Mục đích của đạo Phật là giải thoát mọi khổ đau, vì vậy các pháp môn được thiết lập, mọi nỗ lực tu tập đều hướng về mục tiêu ấy. Giáo lý Tứ Diệu Đế được coi là thiện pháp tối thắng, là quan điểm cốt lõi nhất về nhân sinh và cũng là những định hướng cơ bản nhất của những tư tưởng triết học Phật giáo. Đúng như nhận định của Ngài Xá Lợi Phất: “Ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này lớn nhất trong tất cả dấu chân. Cũng vậy, chư hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ thánh đế”. Và Đức Phật cũng dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, nếu có ai nói rằng không cần xây dựng tầng dưới của ngôi nhà, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này không thể xảy ra. Cũng vậy, nếu có ai nói rằng không cần giác ngộ Tứ thánh đế, ta sẽ đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy ra” [21, tr.92].
Tứ diệu đế là Hán dịch từ chữ Phạn Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu, cao quý, màu nhiệm; Satya là Đế, là sự thật, là chân lý. Tứ diệu đế còn được gọi là Tứ chân đế, Tứ thánh đế hay Bốn chân lý màu nhiệm bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế
Một là, Khổ đế (Dukkha)
Dukkha - một danh từ khó có thể phiên dịch chính xác ra một ngôn ngữ nào khác - mà người ta thường gọi là: “thực trạng khổ đau của con người” hay
“chân lý màu nhiệm về khổ đau”. Đứng về phương diện cảm giác, dukkha là cái gì làm cho ta khó chịu đựng (“du” là khó, “kha” là chịu đựng ) và nó được lý giải thành ra cuộc đời, theo Phật chỉ là khổ đau và khổ não. Khổ đau là một thực trạng mà con người cảm nhận được từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, không ai phủ nhận điều ấy. Con người luôn có xu hướng vượt thoát khổ đau, tìm kiếm hạnh phúc nhưng vì không hiểu rõ bản chất của khổ đau nên không tìm được lối thoát thực sự, đôi khi ngược lại càng tìm kiếm hạnh phúc càng vướng vào khổ đau. Nói như vậy phải chăng giáo lý của Phật giáo là tiêu cực, bi quan… và liệu có sự khác biệt nào nghĩa khổ đau của người đời với nghĩa khổ đau (Dukkha) của Phật giáo.
Trước hết, chúng ta cần xác định rõ ở đây rằng, đó là lời tuyên bố sau khi cảm nghiệm và quan sát kỹ cuộc đời. Đó là nhận thức, ta chỉ có thể phê phán nhận thức ấy đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp với cuộc sống mà không phải là lạc quan hay bi quan, tích cực hay tiêu cực. Lạc quan hay bi quan là thuộc thái độ sống mà không phải là nhận thức, đánh giá cuộc sống. Kế đó là sự khác biệt giữa khổ đau của người đời và khổ đau (Dukkha) của Phật giáo. Người đời thấy vô thường là khổ, nhưng lại chấp chặt vào lòng khát ái và tự ngã nên càng đau khổ thì lại càng than thở, càng than thở thì lại càng nghe đau. Thi ca vẫn để lại lời than thở khổ đau ấy, ví như trong Cung oán ngâm khúc, Ôn Như Hầu khi nhìn cảnh vô thường, khổ đau ở đời đã thi cảm:
“Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán, Chết đuối người trên cạn mà chơi. Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”.
(Cung Oán Ngâm Khúc, câu 73 - 76) hoặc:
“Phong trần đến cả sơn khê,
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này. Tuồng huyễn hoá khéo bày ra đấy,
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau”.
(Ibid, câu 99 - 102) hay:
“Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
(Kim Vân Kiều, Câu 1 - 4)
Trong khi đó Phật giáo cũng nhìn thấy đời vô thường và khổ đau. Song, cho do vô thường mà khổ đau. Do mọi chuyện đời vì duyên sinh mà vô thường; do lòng khát ái muốn nắm giữ cuộc sống không ngừng trôi chảy mà khổ đau. Khổ đau thật sự, theo Phật giáo, không phải vì vô thường mà là vì lòng tham ái, và chấp thủ. Tôi sinh ra chỉ cao một thước rưỡi, cái khổ đau của tôi không phải vì một thước rưỡi chiều cao, mà vì tôi không muốn mình chỉ cao một thước rưỡi vì tôi nghĩ rằng một thước rưỡi là xấu,…
Như vậy, sự khác biệt của Phật giáo là ở chỗ, trong khi Phật giáo thấy khổ đau là do tham ái, thì người đời sống nắm chặt tham ái. Chính những điểm khác biệt này biến sự thật của khổ đau thành sự thật của bậc Thánh gọi là Khổ Thánh đế. Bởi chỉ có bậc thánh nhân mới thấy thực tướng của sự vật (trong khi người thường chỉ thấy lớp ngoài của sự vật). Đối với các Ngài, tất cả đời sống đều là khổ não vì thế gian nằm trong sự đau khổ, và như vậy là đáng khinh miệt, không đáng để bấu víu. Thế gian là một ảo ảnh, trống rỗng, hư vô, không có chi thực tế. Do đó thế gian là huyền ảo, tạm bợ và vô thường cho nên không thể có hạnh phúc thực sự, hoàn toàn bền vững trong một thế gian như thế. Và càng không thể có hạnh phúc trường tồn vĩnh cửu trong một thế gian luôn biến đổi. Hạnh phúc và đau khổ là tương đối. Cuộc sống không thể chỉ là hạnh phúc hay đau khổ. Đức Phật không phủ nhận hạnh phúc khi ghi nhận rằng có sự đau khổ. Trái lại, đức Phật chấp nhận có những hình thức hạnh phúc khác nhau, vật chất và tinh thần, đối với người thế tục cũng như đối với người tu hành. Song hạnh
phúc vật chất chỉ là sự thoả mãn một vài ước vọng. Nhưng “khi ta vừa đạt được thì nó đã vội lìa bỏ ta”. Dục vọng không khi nào được thoả mãn trọn vẹn. Không bao giờ ta cho là đủ, cho nên đời là bể khổ. Cuộc đời ngoài khổ đau không còn tồn tại nào khác. Cái khổ của con người được Phật giáo quy vào tám điều khổ (gọi là Bát khổ), trong đó có : sinh, lão, bệnh, tử (đã là con người thì đều phải trải qua giai đoạn này). Ngoài ra, có: 1. Sở cầu bất đắc tức là mong ước mà không được; 2. Ái biệt ly khổ tức là phải xa lìa người mình yêu thương; 3. Oán tăng hội khổ tức là phải sống với người mà mình không yêu; 4. Ngũ uẩn khổ tức là mang thân ngũ uẩn che lấp trí tuệ không nhận thức được thực tướng của sự vật, bản chất của thế giới. Phật Thích Ca đã dạy “Này các tỳ kheo, sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà biệt ly là khổ, mong cầu mà không được là khổ. Tóm lại, chấp thủ năm uẩn là khổ” (Tương Ưng V) [21, tr.94].
Qua đó có thể nói, một ước vọng, nếu không được toại nguyện sẽ làm cho ta đau khổ. Con người không ai muốn sống chung với người mà mình không ưa thích mà càng không muốn xa lìa người mà thân yêu. Song những điều thiết tha mong mỏi không phải lúc nào cũng thành hiện thực, trái lại những hoàn cảnh nghịch lòng lắm lúc xảy đến một cách đột ngột làm cho ta vô cùng khốn khổ. Đôi khi một vài trường hợp khó khăn trở thành không thể chịu đựng nổi và đau khổ đến mức có người suy nhược cùng với sự kém hiểu biết phải nghĩ đến việc quyên sinh tính mạng, tưởng chừng như cái chết sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Nhưng không, ngay cả cái chết cũng không phải chấm dứt sự khổ, mà là tiếp tục sự khổ mới. Cho nên, đức Phật mới ví sự khổ của con người bằng hình ảnh: nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước đại dương [67, tr.46]. Hạnh phúc thực sự nằm bên trong chúng ta và không thể định nghĩa bằng danh từ như tài sản, quyền thế, danh vọng, hay chinh phục, xâm lăng, chiếm đoạt. Nếu sự nghiệp vật chất ấy được thâu đoạt bằng bạo lực hay bằng một phương tiện bất công nào khác, hoặc giả, nếu sự nghiệp vật chất ấy được hưởng theo một chiều lầm lạc, hay nếu ta đem lòng luyến ái, trừu mến nó, thì đó là
một nguồn đau khổ và phiền não cho người làm chủ nó. Đối với người thường, thọ hưởng dục lạc là hạnh phúc duy nhất. Nhưng theo đức Phật, không luyến ái (viragata), tức vượt lên trên mọi dục lạc, là hạnh phúc cao thượng hơn.
Tóm lại, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý. Về mặt bản chất, khổ đau là do sự chấp thủ, ngã hoá năm uẩn. Hay nói đúng hơn, chính cái xác thân là cội nguồn của sự khổ. Như vậy, chân lý thứ nhất về sự khổ đau - Khổ đế (dukkha), tuỳ thuộc vào cái được gọi là chúng sinh và các sắc thái của đời sống, phải được phân tích tỷ mỷ và được quan sát tường tận.
Hai là, Tập đế (Samudaya)
Tập là tích tập, các phiền não tụ hội tạo thành năng lực đưa đến khổ đau. Đây là nguyên nhân, là nguồn gốc của các khổ. Khi nhận thức được bản chất của khổ một cách rõ ràng, ta mới có thể đi vào con đường đoạn tận khổ đau. Cuộc đời là khổ đau hay không khổ đau? Câu trả lời tuỳ thuộc vào thái độ tâm lý, cảm thọ và nhận thức của mỗi người; nguyên nhân của khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng mỗi người. Phật giáo cũng nhìn thấy các nguyên nhân của khổ đau; có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng nguyên nhân thực sự vẫn là tâm thức.
Nguyên nhân của khổ thông thường được Phật giáo giải thích là do thập kết sử, tức là do mười điều tập hợp lại dẫn con người vào khổ đau. Cụ thể là:
tham lam, giận giữ, si mê, kiêu ngạo, nghi ngờ, thân kiến (cho rằng cái ta thật - chấp ngã), biên kiến (hiểu biết không đến nơi đến chốn, hiểu một mặt), tà kiến
(hiểu sai), kiến thủ (bảo thủ cho mình là đúng), giới cấm thủ (tu hành không chính đạo). Trong thập kết sử, Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh tam độc tức là ba điều: tham lam, giận giữ, si mê là nguyên nhân chính của khổ đau.
Nói về nguyên nhân của khổ đau sách Phật còn dùng lý thuyết Thập nhị nhân duyên (Dvadasamidânas), tức là 12 nhân duyên tạo thành một chu trình khép kín trong mỗi con người, gồm: vô minh - hành thức - danh sắc - lục nhập
nhau ở một vài chi tiết nhưng nhìn chung sách Phật đều cho rằng 12 nhân duyên có quan hệ mật thiết với nhau, cái này làm nhân, làm duyên cho cái kia, cái này là quả của cái trước, đồng thời làm nhân cho cái sau.
Trong 12 nhân duyên, Phật giáo đặc biệt quan tâm đến vô minh. Vô minh (Avidya) có nghĩa là mê hoặc, tối tăm, nhầm lẫn, là ngu đần dốt nát, là trạng thái trí tuệ không sáng suốt và đúng đắn. Do vô minh con người không nhận thức được thực tướng, bản chất của thế giới và của chính con người, cho nên sinh ra vọng tâm, chấp ngã, cho rằng có cái ta trường tồn và trên hết sinh ra vị kỷ tham lam, dục vọng, và do đó sinh tâm tham muốn, ôm giữ lấy các đối tượng lạc thú. Có thể nói do không thấy rõ mới lầm tưởng rằng cái tôi, và cái của tôi như thân tôi, tình cảm của tôi, tư tưởng của tôi…, người yêu của tôi, tài sản của tôi, sự nghiệp của tôi… là quan trọng nhất, là cái có thực cần phải bám víu, củng cố và thoả mãn nhu cầu của nó. Những hành động đó tạo ra Nghiệp. Do tạo Nghiệp, đặc biệt là Nghiệp ác, mà con người phải chịu đau khổ, không dứt ra khỏi vòng luân hồi sinh tử. Như vậy, do mê hoặc tối tăm mà sinh ra Nghiệp, vì tạo Nghiệp nên phải chịu khổ. Quá trình Hoặc - Nghiệp - Quả (khổ) diễn đi diễn lại mãi mãi, không chỉ trong một đời, mà trong nhiều đời, nhiều kiếp. Nói cách khác là, khi nào còn Vô minh tham dục thì còn Hành, còn Hành thì còn Nghiệp, và do đó còn luân hồi sinh tử.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng mình; lòng mình đầy tham lam, chấp thủ, nhận thức sai lầm là khổ là chắc chắn. Nói cách khác, do cái nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay không. Nếu không bị chấp ngã và dục vọng vị kỷ hay phiền não khuấn động, chi phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc và hạnh phúc.
Ba là, Diệt đế (Nirodha)
Diệt, Chân Lý Cao Thượng thứ ba là sự chấm dứt, là sự dập tắt. Diệt đế là sự chấm dứt hay dập tắt toàn vẹn mọi phiền não, mọi nguyên nhân đưa đến đau khổ và sự chấm dứt khổ đau, mục tiêu cứu cánh của người Phật tử. Mục tiêu này có thể thực hiện bằng cách tận diệt ái dục tức là từ bỏ mọi luyến ái bên
trong đối với thế gian bên ngoài, điều đó cũng có nghĩa là đạt tới hạnh phúc an lạc. Diệt đế đồng nghĩa với Niết bàn (Nirvana/Nibbàna).
Thật khó để định nghĩa một cách chính xác Niết bàn là gì? Chỉ có thể hiểu một cách chung chung Niết bàn là sự thanh tịnh, là cảnh giới giải thoát. Ngay cả trong các kinh điển Phật giáo cũng chỉ có thể định nghĩa Niết bàn, hay phương tiện trình bày Niết bàn bằng các từ ngữ rất phủ định như : ái diệt, khổ diệt, tham sân si diệt, thức diệt, hành diệt, vô minh diệt. Ngoài ra, Niết bàn còn được diễn tả bằng nhiều danh từ khác như : vô sanh, vô vi, vô lậu, đoán bỉ ngạn, tịch tĩnh, chân như, thực tướng, pháp thân…. Song Niết bàn không phải là đối tượng của tư duy, khái niệm hay ngôn ngữ mà ở đây Niết bàn đã vượt thoát khỏi ý niệm nên ở ngoài thời gian và không gian, nên hẳn nhiên Niết bàn không phải là một nơi chốn, không phải là một cảnh giới vĩnh hằng hay một cõi nào đó cao cấp hơn cõi người (như là cõi thiên đường của các tôn giáo khác), càng không phải là sớm, muộn, lâu dài hay ngắn ngủi v.v…, không có vận chuyển, không phải là kết quả hay hậu quả của bất cứ gì, không phải tương đối hay tuyệt đối, không phải thường hay vô thường. Dù vậy, Niết bàn không hư vô, mà là một thực tại thanh tịnh, siêu việt, là một trạng thái an lạc hay nói cách khác đó là hạnh phúc tuyệt đối, không nằm trong phạm vi phân biệt của ý thức hay nói cách khác, không thể nhận thức được Niết bàn khi đang còn tham sân, si. Một vị thiền sư đã nói “Hãy nhìn những rặng núi, những con suối chảy, những rừng cây xanh ngắt đẹp tuyệt vời kia. Khi biết nhìn mọi vật với một nhãn quan mới, một nhãn quan không bị chi phối bởi tham sân si, thì cảnh đẹp kia chính là Niết bàn đó! Niết bàn không phải là một nơi chốn nào khác biệt với thế gian, một cảnh giới nào mà người ta có thể tìm đến. Niết bàn chính là ở đây”. Như vậy, có thể nói Niết bàn là thực tại như thật nằm ngay trong tầm tay của mỗi người, có thể nhận biết được bằng thể nhập do ái diệt hay khổ diệt và con đường dẫn đến Niết bàn là con đường đoạn trừ khổ đau, không còn tạo nghiệp, không còn tái sinh. Chúng ta thấy Đức Phật và các vị Bồ tát, A la hán đã đạt tới Niết bàn ngay trong đời sống hàng ngày.
Bốn là, Đạo đế (Magga)
Đạo là con đường, là phương pháp thực hiện để đạt tới an lạc, hạnh phúc trong đời sống hàng ngày hay hạnh phúc tuyệt đối Niết bàn. Như vậy, toàn bộ giáo lý mà đức Phật đã dạy đều là Đạo đế, tổng quát và căn bản gồm có 37 pháp, thường gọi là 37 phẩm trợ đạo đức. Đức Phật có dạy rằng “ Này các tỳ kheo, đây là những pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy, các con phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập, truyền bá rộng rãi để chánh pháp được trường tồn, vì