- Thực hiện chiến lược Marketing hỗn hợp: Nếu như doanh nghiệp đã thành công trong việc thiết kế các yếu tố thương hiệu với những nét độc đáo,
Thị phần dịch vụ Internet VN 12/2005 Nguồn: VNNIC
Nguồn: VNNIC VDC 43.33% FPT 25.24% Netnam 3.60% Vietel 18.09% EVN 3.68% SPT 4.87% Khác 1.19% VDC FPT Netnam Vietel EVN SPT Khác
Biểu đồ 2.1: Thị phần dịch vụ Internet Việt Nam tháng 12/2005
nối đến các địa điểm khác nhau tại Việt nam và ra nước ngoài. Có 20 nhà cung cấp nội dung lên Internet. Những công ty này được giao nhiệm vụ đưa những nội dung văn hoá và ngôn ngữ Việt nam lên mạng. ICP có thể lựa chọn việc đưa nội dung của mình lên Internet bằng cách thuê một đường kết nối tới IXP hoặc thuê dịch vụ đặt trang Web cung cấp bởi IXP.
Từ năm 2004 trở về trước, số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường của VDC còn ít và chủ yếu là công ty FPT nên tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này rất mạnh mẽ, khoảng 150% năm. Từ năm 2005 trở lại đây, các đối thủ cạnh tranh ngày càng gia tăng, cùng với sự ra đời của các dịch vụ cùng loại như ADSL, truy nhập Internet qua cáp truyền hình, qua cáp điện lực, tăng trưởng dịch vụ và thị phần của VDC ngày càng giảm, cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
2.2. Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC):
2.2.1 Giới thiệu tổng quan về VDC và dịch vụ Internet của Công ty VDC VDC
2.2.1.1. Giới thiệu về Công ty VDC:
Công ty Điện toán và truyền số liệu được thành lập ngày 6/12/1989 theo quyết định số 420/QĐ-TCCB ngày 09/09/1996 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, với tên giao dịch là VDC, là một công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Công ty hoạt động theo pháp luật Việt nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 51/CP ngày 1/8/1995.
VDC hoạt động trong lĩnh vực Internet và truyền số liệu với những hoạt động chính sau:
o Quản lý, vận hành và phát triển mạng truyền số liệu quốc gia, Internet, in ấn từ xa và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
o Nghiên cứu, lắp đặt và bảo trì các thiết bị và dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền số liệu
o Phát triển và cung cấp các giải pháp kinh doanh trong lĩnh vực phát triển phần mềm, giải pháp mạng (nội địa và quốc tế)
o Kiếm soát các hoạt động quảng cáo trên Internet, cung cấp dịch vụ truyền báo và in ấn từ xa và những dịch vụ khác liên quan đến IT.
Sản phẩm và dịch vụ chính của VDC là:
o Dịch vụ truyền số liệu: trao đổi dữ liệu với 150 quốc gia trên thế giới, với hệ thống truyền số liệu tương thích với nhiều loại công nghệ khác nhau. Các dịch vụ truyền số liệu bao gồm: VIETPAC, Frame Relay, IP VPN và Leased IP.
o Dịch vụ VNN/Internet: Internet quay số, Internet thuê kênh riêng, thẻ Internet, ADSL, Email.
o Dịch vụ điện thoại VOIP 171, 1717: điện thoại đường dài và quốc tế giá rẻ dựa trên công nghệ IP
o Các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng: bao gồm dịch vụ Web và thương mại điện tử. Dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến và danh bạ điện thoại điện tử; dịch vụ đa phương tiện như phát chương trình trực tuyến; ASP và quảng cáo trực tuyến
o Công nghệ thông tin và giải pháp tích hợp: phần mềm và ứng dụng, giải pháp hệ thống, thiết kế và lắp đặt mạng ...
Như vậy, danh mục sản phẩm của VDC rất phong phú và tất cả đều dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Trong luận văn này, tôi chỉ nghiên cứu dịch vụ VNN/Internet . Đây cũng là sản phẩm chính của VDC xét về doanh thu, hoạt động và mối quan hệ với các sản phẩm khác.
STT Sản phẩm và dịch vụ Doanh thu 2005
(triệu đồng)
Tỷ lệ %
1 Dịch vụ truyền số liệu
(Frame Relay, X25, truyền báo)
70.000 11,50
2 Dịch vụ VNN/Internet 450.000 73,77
3 Dịch vụ giá trị gia tăng trên Web 21.000 3,50
4 Phần mềm và giải pháp tích hợp 5.000 0,80
5 Buôn bán thiết bị 40.000 6,50
6 Khác (VOIP, ...) 24.000 3,93
Tổng cộng 610.000 100,00
Bảng 2.1: Doanh thu và tỷ lệ các sản phẩm của VDC Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Về bộ máy tổ chức Công ty VDC được tổ chức thành Khối Văn phòng Công ty và 03 Trung tâm tại 3 miền đất nước hoạt động trải rộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam, cụ thể:
- Trung tâm Điện toán Truyền số liệu khu vực I - VDC1 chịu trách nhiệm hoạt động, quản lý và khai thác mạng lưới, thị trường từ Hà Tĩnh trở ra (28 tỉnh thành).
- Trung tâm Điện toán Truyền số liệu khu vực II - VDC2 chịu trách nhiệm hoạt động, quản lý và khai thác mạng lưới, thị trường từ Ninh Thuận trở vào (23 tỉnh thành)
- Trung tâm Điện toán Truyền số liệu khu vực III - VDC3 chịu trách nhiệm hoạt động, quản lý và khai thác mạng lưới, thị trường từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và Tây Nguyên (13 tỉnh thành).
Về bộ máy chức năng giúp việc cho giám đốc, Công ty VDC có 15 phòng ban tại văn phòng Công ty, trong đó có các chức năng giúp việc chính như kinh doanh, tổ chức lao động, kế hoạch, kế toán tài chính, kỹ thuật điều hành, đầu tư phát triển, quản lý tin học, ... các phòng, ban còn lại cũng trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất do giám đốc Công ty chỉ đạo như phòng Tích hợp hệ thống, báo điện tử, phòng dịch vụ trực tuyến,...Trong đó, chức năng quản lý các hoạt động marketing chung của toàn Công ty được giao cho phòng Kinh doanh Công ty (tham khảo bảng 2.2).
Bảng 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty VDC Nguồn lực con người
Thẩm quyền quyết định số lượng, chất lượng lao động: hàng năm TCT phê duyệt số lao động định biên của Công ty trên cơ sở các đề xuất của Công ty và kế hoạch SXKD.
Công ty VDC có khoảng 1.000 cán bộ công nhân viên trên phạm vi toàn quốc. Trình độ lao động của Công ty ở mức tương đối cao. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 88,4%, đây là đặc điểm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Số lao động trung cấp, sơ cấp chiếm 11,6% chủ yếu nằm ở các đài truyền báo, nơi tính chất công việc đơn giản và ít thay đổi.
Công ty VDC có thể coi là công ty trẻ nếu xét theo cơ cấu tuổi của lao động. Độ tuổi lao động từ 30 tới 40 tuổi chiếm tới 40% và dưới 30 tuổi là 36% và dưới 30 tuổi chiếm đến 50%. Đây là mức tỷ lệ hợp lý cho một công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động của Công ty VDC – Nguồn Phòng TCLĐ - VDC
Về trang thiết bị:
VDC có các điều kiện cơ sở vật chất khá tốt: mạng Internet (VNN), truyền số liệu quốc gia (Vietpac) được VNPT giao cho Công ty quản lý và khai thác. Đây cũng là thế mạnh của VDC đối với các đối thủ cạnh tranh.
Quan hệ quốc tế:
VDC cũng có nhiều mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực truyền số liệu,
Tiêu thức Số lượng Tỷ lệ %
Phân loại lao động theo trình độ: 1000
Đại học trên đại học 884 88,4%
Trung cấp, Sơ cấp 116 11,6%
Phân loại theo tính chất công việc 1000
Lao động quản lý 170 17%
Lao động sản xuất 732 73.2%
Lao động phụ trợ 98 9,8%
Phân loại theo độ tuổi 1000
>40 140 14%
<40 và >30 360 36%
Internet, cung cấp giải pháp và thiết bị với nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới như Telstra, HongKong Telecom, MCI WorldCom, KDD, NTT, Singapore Telecom, Compaq, IBM, HP cũng như các đối tác trong nước như HiPT, USV ...
2.2.1.2. Quan hệ của VDC đối với VNPT và các đơn vị thành viên khác:
VDC là đơn vị hạch toán phụ thuộc đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Theo cơ chế hiện nay, VDC hoạt động theo cơ chế Kế hoạch được giao với VNPT, theo đó hàng năm VNPT sẽ giao cho VDC các chỉ tiêu như doanh thu, sản lượng, chi phí, vốn đầu tư (bao gồm cả phần phân cấp cho đơn vị và nguồn đầu tư tập trung), tiền lương, lợi nhuận, lao động, chi phí Marketing… VDC cũng có thể được cấp thêm các kinh phí trên từ nguồn của VNPT trong trường hợp đặc biệt.
Công tác giá cước đã được VNPT phân cấp cho VDC phần nào tạo thế chủ động trong kinh doanh.
Về khai thác dịch vụ: VDC là chủ dịch vụ Internet, Bưu điện địa phương chịu trách nhiệm bán hàng tại địa phương mình và quyền lợi được hưởng theo cơ chế phân chia doanh thu. Quan hệ này vừa là thế mạnh nhưng đồng thời cũng là điểm yếu của VDC trong việc cung cấp dịch vụ. Tôi sẽ phân tích cụ thể nhận xét này ở phần sau.
2.2.1.3. Dịch vụ Internet của VDC:
Trên thị trường dịch vụ Internet, VDC với thương hiệu dịch vụ VNN, là nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất trong số các ISP. Dịch vụ Internet của VDC hiện nay gồm có các hình thức cơ bản sau: