Thành tựu đạt đƣợc của liên minh công nông trí thức ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh công nhân nông dân tri thức ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 29 - 41)

Phú Thọ

2.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế

* Liên minh công- nông- trí thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ngành, lao động, thành phần kinh tế…) theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Về cơ cấu ngành: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 33,2% năm 1997 lên 37,6% năm 2005; tỷ trọng nông lâm thuỷ sản giảm từ 33,1% năm 1997 xuống còn 28,7% năm 2005; tỷ trọng dịch vụ vẫn giữ ở mức 33,7%.[ Phụ lục 1]

Tương ứng đó là, về cơ cấu lao động, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động xã hội tăng từ 10,7% năm 2000 lên 16,4% năm 2005; lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 9,5% năm 2000 lên 13,5% năm 2005; tỷ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 79,8% năm 2000 xuống còn 70,1% năm 2005.[ Phụ lục 2]

Những chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động trên đây mang tính tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chỉ có thể đạt được khi hàm lượng công nghiệp và hàm lượng chất xám đến được nhiều hơn với nông nghiệp, nông dân, nghĩa là thực hiện tốt hơn sự liên minh công- nông- trí thức. Cũng do vậy chúng ta nhận thấy sự chuyển dịch hiện nay vẫn còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp và tỷ trọng lao động nông nghiệp vẫn còn cao chiếm hơn 50% tổng số.

Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế cũng là biểu hiện trong thực tế liên minh công- nông- trí ở nước ta nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng. Đối với tỉnh Phú Thọ, nhận thức đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ nguồn nhân lực,

Khuất Thị Thư 24 K34B - GDCD

hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, liên kết đầu tư, bao tiêu sản phẩm… từng bước đưa doanh nghiệp vào môi trường đầu tư quốc tế. Với chính sách phát triển thông thoáng đó, các thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của mình và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế Nhà nước (biểu trưng sức mạnh kinh tế của công nhân và trí thức mới XHCN…) được đổi mới, sắp xếp lại theo đúng tinh thần của Trung ương Đảng. Trong 4 năm (2001- 2004) đã chuyển đổi 44 doanh nghiệp. Năm 2005, hoàn thành thủ tục chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước cho 26 doanh nghiệp, các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, hoạt động có hiệu quả hơn, sản phẩm từng bước đáp ứng nhu cầu hội nhập. Kinh tế Nhà nước chiếm 36,4% GDP, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào ngành chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế dân doanh, trong đó có thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ) - biểu trưng cho sức mạnh kinh tế của nông dân, được khuyến khích phát triển khá nhanh, quy mô được rộng mở hình thức đa dạng. Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng V khóa VIII, đến năm 2008, toàn tỉnh có 443 hợp tác xã, 1.056 doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, trên 47.000 hộ kinh doanh cá thể. Do môi trường đầu tư thông thoáng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần này được cải thiện rõ rệt. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh, hoạt động hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 49,7 GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (với số lượng đông đảo): nhờ có các chính sách ưu đãi, thu hút vốn đầu tư, tập trung giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn vướng mắc… nên có bước phát triển khá, mở rộng thị trường, thu hút một vạn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh, tốc độ tăng

Khuất Thị Thư 25 K34B - GDCD

trưởng được nâng cao, chiếm 13,9% GDP, là cầu nối quan trọng để chuyển giao công nghệ với thế giới, giao thương quốc tế.

* Liên minh công - nông - trí thức góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp, nâng cao năng lực của nông dân, xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm qua, nông nghiệp của tỉnh liên tục phát triển khá. Giai đoạn 1997-2000, sản xuất nông lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tiếp tục phát triển, góp phần quan trọng vào tăng truởg kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định kinh tế- xã hội, tốc độ tăng trưởng là 5,91%, cao hơn mức tăng của cả nước(cả nước là 4,87%). Giai đoạn 2001- 2005, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, các chỉ tiêu đều vượt mức đề ra. Giá trị sản xuất bình quân tăng 8,1% năm, trong đó trồng trọt tăng 7,06%, chăn nuôi tăng 10,02%, lâm nghiệp tăng 10,4%, thuỷ sản tăng 7,6%. Giai đoạn 2006- 2008 đã có bước tăng trưởng tương đối vững chắc, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư đáng kể với tổng kinh phí là 1.132.213 triệu đồng để phục vụ sản xuất và đời sống; giá trị sản lượng nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn này tăng bình quân 3,2%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 2,4%, lâm nghiệp tăng 5,2%, thủy sản tăng 13,2%/

Về cây công nghiệp chủ lực: về diện tích, sản lượng, năng suất cây chè

tăng nhanh: giai đoạn 1997- 2000 là 3,31%. Năm 2005 đạt 69,5 nghìn tấn, tăng 40,2 nghìn tấn, chè qua chế biến tăng 18,2 nghìn tấn so với năm 2000, chè xuất khẩu đạt 17.000 tấn và tính đến nay với diện tích là hơn 15.600 ha, sản lượng chè thu được hàng năm là 11,6 nghìn tấn chè búp tươi, sản lượng chè qua chế biến đạt hơn 5,5 nghìn tấn. Là một tỉnh đứng thứ 2 về xuất khẩu chè trong cả nước. Đã hình thành những vùng chè tập trung ở các tỉnh: Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Phù Ninh.

Khuất Thị Thư 26 K34B - GDCD

Về chăn nuôi gia súc gia cầm: chăn nuôi gia súc gia cầm tăng trưởng với

tốc độ khá. Phong trào chăn nuôi bò thịt bắt đầu đạt được kết quả, có triển vọng phát triển tốt. Chương trình nuôi bò sữa triển khai từ năm 2003 đến năm 2005 có 749 con. Đàn trâu năm 2008 so với năm 2005 tăng 9,8%, đàn lợn tăng 26,7%, gia sức gia cầm tăng 20,26%. Bước đầu hình thành vùng chăn nuôi lợn tập trung xuất khẩu ở thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao.

Về chương trình nuôi trồng thuỷ sản: Sau khi quy hoạch được phê

duyệt đã triển khai tích cực việc xây dựng trại giống, chuyển giao công nghệ cho các huyện, thành thị. Do vậy, diện tích nuôi trồng trong các năm 1997- 2000 tăng bình quân là 10,54%. Năm 2005 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 7656 ha, tăng 62,7%, sản lượng thủy sản các loại đạt 11,7 ngàn tấn. Từ năm 2006 - 2008 chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản được thêm 950ha, năm 2008 tổng sản lượng thủy sản các loại đạt 16,4 ngàn tấn, tăng 4,7 ngàn tấn so với năm 2005.

Về sản xuất lâm nghiệp: có nhiều tiến bộ, độ che phủ của rừng đạt 35,8% năm 2000 lên 45,2% năm 2005 và tới năm 2008 tăng lên 48,7%. Trồng mới được 27,7 nghìn ha rừng tập trung. Khoanh nuôi, bảo vệ 38- 40 nghìn ha. Tài nguyên rừng tiếp tục được bảo vệ và phát triển tốt hơn. Nạn phá rừng làm nương rẫy tiếp tục được hạn chế. Hình thành được vùng nguyên liệu giấy trên 30.000 ha, phân bố ở 10 huyện, hàng năm cung cấp cho công ty giấy Bãi Bằng 5000- 6000 tấn nguyên liệu giấy.

Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể, một số sản phẩm xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới.

Kết cấu hạ tầng được quan tâm, đầu tư nhiều hơn, bộ mặt nông thôn, đời sống của nông dân có bước cải thiện. Trong những năm qua đời sống của nông dân được nâng lên đáng kể. Số hộ nghèo giảm nhiều so với thời kì trước.

Khuất Thị Thư 27 K34B - GDCD

Cuộc sống vật chất và tinh thần của người nông dân đều được tăng lên. Số làng, xã, khu văn hoá ngày càng nhiều, các hoạt động văn hoá văn nghệ thường xuyên diễn ra. Ngày nay không còn cảnh người dân háo hức chờ xem tivi như trước, mà hầu như mỗi nhà đều có 1 tivi và một xe máy làm phương tiện đi lại.

Những biến đổi này của nông dân, nông nghiệp nông thôn là kết quả sự tích cực của công nhân, trí thức đến với nông dân bằng việc thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoa, thuỷ lợi hoá, ứng dụng công nghệ sinh học, đưa thiết bị, khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nông thôn… đó là kết quả của việc áp dụng những thành tựu kĩ thuật của các nghành khoa học vào trong nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, các biên pháp canh tác hiện đại…đó là kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học, những tri thức.

2.2.2. Trên lĩnh vực chính trị

Trong những năm qua, trên cơ sở của đoàn kết công, nông, trí thức mà tạo nên sức mạnh to lớn giữ vững an ninh tỉnh, đã chủ động nắm chắc tình hình, đề ra các biện pháp đấu tranh có hiệu quả với các hoạt đông “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Tập trung lãnh đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh. Thường xuyên chú trọng công tác xây dựng lực lượng vũ trang, bổ xung hoàn thiện phương án tác chiến, luyện tập, diễn tập, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện ngày càng vững chắc. Hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân, công tác giáo dục quốc phòng; tăng cường quản lí nhà nước về quốc phòng an ninh. Chủ động triển khai các kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Phát hiện sử lý kịp thời các địa bàn phức tạp về an ninh nông thôn, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường sức mạnh tổng hợp thế

Khuất Thị Thư 28 K34B - GDCD

trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào tự quản về an ninh trật tự; kiềm chế sự gia tăng tội phạm, giảm thiểu tai nạn giao thông. Phát hiện sử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, tiêu cực góp phần duy trì kỉ cương pháp luật.

Các hoạt động chính trị thu hút sự tham gia của tất cả các giai tầng trong xã hội. Đối với công nhân viên chức, các cấp công đoàn đã bám sát nhiệm vụ của tổ chức, các sự kiện chính trị trọng đại trong cả nước, của tỉnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong công nhân viên chức lao động với nhiều nội dung, hình thức đa dạng phong phú, phù hợp với từng địa bàn, ngành, nghề, cơ sở và các đối tượng công nhân viên chức lao động. Tập trung tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn, tuyên truyền Nghị quyết hội nghị lần thứ VI, VII Ban chấp hành trung ương khoá X về “tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”… Bên cạnh đó, công nhân viên chức cũng tham gia vào công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Cụ thể như, tiến hành đánh giá, kiểm điểm thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa uỷ ban nhân dân với tổ chức công đoàn cấp tỉnh Phú Thọ năm 2008 và xây dựng chương trình phối hợp hoạt động năm 2009 . Báo cáo đánh giá kết quả chương trình phối hợp thống nhất hoạt động giữa Uỷ ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên vơi tổ chức công đoàn tỉnh Phú Thọ, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước năm 2006 - 2007 và chương trình phối hợp hoạt động năm 2008 - 2009. Báo cáo kết quả kiểm tra lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của tổ chức công đoàn Phú Thọ năm 2006 - 2007 báo cáo tổng liên đoàn và tỉnh Phú Thọ … Đối với nông dân, tập hợp nông dân trong các tổ chức hội, thường xuyên tổ chức các buổi học về chính trị, tuyên truyền cho nông dân hiểu chủ trương chính sách của Đảng và

Khuất Thị Thư 29 K34B - GDCD

Nhà nước. Tiến hành xây dựng sơ kết kế hoạch 3 năm thực hiện chỉ thị 26/TTG của Thủ tướng Chính phủ về tạo điều kiện để nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Phối hợp với Ban kiểm tra Trung ương Hội Nông dân Việt Nam kiểm tra một số đơn vị trong tỉnh về thực hiện quy chế dân chủ và thực hiện chỉ thị 26/ TTG của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo mở 13 lớp bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân tại các huyện, thành thị trong tỉnh, phối hợp với trường chính trị tỉnh mở lớp bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Năm 2008 có 1697 cán bộ hội được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội (trong đó tại trung ương 36. học tại tỉnh 76, học tại trung tâm chính trị huyện 1585), đạt 106% kế hoạch trung ương giao. Với những hoạt động này với sự tham gia của nôg dân, công nhân viên chức lao động, đã góp phần vào thực hiện dân chủ cho chính những người dân, giúp họ nhận thấy sự ưu việt của chế độ xã hội mới, đảm bảo ổn định về chính trị.

2.2.3 Trên lĩnh vực văn hoá xã hội

* Liên minh công - nông - trí thức thể hiện thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ.

Trong những năm qua, thực hiện mục tiêu phát triển của tỉnh đề ra, thông qua thực hiện giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, trí thức có tác động rấ lớn đến xây dựng nguồn lực công nhân và nông dân, đến phát triển công nghiệp và nông nghiệp…

Ngành giáo dục đã góp phần quan trọng củng cố vào kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, triển khai tích cực việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở tỉnh, theo mục tiêu chung của cả nước. Giai đoạn từ 1997- 2005 giáo dục mầm non đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt thành tích to lớn. Các xã, phường trong toàn tỉnh đều có trường mẫu giáo. Giáo dục mầm non tiếp tục duy trì ở cả 4 loại hình: công lập, bán công, dân lập và tư thục. Toàn tỉnh có 295 trường mầm non, trong đó có 28 trường công lập (chiếm

Khuất Thị Thư 30 K34B - GDCD

9,5%), 256 trường bán công (chiếm 86,77%), 5 trường tư thục (chiếm 1,7%), có một trường trọng điểm cấp tỉnh, 15 trường trọng điểm cấp huyện. Về giáo dục phổ thông tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng độ tuổi vào năm 2002 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2003, bình quân gần 6 xã phường có 1 trường trung học phổ thông. Các huyện miền núi có trường dân tộc nội trú cấp II, tỉnh có trường dân tộc nội trú cấp III. Chất lượng giáo dục phổ thông được duy trì ổn định. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp đều đạt trên 93,9 %. Số học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng đạt tỷ lệ cao, bình quân 21,1% riêng trường phổ thông trung học Chuyên Hùng Vương đạt 88 - 90 %. Phú Thọ được xếp vào tốp 10 tỉnh dẫn đầu trong cả nước hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu công tác ngành giáo dục. Về giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên luôn luôn được quan tâm đầu tư, mở rộng và phát triển. Tính đến nay, tỉnh có 21 trung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh công nhân nông dân tri thức ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)