Yếu tố tự sự trong văn học dân gian

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. (Trang 27 - 31)

Trong các tác phẩm trữ tình, nguyên tắc tái hiện đời sống trong tính chủ quan đã đặt cái tôi tự bạch, tự biểu hiện của tác giả vào vị trí trung tâm tổ chức và chi phối thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Trong tác phẩm trữ tình cũng có sự việc nhân vật chi tiết đời sống... song chúng chỉ là những sự việc thuần tuý nhằm khách quan hoá, cụ thể lượng thông tin nội cảm - cái mà chủ thể trữ tình muốn biểu hiện. Chính vì thể loại hình trữ tình là nghệ thuật biểu hiện trong sự phân biệt với nghệ thuật miêu tả vốn là đặc trưng của loại hình tự sự.

Nhưng trong quá trình tìm hiểu về dân ca sinh hoạt của người Tày- một loại hình trữ tình dân gian tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy có nhiều bài tác giả dân gian lại trình bày ý tưởng, tình cảm của mình dưới hình thức đời sống đã được cải tạo lại. Xét về bản chất, đó là một hình thức chủ quan nhưng xét về mặt ngoại hình ít nhiều mang tính khách quan gián tiếp.

Ở những bài dân ca đó, tác giả thường miêu tả rộng rãi các hiện tượng của đời sống cho một hình thức lý tưởng nhất định. Nói theo Gulaixep “xét về đối tượng và cách thể hiện là tự sự nhưng cái giọng cơ bản thì lại hoàn toàn trữ tình”. Bài ca sau là một ví dụ :

Màn đêm sáp phủ bản mường Chim ngàn xao xác về rừng tổ xa Thấy đôi phượng hạc bay qua Đậu ngay cửa sổ cành hoa nở đầy Lại sang cây nhãn nhẹ bay

Hai ta khác chốn lúc này gặp nhau Hỏi ai xui khiến trước sau

Hay là nguyệt lão biết đâu duyên trời ?

Bài ca rõ ràng là lời kết bạn đầy tình tứ và duyên dáng của nhân vật trữ tình. Nhưng mở đầu lại là lời kể, dụng ý kể chuyện bắt đầu bằng hình ảnh hết

sức gợi cảm “Màn đêm sáp phủ bản mường” càng vế sau cái dụng ý đó càng trở lên rõ nét. Chỉ đến hai câu cuối khi cái dòng tự sự ở đầu tạm thời khép lại thì cái mạch trữ tình mới mở ra:

Hỏi ai xui khiến trước sau

Hay là nguyệt lão biết đâu duyên trời ?

Rõ ràng nếu gọi đây là một câu chuyện thì không phải nhưng trong đó rứt khoát là có yêu tố kể và tả, chứ không thuần túy chỉ là trữ tình.

Những bài dân ca kiểu vậy trong kho tàng dân ca Tày không phải hiếm. Mỗi bài thường ghi lại một sự việc một sự kiện triển khai thành một bức tranh cụ thể qua lời trần thuật trữ tình của tác giả hay nhân vật. Trong lượng thông tin mà người đọc tiếp nhận được trong các bài ca đó không thể không thừa nhận có cả lượng thông tin sự việc. Về thực chất, lượng thông tin sự việc đã được nhận thức thẩm mỹ điều chỉnh lại theo quy luật riêng của loại hình trữ tình. Yếu tố tự sự như trần thuật, sự kiện, nhân vật... ở đây một mặt tác động và chừng nào đó đã thay đổi kết cấu trữ tình, nhưng mặt khác lại chịu sự qui định của kết cấu mang tính chất của chỉnh thể trữ tình. Chúng tôi gọi đó là sự xâm nhập của yếu tố tự sự vào loại hình trữ tình. Sự xâm nhập này đem đến các bài ca trữ tình khả năng tái hiện lại những hiện tượng đời sống như trực tiếp miêu tả cảnh thiên nhiên hoặc thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối liên tục. Nhưng khác với phương thức tự sự, sự tái hiện này không mang mục đích tự thân mà chỉ nhằm tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng.

Yếu tố tự sự xuất hiện trong bài ca không chỉ với số lượng phong phú mà còn dưới nhiều biểu hiện khác nhau. Những biểu hiện này có lúc đậm sắc thái kể chuyện nhưng cũng có lúc mờ nhạt đi bởi cảm xúc trữ tình, trong quá trình khảo sát phân loại, chúng tôi nhận thấy có thể chia yếu tố tự sự trong dân ca Tày ra làm hai tiểu loại:

- Những bài ca có cốt truyện

- Những bài ca không có cốt truyện

Vấn đề này chúng tôi sẽ trở lại sâu hơn, cụ thể hơn trong các chương tiếp theo.

Tóm lại cần phải khẳng định một lần nữa sự có mặt của yếu tố tự sự trong dân ca Tày, sự xuất hiện này có lúc biểu hiện ra bằng lời trần thuật, miêu tả hành động, cử chỉ của nhân vật trực tiếp xuất hiện trong bài ca, cũng có khi nó chỉ dừng lại ở một duyên cớ, một lời đưa đẩy. Nhưng dù xuất hiện dưới hình thức nào thì mục đích cuối cùng của nó cũng là làm nền tảng ngọn nguồn cho cảm xúc trữ tình bắt mạnh vào để bộc lộ giãi bày.

* Tiểu kết:

Tóm lại qua các công trình nghiên cứu, qua quá trình khảo sát và phân tích dân ca sinh hoạt của người Tày, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện của yếu tố tự sự trong mảng dân ca này. Yếu tố ấy có các cung bậc đậm nhạt, mầu sắc khác nhau, đã biểu hiện ra trong sự phong phú, đa dạng của các lời ca. Yếu tố ấy xuất hiện đã đem đến cho cảm xúc trữ tình những sắc thái mới lạ, hấp dẫn.

Tuy nhiên, hiện nay rất khó tìm cho khái niệm này một nội hàm chung nhất, đầy đủ nhất và toàn diện nhất. Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về yếu tố tự sự trong dân ca Tày. Song ở chương có tính chất tiền đề lý luận này, chúng tôi cũng cố gắng xác định một số khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc tìm hiểu vấn đề này ở các chương tiếp theo. Chương này chỉ có tính chất giới thiệu khái quát. Những biểu hiện cụ thể cũng như vai trò của yếu tố tự sự sẽ được chúng tôi trình bày rõ hơn ở các chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. (Trang 27 - 31)