ĐỨC CHO NGƢỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 CƠ SỞ KHÁCH QUAN VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐỂ VẬN DỤNG

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ triết học Một số giá trị đạo đức trong triết học phật giáo và những định hướng vận dụng trong việc xây dựng đạo đức cho người việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 69)

2.1. CƠ SỞ KHÁCH QUAN VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐỂ VẬN DỤNG 2.1.1. Cơ sở khách quan

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, một thực tế không thể phủ nhận là hiện trạng suy giảm những chuẩn mực đạo đức căn bản do tác động không nhỏ của cơ chế thị trường, của nền kinh tế cạnh tranh. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã đầy ắp các thông tin về tình trạng: tham nhũng, mua chức, bán quyền, đạo đức y tế xuống cấp, đạo đức giáo dục băng hoại, đạo đức kinh doanh thiếu vắng, tình trạng quan liêu cửa quyền của các cơ quan công quyền, lối hành xử thô bạo giữa người với người, bạo lực học đường, các giá trị thiêng liêng bị xâm hại và các mối quan hệ xã hội không được tôn trọng…

Vậy đâu là nguyên nhân đưa đến sự suy thoái đạo đức trong đời sống cộng đồng hiện nay? Có nhiều ý kiến đưa ra cho vấn đề này: Hậu quả của chính sách giáo dục xem nhẹ đạo đức; các văn hoá ứng xử truyền thống đã không được coi trọng và tiếp nối trong một thời gian; xã hội chưa tạo ra được một nền tảng đạo đức văn hoá vững vàng, cân bằng với sự phát triển kinh tế, dẫn đến một đời sống hưởng thụ, ích kỷ; kỷ cương và giáo dục gia đình không được coi trọng; ảnh hưởng sâu nặng lối sống tiêu thụ và chủ nghĩa cá nhân ở phương Tây. Đặc biệt là từ sau Đại hội lần thứ VI (1986 - Đại hội đổi mới), Việt Nam tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài. Đời sống người dân theo đó không ngừng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm. Năm 2000 là 403 USD/người đến năm 2007 là 835 USD/người và năm 2009 là 1100 USD/người [72]. Có thể thấy ở một phương diện nào đó, cơ chế thị trường tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, thúc

đẩy khoa học - công nghệ phát triển… Cái thể hiện rõ rệt nhất của nền kinh tế thị trường là tạo ra sức cạnh tranh ngày càng cao trong các ngành, các lĩnh vực sản xuất, kích thích mọi người ngày càng làm ra nhiều và đa dạng hoá sản phẩm cho xã hội, góp phần thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Tuy nhiên, kinh tế thị trường không phải là chiếc đũa thần có thể giải quyết mọi vấn đề của phát triển. Bên cạnh những ưu điểm, kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề nan giải, nhiều nghịch lý liên quan đến tiến bộ xã hội và sự phát triển của con người, đặc biệt là sự phát triển của đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân. Có thể nói, ngày nay kinh tế thị trường đã, đang là một hiện tượng có tính chất toàn cầu, là điều kiện tất yếu để mọi quốc gia, dân tộc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không thể nói đến phát triển nếu không chuyển sang kinh tế thị trường. Chính cái tính tất yếu này nó đã tạo ra tính hai mặt không những tác động đến kinh tế, mà còn cả đạo đức. Một mặt nó tạo cho sản phẩm hàng hoá ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, song mặt khác hàng ngày, hàng giờ nó đẻ ra chủ nghĩa tư bản với lối sống, đạo đức tư bản chủ nghĩa là biến tất cả thành hàng hoá, cái mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã tố cáo trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”:

Giai cấp tư sản tước hết vòng hào quang thần thánh của tất cả các hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng. Y sĩ, luật gia, tu sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành người làm thuê ăn lương của nó. Giai cấp tư sản xé toang tấm màn tình cảm bao phủ những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là những quan hệ tiền nong đơn thuần [41, tr.544].

Nhìn chung, cơ chế thị trường mâu thuẫn với đạo đức không thị trường (có thể hiểu là đạo đức tôn giáo, đạo đức của những người tu hành), mâu thuẫn với đạo đức tự cung, tự cấp. Chẳng hạn, ở đây chỉ cần nói về hành vi đạo đức cũng thấy nó bị cơ chế thị trường xâm phạm. Ngay từ cách xưng hô, ứng xử được định hình khá chặt chẽ trong các nền đạo đức khác thì ở thị trường cái đó

bị phá đến mức độ “linh hoạt” và nó đã được Nguyễn Du khái quát trong “Truyện Kiều” khi nói về tư tưởng của Mã Giám Sinh. Đó là:

Khi ăn khi nói lỡ làng

Khi thầy khi tớ coi thường coi khinh Khác màu kẻ quý người danh

Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn… [13, tr.88].

Điều này cũng đã được Đảng và Nhà nước ta chỉ rõ: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp” [15, tr.46].

Đi đôi với hiện tượng suy thoái về phẩm chất đạo đức là hiện tượng suy thoái có tính chất toàn diện về mặt tư tưởng: “Sự suy thoái về nhận thức tư tưởng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên được Nghị quyết Trung ương VI (lần 2) và Nghị quyết Đại hội IX chỉ ra chưa được ngăn chặn.

Hiện tượng phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa sút phẩm chất đạo đức; tệ quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng phát triển… Cho đến nay, hầu như chưa có đảng viên nào tự kiểm điểm nhận có tiêu cực, tham nhũng… tính chiến đấu của nhiều tổ chức Đảng và đảng viên sút kém… tệ mê tín có chiều hướng tăng lên trong không ít đảng viên… Trật tự kỷ cương xã hội bị suy giảm… Các tệ nạn như ma tuý mại dâm, cờ bạc, cướp giật; sự lan tràn của văn hoá lai căng, đồi truỵ; tình trạng thiếu việc làm; sự chống phá của các thế lực thù địch… ngày càng tinh vi, quyết liệt đang gây nhiều lo lắng cho từng gia đình và xã hội…” [2, tr.116-120].

Dưới góc độ kinh tế mà nói thì vấn đề suy thoái về mặt đạo đức hiện nay là do những tác động tiêu cực của nền kinh tế “mở cửa - hội nhập”, còn nếu nhìn dưới góc độ Phật giáo ta thấy có những nguyên nhân như: Con người đang dần đánh mất tính hổ thẹn, không tin vào nhân quả, thiếu lòng từ bi, chấp ngã quá sâu nặng và thiếu chính niệm. Những yếu tố này thường đan xen vào nhau

và nếu chúng cùng sinh khởi thì sẽ đưa đến một sự suy thoái đạo đức mang tính tổng thể.

- Hổ thẹn, thuật ngữ Phật học là “Tàm quý”, một tâm thiện trong tâm lý học Phật giáo, là yếu tố không thể thiếu trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Theo Phật giáo, tâm thiện cần được nuôi dưỡng và phát triển một cách liên tục từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành và thậm trí đến tận cuối đời. Không biết hổ thẹn về những lỗi lầm và khuyết điểm của mình, con người sẽ không thể tiến bộ được trong việc phát triển nhân cách cũng như trong con đường rèn luyện tu tập thành người có ích cho xã hội. Chỉ khi nào con người ta biết hổ thẹn thì mới sám hối với những lỗi lầm cũ và cố gắng không tạo nên những lỗi lầm mới.

Xã hội hiện nay dường như có quá nhiều người không còn biết hổ thẹn. Người ta xả rác bừa bãi nơi công cộng hết lần này đến lần khác, bởi vì họ không còn biết hổ thẹn với những việc làm đó. Người ta vặt hoa, bẻ cành tại các vườn hoa công cộng công khai bởi vì không còn biết hổ thẹn với người xung quanh. Người ta lớn tiếng và hành xử thô lỗ ở nơi công cộng do vì không biết hổ thẹn với những hành vi gây phiền hà cho người khác. Tham nhũng, dối gạt, cửa quyền cũng đều do không biết hổ thẹn mà ra. Không biết hổ thẹn, vì có thể do không được giáo dục rằng, phải biết xấu hổ về những việc làm sai trái, nhưng cũng có thể đó là thái độ trơ lì với những việc làm được lặp đi lặp lại đến mức trở thành thói quen ngay nơi bản thân và ở những người xung quanh.

- Tham nhũng cũng có thể vì do không biết hổ thẹn nhưng lại do không tin nhân quả; không nghĩ rằng mình phải trả giá cho chính hành vi trộm cắp (tham nhũng) của mình, dù qua mặt được pháp luật. Bất hiếu vì không biết hổ thẹn, vì thiếu tình thương, nhưng cũng vì thiếu niềm tin vào luật nhân quả. Hành xử thô bạo nơi cửa chùa, bày bán đầy rẫy thịt muông thú ngay nơi cửa chùa (ở một số diểm du lịch) bởi vì không biết xấu hổ, không hề nghĩ rằng những việc làm như vậy là xúc phạm đến những giá trị truyền thống thiêng liêng, nhưng đúng hơn hết là bất chấp luật nhân quả, không nghĩ rằng những

việc làm như vậy sẽ tạo nên những tổn hại phúc đức,… Nói tóm lại, nếu tin nhân quả người ta sẽ không làm những việc xấu ác, và sẽ không có thái độ che đậy hành vi phi đạo đức của mình nhằm qua mặt sự kiểm soát của xã hội.

- Tranh giành, chen lấn, thiếu nhường nhịn, thiếu tử tế trong lối hành xử của nhiều người hiện nay là những biểu hiện của thói ích kỷ, một khía cạnh của sự chấp ngã. Ai cũng chỉ biết đến mình, gia đình mình mà không hề hay biết gì đến những người xung quanh, dẫn đến hành vi coi nhẹ, bất chấp lợi ích và hạnh phúc của người khác. Hình như ít ai nghĩ rằng, trong mắt xích nhân quả làm hại người cũng là đang làm hại mình.

- Ở đây tác giả thấy cần phải nhấn mạnh thêm một hiện trạng nữa là trong lịch sử xã hội loài người và trong truyền thống của dân tộc Việt nam có hai nghề được thiên hạ tự giác hoan hỷ “trải chiếu trên” mời ngồi: đó là nghề y và nghề giáo. Tuy nhiên hiện nay hiện tượng tiêu cực, thiếu lòng từ bi và thiếu trách nhiệm đã ít nhiều xâm phạm, làm vẩn đục thanh danh, đạo đức của hai nghề này. Hẳn là người thiếu lòng từ bi và sự kiên nhẫn thì mới có thể hành hạ, đánh đập, làm gẫy tay của một đứa trẻ mới đang học mần non [71]. Hẳn phải là những người thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức thì mới “sơ suất khi thăm khám thai cho thai phụ không đúng quy trình” làm cho “thai nhi trong bụng thai phụ chết vì truỵ tim”. Điều đáng nói hơn đây là trường hợp mà cả hai vợ chồng đã ngoài 30 tuổi, thuộc dạng hiếm muộn và phải chậy chữa nhiều nơi đến 31 tuổi mới mang thai lần đầu [71].

- Ngoài ra, các hiện tượng như bạo lực học đường, tình trạng tội phạm gia tăng, những kiểu đánh đập, giết người vô cớ,… là những biểu hiện của tâm thức sân hận, thiếu từ bi, thiếu chính niệm. Tình trạng phóng xe, lạng lách, ẩu đả, bất chấp mạng sống của người đi đường cũng là biểu hiện của tâm thức xấu ác này. Xã hội hiện nay có quá nhiều người mang tâm thức sân hận và cũng có quá nhiều yếu tố làm tăng thêm sân hận. Vũ trường, quán rượu được mở ra một cách dễ dàng và càng lúc càng nhiều trong khi những nơi chốn đào luyện tinh thần và tâm thức lại không được phát triển tương xứng. Thật khó có thể hy

vọng ở một người ngả nghiêng với thuốc lắc và rượu mạnh trong các vũ trường thâu đêm sẽ có được lời nói và hành xử tốt vào hôm sau…

Như vậy, tất cả những biểu hiện về lối sống đạo đức như trên thực sự đã, đang là những tiếng chuông cảnh tỉnh khiến những người có lương tri không thể không ái ngại và trăn trở. Là một con người không ai lại không muốn được sống trong một xã hội tốt đẹp, nơi mà những yếu tố về văn hoá, đạo đức được đề cao và tôn trọng. Phật giáo có những nguyên tắc - những chuẩn mực đạo đức có khả năng hướng con người, xã hội đến với những điều cao thượng. Chấp nhận Phật giáo và những giá trị đạo đức của Phật giáo (thái độ biết hổ thẹn, niềm tin nhân quả, niềm tin vào giải thoát, lòng từ bi, tâm vô ngã, chính niệm, tinh thần tương thân tương ái, những điều nên và không nên làm…) là điều cần thiết trong việc cân bằng xã hội hiện nay, hướng tới một xã hội tốt đẹp mà ở đó mọi công dân được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao. Một xã hội tốt, theo Phật giáo, là phải giảm thiểu những yếu tố khổ đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Song đề cao một tôn giáo và giải pháp của nó cho những vấn đề xã hội không phải là để cổ vũ mọi người nên theo hệ thống tín ngưỡng đó. Mà là, chúng ta không thể bỏ qua những giải pháp của một tôn giáo đối với những vấn đề xã hội khi những biện pháp xã hội không thể giải quyết tốt rốt ráo được những vấn đề khủng hoảng đạo đức của xã hội đó. Dù tin hay không tin Phật giáo chúng ta cũng không nên từ chối những phương pháp chuyển đổi con người mà chúng có mặt trong hệ thống giáo lý vô cùng phong phú này.

Tuy nhiên khi vận dụng những giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo cũng cần chú ý tới một số một số vấn đề đặt ra (Xét ở những khía cạnh tiêu cực) như:

Một là, vận dụng các giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo nhưng không tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan. Như chúng ta đã biết mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất hiện từ lâu và vẫn tồn tại ở thời đại chúng ta. Trên thực tế, hiện tượng mê tín dị đoan thường xen vào các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề. Việc xác định hiện

tượng mê tín dị đoan chủ yếu dựa vào biểu hiện và hậu quả tiêu cực của nó. Mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các lực lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hoá của một số người gọi là cuồng tín. Vì vậy, cùng với việc vận dụng những giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo thì chúng ta phải loại bỏ dần mê tín dị đoan nhằm làm lành mạnh hoá đời sống tinh thần xã hội. Bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với lối sống chạy theo đồng tiền là tâm lý sùng bái đồng tiền cho nên con người ta có thể làm tất cả vì đồng tiền, sau đó lại lên chùa thắp hương cúng bái, công đức để vơi đi một phần tội lỗi. Hiện nay nhiều người có quan niệm hễ ai cúng càng nhiều tiền thì được đức Phật phù hộ độ trì và sẽ may mắm trong cuộc sống. Từ đó hiện tượng mê tín dị đoan càng có chiều hướng phát triển. Đây là một việc làm không đúng với tinh thần Phật giáo. Hiện tượng mê tín dị đoan vẫn còn, thì mầm mống tư tưởng duy tâm sẽ vẫn còn gây hại rất nhiều cho việc phát triển xã hội. Chẳng hạn:

- Tập tục đốt vàng mã không chỉ có ở cửa chùa mà ngay cả trong đại đa số gia đình ở Việt Nam. Nhiều người ngộ nhận rằng tập tục này có từ nguồn gốc quan điểm nhân quả, luân hồi của nhân sinh quan Phật giáo, do đó nó tồn tại trong Phật giáo từ xưa cho đến ngày nay. Cho nên những người thân ở nơi dương thế phải thờ cúng người thân ở cõi âm bớt đi phần tội lỗi hoặc được ấm no mà thoát kiếp. Sau khi cúng giỗ, hy vọng người chết sẽ nhận được những vật dụng, tiền bạc đã cúng và đốt nó. Vì thế có thể coi tập tục đốt vàng mã là

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ triết học Một số giá trị đạo đức trong triết học phật giáo và những định hướng vận dụng trong việc xây dựng đạo đức cho người việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 69)