Thế mạnh thương hiệu của nhiều hệ thống phân phối ngày càng tăng 5 Các kênh truyền thông, quảng cáo ngày càng phân tán

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Điện toán và truyền số liệu trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 29 - 31)

5. Các kênh truyền thông, quảng cáo ngày càng phân tán

6. Sức ép tìm kiếm lợi ích ngắn hạn trong tổ chức 7. Chi phí cho xúc tiến bán hàng ngày càng tăng.

Nhân tố thứ nhất là áp lực cạnh tranh về giá có ảnh hưỏng trực tiếp đến động cơ xây dựng thương hiệu. Nhân tố thứ hai là sự phát triển nhanh chóng cả về lượng và chất của đối thủ cạnh tranh dẫn đến làm giảm sự lựa chọn định vị thị trường và khiến việc thực hiện trở nên kém hiệu quả hơn. Nhân tố thứ ba và thứ tư là sự phân tán của truyền thông , thông tin và thị trường, sự đa dạng và phong phú của nhiều thương hiệu, sản phẩm trên thị trường. Những nhân tố này mô tả bối cảnh của việc xây dựng thương hiệu hiện nay, một bối cảnh cạnh tranh phức tạp và cam co. Những nhân tố còn lại phản ánh những áp lực cản trở từ bên trong của tổ chức đối với việc tạo dựng và phát triển thương hiệu. Nhân tố thứ năm là mong muốn thay đổi chiến lược thương hiệu mạnh, việc này là một việc làm âm thầm. Nhân tố thứ sáu và thứ bảy là những thành kiến về tố chức chống lại sự đổi mới và những áp lực về chi phí đầu tư. Đây là những thách thức to lớn đối với việc tạo dựng và phát triển thương hiệu. Lý do cuối cùng là áp lực tạo ra những kết quả ngắn hạn thâm nhập vào các tổ chức, tức là việc theo đuổi những chỉ tiêu ngắn hạn về doanh thu và lợi nhuận theo từng tháng, quí, năm. Như vậy việc tạo dựng và phát triển thương hiệu lại phụ thuộc rất lớn vào các thế lực bên trong và những thành kiến trong tổ chức quản lý.

Đối với việc phát triển thương hiệu, ngoài việc nỗ lực của các doanh nghiệp thì các cơ quan chức cũng cần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp này tại thị trường Việt Nam. Khó khăn đó thuộc về môi trường pháp lý bởi vì nhà nước chưa có qui định chính xác cho việc phát triển thương hiệu. Mặt khác việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ra nước ngoài của doanh nghiệp còn rất kém do việc am hiểu luật pháp của các nước hạn chế từ đó dẫn đến nhiều

thương hiệu nổi tiếng của ta bị các công ty nước ngoài đăng ký và sử dụng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng rất bức xúc trong giai đoạn hiện nay là vấn đề bảo hộ thương hiệu trước các loại hàng giả, hàng nhái. Để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, doanh nghiệp không chỉ tốn kém tiền bạc, nhân lực mà còn cả về mặt thời gian. Trong khi đó, việc sản xuất, bán hàng giả, hàng nhái mang lại cho người kinh doanh phi pháp nguồn lợi nhuận khổng lồ, nhưng nếu bị bắt chỉ xử phạt hành chính rất nhẹ.

1.2.2.3. Các nội dung của quá trình phát triển thương hiệu

Thương hiệu chỉ có giá trị khi nó trở thành thương hiệu mạnh và luôn gắn liền với uy tín và chất lượng sản phẩm. Vì vậy để tạo dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp cần quan tâm những vấn đề sau:

- Phải xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu: đây là công việc đặc biệt quan trọng nhằm đưa ra được những quyết định đầu tư lâu dài cho xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao uy tín và lòng trung thành của khách hàng.

Mỗi chiến lược phát triển thương hiệu đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng nhưng để lựa chọn được chiến lược phù hợp, đòi hỏi doanh nghiệp cần tiến hành phân tích kỹ lưỡng: chiến lược phát triển doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp, nhu cầu thị trường, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường …

- Thiết kế thương hiệu: Như chúng ta đã biết, yếu tố thương hiệu bao gồm: tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, câu khẩu hiệu, kiểu dáng thiết kế, gồm: tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, câu khẩu hiệu, kiểu dáng thiết kế, bao bì sản phẩm..Công việc của nhà thiết kế thương hiệu là phải xây dựng được các yếu tố trên với các yêu cầu dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi, dễ bảo hộ.

Thông thường tên gọi là bộ phận quan trọng của thương hiệu. Do vậy, khi đặt tên thương hiệu cần lưu ý độ dài của tên thương hiệu sao cho khi đọc không quá 30 giây và sau 3 lần nhắc đi nhắc lại là đã nhớ. Các yếu tố của thương hiệu như màu sắc đặc trưng, logo, biểu tượng, câu khẩu hiệu… thường đựoc thiết kế gắn liền với những gợi ý về loại sản phẩm bằng cách

liên hệ với một con người, địa danh, con vật hay một thứ gì đó cụ thể, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thuộc tính cốt lõi của sản phẩm hay thành phần cấu tạo cốt lõi của sản phẩm thường tạo cho khách hàng cảm nhận một cách dễ dàng hơn thương hiệu của sản phẩm.

- Đăng ký thương hiệu ở trong nước và các nước mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Cần lưu ý là khi thiết kế thương hiệu, doanh nghiệp phải

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Điện toán và truyền số liệu trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 29 - 31)