tình. Yếu tố tự sự chỉ xuất hiện trong năm câu đầu nhưng trong năm câu ngắn gọn đó cũng đủ thấy cái nội dung kể chuyện, cái duyên cớ tự sự của bài ca.

Những bài ca dao thuộc dạng kể chuyện trực tiếp, liền mạch đặc biệt phổ biến trong những bài ca thuộc các chương tông, vọng – những chương nói về tâm trạng mong đợi trông chờ người thương. Những bài lượn này bao giờ cũng được mở đầu bằng công thức trông trời, trông mây, trông trăng... chính từ cái công thức mang đậm tính ước lệ này ta sẽ nhận ra yếu tố tự sự hiện lên trong từng câu từng chữ. Sau khi tạo được những lời vào đầu vững chắc, cảm xúc mới được bộc lộ. Và cái nắng, mưa, sương, móc trong cách kể lể của chàng trai, cô gái đã tạo ra một không khí vắng lặng, một tâm trạng bâng khuâng một chiều sâu thương nhớ vời vợi:

- Tháng tám anh trông mây theo núi Mây đi mây chẳng lại với ngàn Thân buồn cùng bạn đường quá đỗi Lòng bứt rứt khốn nỗi vô cùng Tối trời lại tưng bừng trời sáng

Biết cửa nhà đã định hay chưa. Bạn ơi! Thân em chỉ yêu thật một chàng

- Tháng bảy anh trông móc, mù, sương Đêm ngồi trông trăng suông đến sáng Bốn phương sương lai láng kín trời ... Ngày vắng em làm việc giữa rừng

Nắng dịu em nhớ anh thương anh với Ta sinh đã gắn bó làm đời

Nắng xiên xem bóng rơi em hỡi Đêm trằn trọc vời vợi hãy thương Ngày vắng nhớ đến mường anh với.

Xét từ nhiều bài ca trong kho tàng dân ca Tày, có thể nhận thấy yếu tố tự sự xuất hiện với cấp độ những bài ca kể chuyện trực tiếp liền mạch chiếm một số lượng lớn, và có thể nói là lớn nhất so với tương quan còn lại. Trong tổng số bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự có tới 316 bài thuộc dạng này. Chưa nói tới các nhân tố khác, chỉ xét riêng về mặt số lượng, tần số xuất hiện như vậy cũng đủ chứng minh ưu thế hơn hẳn của dạng thức này trong địa phận những bài ca có sự xuất hiện của yếu tố tự sự.

2.2.2 Những bài ca kể chuyện bâng quơ.

Như ta đã nói ở phần trên, dân ca với đặc trưng thuộc về loại hình trữ tình dân gian, cho nên yếu tố tự sự xuất hiện trong một bài ca cụ thể hoàn toàn không phải là yếu tố chủ đạo. Không thể phủ nhận là yếu tố này xuất hiện đã đem lại những bài ca những sắc mầu riêng, âm điệu riêng nhưng phải thừa nhận một điều là yếu tố này xuất hiện chỉ đóng vai trò phụ thuộc. Do vậy mà yếu tố tự sự xuất hiện không chịu những quy định quá chặt chẽ như trong tác phẩm tự sự. Điểm khác biệt lớn với một tác phẩm tự sự là không phải lúc nào yếu tố tự sự xuất hiện cũng kéo theo một hệ thống các sự kiện có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có một số lớn các bài ca có xuất hiện của yếu tố tự sự thế nhưng các sự kiện gần như không ăn nhập với nhau. Điều đó đã hình thành nên một loại hình mới trong hình thức biểu hiện của yếu tố tự sự – dạng thức kể chuyện bâng quơ.

Dấu ấn đặc trưng của các bài ca này là có sự xuất hiện lời kể của nhân vật, nhưng ngoài câu chuyện được kể, trong bài ca còn có rất nhiều chi tiết không đầu không cuối, không “ăn nhập” vào “mạch truyện”.

Theo kết quả khảo sát, có 20 bài ca được xếp vào dạng này và dễ dàng tìm được một bài để chứng minh:

Tháng năm ruộng bỏ không cày Vào vụ mùa này lắm đất nhiều công Tháng mười gặt lúa chưa xong Thóc rơi thân gãy phí công cấy cày Hoa xuân cũng héo cuối ngày Gái tơ không bạn hèn thay ai cầu Thấy rồi đèn sắp cạn dầu

Bấc ngắn ta nối đỡ sầu đèn chong Cạn dầu là bỏ đèn không

Khuyên mời nào bạn dặm trường lượn vui.

Tính chất “truyện” được gợi ra ngay từ những dòng đầu tiên. Bốn dòng đầu hoàn toàn là công việc làm ăn của nhà nông. Nếu đi theo đúng mạch tự sự này, bài ca sẽ lại là một bản tổng kết kinh nghiệm canh tác hoàn chỉnh của những con người quanh năm gắn bó với công việc ruộng đồng. Nhưng hai câu năm, sáu xuất hiện mạch thơ chuyển hẳn sang trữ tình:

Hoa xuân cũng héo cuối ngày Gái tơ không bạn hèn thay ai cầu.

Hai câu này có thể là lời chê bai, khích bác của chàng trai trước một cô gái quá kiêu kì, hoặc cũng có thể là lời cay nghiệt của những kẻ ác tâm độc miệng...Nhưng dù là của ai thì những lời buông ra đều là những lời rất nặng nề, không kiêng nể. Có thể vì thế mà chủ nhân của nó không thể nói ngay, nói thẳng. Cho nên nó phải ngụy tạo dưới bốn câu đầy chất tự sự, dù rằng giữa “sự” và “tình” gần như không có sợi dây liên hệ.

Ba câu tiếp theo lại làm cho sợi dây liên hệ thêm lỏng lẻo: Thấy rồi đèn sắp cạn dầu

Bấc ngắn ta nói đỡ sầu đèn chong Cạn dầu là đèn bỏ không

Nhìn giữa các sự kiện trong toàn bài, đâu là cái logic của bốn câu đầu với ba câu này? Bản tổng kết ngắn gọn về kinh nghiệm nhà nông dường như không thể đứng trong trường liên tưởng với hình ảnh “đèn sắp cạn dầu”. Bài ca chỉ là sự lắp ghép các câu rời rạc lại trong một bài lượn. Nhưng giữa cái không logic của sự kiện ấy lại là sự phù hợp đến thống nhất của một tâm trạng:

Khuyên mời nào bạn dặm trường lượn vui

Bài ca đã đi từ việc kể lể công việc nhà nông, đến sự việc miêu tả ngọn đèn dầu với một hàm ý sâu xa. Rõ ràng nếu đem đối chiếu với yêu cầu về tính chặt chẽ và trọn vẹn của một văn bản thì bài ca đã phạm một lỗi rất lớn về logic. Nhưng chính trong cái sự chẳng ăn nhập gì của tình tiết lại là một sự thống nhất cao độ, thống nhất trong chức năng bày tỏ tâm tư nguyện vọng của chủ thể trữ tình. Dường như người hát ở đây chỉ muốn tìm một cái cớ để đối phương có thể dừng lại cất lên tiếng hát lời ca, vui bản vui mường. Tự sự dưới hình thức những mảnh ghép bâng quơ đã thay lời mời mà nói lên tất cả.

Có những trường hợp việc sáng tác và hát dân ca là một công việc được chuẩn bị từ trước. Chẳng hạn khi tổ chức một đêm lượn trên sân khấu nhà sàn, những tập thể ôn lại hệ thống câu hát cũ, còn nghĩ trước một số câu hát mới để chuẩn bị đem vào cuộc hát. Song thường thì vui sáng tác dân ca có tính chất ngẫu hứng, ứng tác. Và khi đó khâu sáng tác và khâu diễn xướng không tách rời nhau mà được thực hiện đồng thời, trong khoảnh khắc nhất định. Điều đó tạo nên những đặc điểm riêng biệt trong cấu tứ của loại hình trữ tình dân gian.

Có những câu hát hình thành trên cơ sở cấu tứ ngẫu nhiên, tản mạn, do đó về mặt hình thức nó có thể không logic, nhưng trong mạch ngầm văn bản nó vẫn có mối liên hệ của sợi dây tình cảm. Bài ca trên là một ví dụ tiêu biểu.

Trong tương quan với các dạng thức khác của yếu tố tự sự trong loại hình trữ tình, dạng thức này xuất hiện không nhiều. Nhưng chính dạng thức này ta thấy rất rõ sự chi phối mạnh mẽ của loại hình trữ tình khi cho phép yếu tố tự sự xuất hiện trong bài ca.

Dạng này không chỉ xuất hiện ở mảng ca dao tình yêu mà còn phổ biến trong những bài hát ru mà nhân vật trữ tình là người mẹ hoặc người chị.

Ru em, em ngủ Ngủ say ngủ kĩ

Ngủ chờ mẹ đi lí kiếm cá về Ngủ chờ mẹ ra đồng bắt luốm Luốm lép được hai bầu

Luốm lầu được hai ống Chim sẻ được nhiều con Một con đi giặt tã

Một con đi nhuộm chỉ Một con về đưa nôi

Một con rửa bát đũa sớm trưa Một con đuổi trâu bò về trại Một con ngồi cửa sổ

Một con ghé lại nằm cạnh bé.

Đúng như cái tên bâng quơ, dạng thức này là tiếp hợp các mẩu chuyện

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)