- Đối phó với rủi ro và khắc phục sự cố: đó là việc giải quyết tốt các khiếu nại hoặc sự cố của khách hàng, bồi thường thiệt hại Chính điều này
b, Đối với VNPT:
3.2.6. Những kiến nghị đối với nhà nước:
Thương hiệu của doanh nghiệp tạo nên thương hiệu của đất nước, vì vậy điều cần thiết hiện nay là sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước và cần có các chính sách rõ ràng và hiệu quả trong việc hỗ trợ giúp đỡ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, cụ thể như:
- Nhà nước có biện pháp, qui định có hiệu quả để xử lý nghiêm khắc nạn hàng giả, nhái thương hiệu, nãhn hiệu.
- Giảm khó khăn về thủ tục đăng ký và có chế tài hiệu lực để bảo vệ thương hiệu đã đăng ký.
- Điều chỉnh chính sách hạn chế mức chi cho tiếp thị ( mức chi hiện nay là 10% trên tổng chi phí liệt kê, bao gồm cả quảng cáo, khuyến mại, tiếp tân, khách tiết là quá thấp so với tình hình cạnh tranh quyết liệt trên thị trường)
- Nhà nước cần ban hành các chính sách mới về thương hiệu thích hợp thời kỳ cạnh tranh và hội nhập, đồng thời nhà nước cần có những hoạt động hỗ trợ thiết thực, có hiệu quả, cung cấp kiến thức có hệ thống cho các doanh nghiệp về thương hiệu. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu ở nước ngoài.
KẾT LUẬN
Công ty Điện toán và Truyền số liệu là một Công ty lớn trong thị trường Viễn thông và Công nghệ thông tin. Hoạt động của VDC là trải rộng theo lãnh thổ và theo lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên qua số liệu một số cuộc điều tra nghiên cứu thị trường cho thấy vị thế thương hiệu của VDC chưa tương xứng với tầm vóc của VDC. Mặt khác về phía chủ quan các nhà lãnh đạo của VDC cũng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Từ vấn đề cấp thiết đó, nhờ vào những kiến thức nhận được trong khoá học Thạc sĩ quản lý kinh doanh Học viện Bưu chính Viễn thông Việt Nam khoá 1, niên khóa 2003-2006, tôi đã lựa chọn chủ đề “Một số giải pháp nhắm phát triển thương hiệu Công ty Điện toán và Truyền số liệu giai đoạn 2006 - 2010” từ phương diện Marketing, với nghiên cứu thực tế tại Công ty Điện toán và Truyền Số liệu của Việt Nam. Tôi đã tìm hiểu lý thuyết về xây dựng và phát triển thương hiệu để nghiên cứu, định vị thương hiệu của Công ty, đánh giá công tác Marketing của Công ty đối với việc phát triển thương hiệu Công ty. Tôi đã thực hiện phỏng vấn đối với Lãnh đạo Công ty để biết quan điểm của họ đối với thương hiệu Công ty và đối chiếu, kiểm chứng quan điểm đó với các hành động cụ thể của Công ty trong thời gian qua. Ngoài ra tôi có sử dụng số liệu điều tra nghiên cứu thị trường của Bưu điện Hà nội và của VNPT để tiến hành định vị thương hiệu Công ty tại địa bàn Hà nội. Kết hợp với những dữ liệu tổng hợp và đánh giá khả năng của công ty, môi trường và bối cảnh, tôi đề xuất một số biện pháp đối với Công ty để thực hiện bước tiếp theo nhằm khai thác, duy trì và nâng cao vị trí của thương hiệu VDC. Để có
thể thực hiện các biện pháp trên có hiệu quả, tôi cũng đưa ra một số kiến nghị với các Bưu điện Tỉnh, thành phố, với tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để giúp cho VDC phát triển tốt hơn thương hiệu của mình. Bên cạnh đó tôi cũng mạnh dạn đưa ra những đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung về vấn đề thương hiệu.
Vì kiến thức cũng như điều kiện nghiên cứu có hạn, luận văn chắc chắn có thiếu sót. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng với việc lược hóa lý thuyết về thương hiệu và những nhận xét khách quan về vị trí của thương hiệu VDC trên thị trường, những vấn đề được tổng hợp ở luận văn là những gợi ý có ích đối với những người có quan tâm đến thương hiệu, và đặc biệt là với VDC.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn này.