Những quan điểm cơ bản để vận dụng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ triết học Một số giá trị đạo đức trong triết học phật giáo và những định hướng vận dụng trong việc xây dựng đạo đức cho người việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 77)

Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra rằng, sự du nhập của một hệ tư tưởng vào một dân tộc hay một vùng nào đó (bao gồm nhiều quốc gia) thường nó phải xuyên qua hàng rào tâm lý, có khi cả hệ tư tưởng của dân tộc hoặc vùng ấy. Mặt khác, theo luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” của người phương Đông thì về lẽ thường tình mà nói, khi một hệ tư tưởng được

một vùng, hoặc một quốc gia tiếp nhận và nuôi dưỡng thì nó phải có những lý do phù hợp nào ấy. Nếu không dù có ép người ta tiếp nhận hệ tư tưởng ấy thì trước sau nó cũng không tránh khỏi kết cục là bị đẩy ra ngoài một cách không thương tiếc, dù hình thức của việc đảy ấy như thế nào. Do đó, Phật giáo được người Việt nam tiếp nhận và sống thuỷ chung trong lòng dân tộc thì tất nhiên nó phải có sự phù hợp và tương đồng từ hai phía: Phật giáo và dân tộc. Đặc biệt, khi Phật giáo vào Việt Nam không những chỉ giáo lý mà cả đạo đức của tôn giáo này đã dung hợp với đời sống tâm lý, văn hoá, chính trị... và đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ đó sự dung hợp của đạo đức truyền thống Việt Nam với đạo đức Phật giáo mang tính biện chứng, tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, có hiện tượng là: sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của dân tộc Việt Nam song song với hiện tượng Việt Nam hoá đạo đức Phật giáo.

Cho nên trong quá trình vận dụng các giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo cần quán triệt các quan điểm cơ bản sau:

Một là, vận dụng và phát huy các giá trị đạo đức Phật giáo ở nước ta hiện nay cần được thực hiện theo nguyên tắc phải phù hợp với đặc điểm tâm lý và văn hoá của người Việt Nam.

Từ việc đánh giá vai trò của tôn giáo cũng như của Phật giáo, một lần nữa, vai trò của đạo đức tôn giáo cũng đã được Đảng ta chỉ rõ: “Tôn giáo, ngoài mặt tiêu cực, vẫn có một số yếu tố hiện vẫn còn phù hợp với xã hội. Đó là mặt đạo đức của tôn giáo; đáp ứng được yêu cầu của đời sống tâm linh của con người… Dưới chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng đi cùng đường với dân tộc, sống “tốt đời, đẹp đạo”, sống phúc âm giữa lòng dân tộc” [3, tr.24].

Mặt khác, trong con người đồng bào theo đạo Phật nói chung và các Phật tử nói riêng bao giờ cũng có hai con người: một con người của cuộc sống đời thường và một con người của tôn giáo. Đó là chưa kể những trường hợp không ít người, ngoài niềm tin tôn giáo họ còn có những niềm tin khác…, cho nên

việc vận dụng và phát huy những giá trị đạo đức Phật giáo ở nước ta hiện nay là một vấn đề hết sức phức tạp. Vẫn biết rằng từ khi du nhập vào nước ta đến nay, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, nó ngấm sâu vào máu thịt, tư duy và suy nghĩ của người Việt Nam. Nó trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống của cả dân tộc. Song không vì thế mà chúng ta đánh mất bản sắc văn hoá, tâm lý riêng có của người Việt. Việt Nam cũng như một số dân tộc khác ở châu Á với đặc trưng của nền văn hoá lúa nước luôn coi trọng những giá trị thực hành. Tất cả những kinh nghiệm trong sản xuất, các công trình văn hoá, khoa học, nghệ thuật… đều có sự đóng góp kết quả của thực hành. Hơn thế nữa quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam đều có cái nhìn thực tế, không ưa những lý thuyết dài dòng, nhất là những lý thuyết giáo điều khi nó không đem lại hiệu quả “đối với họ một tấm gương sống còn hơn một trăm bài diễn thuyết tuyên truyền” [43, tr.263]. Mặt khác, cùng với tư duy, tâm lý của người Việt truyền thống trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước đều mang nặng màu sắc cảm tính, tình cảm nên trong quan hệ giữa con người với con người chủ yếu dựa trên khía cạnh cảm tính, tình cảm đạo đức.

Hai là, vận dụng và phát huy các giá trị đạo đức Phật giáo ở nước ta hiện nay phải đặt trong khuôn khổ chiến lược xây dựng và phát triển đời sống văn hoá tinh thần nói chung dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong Nghị quyết Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã thừa nhận: “Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Đến Nghị quyết Trung ương V (khoá VIII) lại chủ trương: “Khuyến khích những ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện trong các tôn giáo”. Những quan điểm trên tiếp tục được tái khẳng định trong các Nghị quyết sau đó, nhất là Nghị quyết thứ 7 (khoá IX) năm 2003 của Đảng, khẳng định:

Đạo đức tôn giáo, trong đó có đạo đức Phật giáo có ý nghĩa giáo dục con người trừ ác, hướng thiện hiện nay.

Song có một thực tế là trong lịch sử Việt Nam, các thế lực thù địch với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội luôn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong đó

có Phật giáo để gây chia rẽ dân tộc, phá hoại nền độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam. Cho đến nay, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu hành động chống phá. Chúng lừa bịp, kích động quần chúng manh động về chính trị, tạo nên những vụ việc gây rối, chia rẽ đoàn kết trong cộng đồng, qua đó bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng cộng sản Việt Nam, lôi kéo lực lượng thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, chờ thời cơ gây bạo loạn lật đổ xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

Đấu tranh chống các hiện tượng lợi dụng, xuyên tạc hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng Phật giáo là yêu cầu bức thiết đối với việc chống lại nguy cơ diễn biến hoà bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta đang tiến hành giành được những thành tựu to lớn hơn. Trong xu thế hội nhập quốc tế và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đất nước ta vừa đứng trước những cơ hội trong giao lưu hội nhập nhưng cũng đặt nhiều nguy cơ và thách thức trên nhiều lĩnh vực đối với chúng ta. Trong đó có vấn đề lợi dụng tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng để gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá sự nghiệp đổi mới của nước ta. Muốn vậy chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho quần chúng nhân dân, đây là việc làm lâu dài và thường xuyên. Người dân không chỉ có đủ nhận thức trong lĩnh vực tôn giáo, triết lý nhân sinh phật giáo mà còn phải hiểu biết về các vấn đề chính trị xã hội của đất nước, để không được dao động trước sự xuyên tạc của kẻ thù lợi dụng tôn giáo.

Thực tế những năm qua cho thấy, công tác giáo dục đạo đức của chúng ta còn có những hạn chế nhất định, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp và khó khăn, nhất là trong điều kiện xã hội hiện nay khi mà hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang lâm vào thoái trào, chủ nghĩa tư bản lại đang phát triển mạnh mẽ cùng với nó là lối sống phi văn hoá, chạy theo đồng tiền… Chính vì vậy, trong công tác giáo dục, tuyên truyền đạo đức cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Qua đó

giúp cho mỗi người nhìn nhận, có thái độ đúng đắn với tôn giáo nói chung và với Phật giáo nói riêng, thấy được những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đối với đạo đức xã hội của chúng ta.

Muốn vậy, Đảng phải đề ra được đường lối, quan điểm, chiến lược và sách lược nhằm đưa hoạt động tín ngưỡng tôn giáo nói chung và hoạt động Phật giáo cũng như việc vận dụng các giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo nói riêng phù hợp với phong tục, đạo đức truyền thống và dựa trên khuân khổ của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, Đảng không phải là lực lượng trực tiếp lãnh đạo các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo. Mà sự lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động đó phải thông qua vai trò quản lý của Nhà nước. Nhà nước căn cứ vào pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các phật tử, các tổ chức Phật giáo nói riêng và cho hoạt động tín ngưỡng tôn giáo nói chung. Các tổ chức Phật giáo, các vị chức sắc là lãnh đạo trong giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiệm vụ hoạt động theo đúng pháp luật, phát huy những mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực trong giáo lý của Phật giáo. Bên cạnh đó, chúng ta cần phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Phật giáo, các vị chức sắc lãnh đạo trong giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo vượt ra khỏi khuôn khổ, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chúng ta cần tạo điều kiện để ủng hộ Phật tử, ủng hộ các tổ chức Phật giáo phát huy những giá trị tốt đẹp, thực hiện phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Thực hiện tốt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác tôn giáo. Đồng bào theo đạo Phật được sinh hoạt tôn giáo bình thường, nghĩa là có nơi thờ tự và thực hiện lễ nghi tôn giáo; có kinh sách, đồ dùng việc đạo và có chức sắc hướng dẫn việc đạo làm cho đồng bào hiểu rõ chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; làm cho mọi người phân biệt được tự do tín ngưỡng với lợi dụng tín ngưỡng để họ tự giác đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động. Đồng thời, chúng ta cần nghiêm khắc trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo

nhằm mục đích chống phá Nhà nước Việt Nam, chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo khác làm tổn hại đến lợi ích quốc gia và chế độ chủ nghĩa xã hội.

Ba là, vận dụng và phát huy các giá trị đạo đức Phật giáo ở nước ta hiện nay phải được thực hiện trên nguyên tắc phù hợp và có thể bổ sung vào nội dung các chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Trước hết, ở góc độ chung của đời sống đạo đức hiện nay mà xét thì nền đạo đức chúng ta đang xây dựng là nền đạo đức mới, có chủ đạo, nó được kế thừa một cách có chọn lọc từ nền đạo đức truyền thống và nền đạo đức nhân loại. Tiếp theo nó là sản phẩm của một xã hội mới mà hệ tư tưởng nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thực tiễn, đây tuy là một nền đạo đức mới đang hình thành, phát triển nhưng thực sự nó đã trở thành lối sống mới và phát huy tác dụng tích cực trong những chặng đường cách mạng của chúng ta. Do vậy hiểu ngắn gọn thì đạo đức mới là đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, nông dân, là đạo đức cộng sản. Bản chất đạo đức của giai cấp công nhân và nông dân là vừa đấu tranh để xoá bỏ mọi sự khác biệt không đáng có trong xã hội (xuất phát từ sự đối kháng giai cấp); vừa xây dựng một xã hội thật sự công bằng, dân chủ, văn minh. Cho nên đạo đức mới còn là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, đồng thời trong lịch sử nhân loại nó cũng là lôgíc của sự phát triển đạo đức…

Hiện nay, nền đạo đức mới của chúng ta, còn được gọi là nền đạo đức cách mạng do chủ tịch Hồ chí Minh là người đầu tiên xây dựng. Trong nội dung của đạo đức cách mạng có mô hình đạo đức dành cho những “người công bộc”, “người đầy tớ trung thành của nhân dân” - tức cán bộ, đảng viên; có mô hình đạo đức dành cho người công dân nói chung. Về mô hình đạo đức dành cho cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát:

“Quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất.

Ra sức làm việc cho Đảng, giữ gìn kỷ luật của Đảng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.

Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động lên trên, lên trước mọi lợi ích của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.

Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ” [42, tr.14].

Về mặt nguyên tắc, với mô hình đạo đức cách mạng thì không bị ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo. Tuy nhiên, vì đạo đức Phật giáo đã thấm sâu vào tiềm thức con người Việt Nam truyền thống và di hệ lại cho thế hệ sau nên ít nhiều những cán bộ, đảng viên tuỳ theo mức độ mà bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều khi không biết mình bị ảnh hưởng, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đó là tư tưởng “ở hiền gặp lành”, kém và thậm chí thủ tiêu tinh thần đấu tranh cho lẽ phải, nhẫn nhịn trước những điều ngang trái của cuộc sống, với tinh thần “mũ ni che tai”…

Về đạo đức dành cho công dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

“Nước ta là một nước dân chủ, nghĩa là nhà nước do dân làm chủ. Nhân dân có quyền làm chủ, thì phải có nghã vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng quyền đạo đức công dân, tức là:

- Tuân theo pháp luật Nhà nước. - Tuân theo kỷ cương lao động. - Giữ gìn trật tự chung.

- Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số lượng để xây dựng lợi ích chung.

- Hăng hái tham gia công việc chung. - Bảo vệ tài sản công cộng.

- Bảo vệ tổ quốc” [44, tr.452].

Cả hai mô hình trong nền đạo đức mới đều có chung quan điểm là đối lập với chủ nghĩa cá nhân, có chung một mục đích là phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Thực

chất, hai mô hình trong nền đạo đức mới của chúng ta đều là đạo đức cách mạng nhưng chúng khác nhau ở mức độ. Từ bản chất và nhiệm vụ như thế, đạo đức mới với những phạm trù, những nguyên tắc cơ bản của nó. Song vì đây là một nền đạo đức đang hình thành và phát triển, cho nên xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ truyền thống của dân tộc cùng với những ảnh hưởng từ tôn giáo thì những phạm trù, chuẩn mực của nó cần phải được xây dựng, hoàn thiện thêm.

Bên cạnh đó, khi nghiên cứu triết lý Phật giáo ta lại thấy có cả một kho tàng quý báu về thuyết nhân quả, nghiệp báo, về bốn tâm vô lượng từ bi, hỷ xả, về vô thường vô ngã… như đã khái quát ở trên đã thâm nhập, ăn sâu, bám rễ và trở thành tình cảm, hành vi, lối sống của nhân dân ta từ bao đời nay không kể là tín đồ dạo Phật hay không là tín đồ đạo Phật. Những giá trị nhân bản này hiện nay với xã hội của chúng ta là rất cần thiết nhằm giáo dục cho con người sống tốt và sống thiện. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, trước những suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ đảng viên cũng như trong quần chúng nhân dân, nhất là trong thanh thiếu niên. Mặt khác, các phạm trù đạo đức thì bản thân nó chỉ là phạm trù, nhưng khi mà thái độ của người ta ứng xử với

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ triết học Một số giá trị đạo đức trong triết học phật giáo và những định hướng vận dụng trong việc xây dựng đạo đức cho người việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)