Định hƣớng về các giải pháp thực tiễn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ triết học Một số giá trị đạo đức trong triết học phật giáo và những định hướng vận dụng trong việc xây dựng đạo đức cho người việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 98)

Nhất quán theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, của Đảng và Nhà nước ta, nhất quán từ việc nhận thức và lý luận, hiện nay việc định hướng cho sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong xã hội cần có những giải pháp cơ bản như: tiếp thu những giá trị trong mặt ưu điểm của đạo đức Phật giáo; công tác đào tạo kiến thức và lý luận về tôn giáo; công tác tuyên truyền, giải thích và định hướng; công tác đối với các nhà chức sắc, tu hành và tổ chức Phật giáo; kiên quyết đấu tranh chống những lực lượng thù địch lợi dụng tôn giáo; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực hiện nay trong xã hội.

Thứ nhất, tiếp thu những giá trị trong mặt ưu điểm của đạo đức Phật giáo. Cần phải khẳng định lại rằng, đạo đức Phật giáo có nhiều điểm tích cực, mà quan trọng nhất là giá trị nhân bản và giá trị thực hành. Do vậy, trong các Giới luật của Phật giáo, chúng ta có thể chắt lọc những chuẩn mực đạo đức như tính trung thực; phải làm thiện; không lộng ngôn, xảo ngôn, vọng ngôn; không trộm cắp cướp giật; không tà dâm cùng các hành vi phi pháp khác; tinh thần vị tha, bao dung của Phật giáo..., cải tạo chúng để góp phần trong việc giáo dục đạo đức và lối sống hiện nay. Trong khi nghiên cứu, hội thảo, giảng dạy, tuyên truyền đạo đức mới, ở chừng mực nào đó, chúng ta cũng nên kết hợp với những điểm tốt đẹp của đạo đức Phật giáo nói riêng và đạo đức tôn giáo nói chung, đồng thời tìm ra những điểm tương đồng của chúng và giới thiệu cho người nghe để họ liên hệ tốt hơn với những điều đã biết. Theo tác giả, những nền đạo đức khác nhau thường gặp nhau ở những chuẩn mực đạo đức cơ bản như tính trung thực, phải làm thiện, sống trong sạch (Phật giáo gọi là thanh tịnh)... Như vậy, nếu làm được điều trên sẽ có ba tác dụng thiết thực: một là, để dung hợp

những mặt tích cực của nền đạo đức khác vào nền đạo đức mới; hai là, về tâm lý cũng tạo cho người nghe (có thể có các tín đồ tôn giáo) không cảm thấy bị tách biệt, lẻ loi quá đáng và từ đó họ yên tâm hơn với quan điểm về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; ba là, đây cũng chính là dịp để chúng ta tự cải tạo cho nhận thức của mình. Trong thực tế của việc giảng dạy và cộng tác về tôn giáo, chúng tôi đã rút ra được tác dụng của việc làm trên. Mặt khác, trong các giáo trình Đạo đức học Mác - Lênin, chúng ta cũng nên đưa những mặt ưu điểm của đạo đức Phật giáo vào trong đó, đồng thời đánh giá tính hai mặt của họ cho chính xác hơn.

Thứ hai, công tác đào tạo kiến thức và lý luận về tôn giáo. Công tác này tưởng chừng như nó không liên quan đến đạo đức Phật giáo nhưng lại rất quan trọng cho việc định hướng sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo. Người làm về công tác tôn giáo và nghiên cứu tôn giáo không thể không có lý luận về tôn giáo. Chính việc được trang bị lý luận tôn giáo cũng tạo điều kiện thiết thực cho những người làm những công tác liên quan đến tôn giáo. Đó là việc hiểu tôn giáo một cách chính xác, có lý luận thuyết phục hơn, bởi vì trong công tác liên quan đến tôn giáo không thể không xảy ra những việc có lúc, có nơi vừa hợp tác, vừa đấu tranh với những hiểu hiện sai trái của tôn giáo. Do vậy, một yêu cầu của thực tế đặt ra là, chúng ta phải tạo ra những nhà lý luận về tôn giáo hay là những nhà tôn giáo học, mà trình độ của họ ít ra phải ngang tầm với nhà chức sắc tôn giáo, đây cũng là điều mà V. I. Lênin mong mỏi ở các chính trị gia vô sản. Xét trong hoàn cảnh đất nước hiện nay thì việc này đang là vấn đề cấp bách. Do vậy, các cơ sở đào tạo, mà gần nhất là Viện nghiên cứu tôn giáo, bằng mọi cách cần phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo với nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Bên cạnh đó, một vấn đề cần thiết không thể bỏ qua là: trong việc đào tạo các cán bộ nghiên cứu, làm công tác tôn giáo thì bản thân người đào tạo cũng phải tự đào tạo, phải được đào tạo, đồng thời cũng phải trầm tĩnh, vô tư để nghe những ý kiến hợp lý của người khác, kể cả các phật tử, các nhà chức sắc tôn giáo. Mọi thái độ bảo thủ, áp đặt, chụp mũ,

nâng quan điểm.... đều không đem lại hiệu quả thiết thực, thậm chí có hại cho cả từ lý luận đến thực tiễn.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, giải thích và định hướng. Trong công tác này, trước hết cần tuyên truyền giải thích có sức thuyết phục về nguồn gốc của những hiểu hiện tiêu cực trong xã hội. Thực tế, về nguyên tắc chúng không phải là sản phẩm của xã hội mới, mà là sản phẩm của những xã hội người bóc lột người, gần nhất là chủ nghĩa tư bản và chúng cũng mâu thuẫn, đang chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Vấn đề này, trong cuốn bệnh "ấu trĩ tả khuynh" trong "phong trào cộng sản" của V. I. Lênin có nhiều luận điểm quý báu. Tiếp theo là giải thích tính nhất quán từ quan điểm đến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, đồng thời tạo mọi điều kiện thiết thực để giúp đỡ tôn giáo về mặt trên tinh thần công tâm và hợp pháp. Qua đó, tạo cho Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung an tâm, tin tưởng, hợp tác với chúng ta trong sự nghiệp xây dựng một xã hội mới. Vấn đề này cũng là tinh thần, mà trong "Thư gửi các hàng giáo sĩ và đồng bào Công giáo nhân dịp Thiên chúa giáng sinh", Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "phần xác ta được no ấm thì phần hồn cũng được yên vui" [45,tr.285].

Như vậy, suy cho cùng cái hạnh phúc thực sự của con người cũng chỉ đơn giản và có chừng ấy mà thôi. Mặt khác, trong công tác tôn giáo, chúng ta cần nêu cao quan điểm bình đẳng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng về việc đoàn kết các tôn giáo vì sự nghiệp cách mạng chung. Cách làm này, kinh nghiệm của việc vận động, hợp tác với Phật giáo Khơme theo mẫu "Chùa có Sư cả, xã có Bí thư" ở tỉnh Trà Vinh là một kinh nghiệm quý báu. Câu nói cửa miệng của bà con như trên ở tỉnh Trà Vinh hiện nay được rút ra từ kinh nghiệm đoàn kết lương giáo, cộng tác với cách mạng có hiệu quả thiết thực trong hai cuộc kháng chiến: chống Pháp và chống Mỹ. Bên cạnh đó, động viên Phật giáo phát huy lối sống đạo đức, văn hoá, nhất là khuyến thiện, ngày càng tổ chức và duy trì tốt các hội từ thiện cũng như tham gia vào công tác văn hoá, xã hội với mục đích "tốt đời, đẹp đạo". Như vậy, việc

định hướng cho sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo hiện nay là hướng họ vào việc xây dựng khối đại đoàn kết của toàn dân tộc vì sự nghiệp, quyền lợi chung; hướng họ vào cuộc đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong xã hội; hướng họ vào việc xây dựng một nền văn hoá, đạo đức mới, phát huy và giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc. Một điểm cần bàn thêm là, với Phật giáo, căn cứ vào việc phải từ bỏ "tham ái và chấp thủ" nên việc hướng họ vào các hoạt động xã hội nên có chừng mực, chứ không phải như các tôn giáo khác và theo cách "lạt mềm buộc mềm". Từ đó, chúng ta cũng không nên trách họ rằng "chưa làm được bao nhiêu" mà hiện nay, làm thế nào để Phật giáo thực sự ủng hộ sự nghiệp cách mạng của chúng ta đã là một thành công lớn.

Thứ tư, công tác đối với nhà chức sắc, tu hành và tổ chức Phật giáo. Bên cạnh Giáo hội thì có thẩm tạm gọi linh hồn của hoạt động tôn giáo nhằm trong tay các nhà chức sắc tôn giáo. Chính họ cũng góp phần chuyển tải cả mặt tích cực và hạn chế của đạo đức tôn giáo. Do vậy, việc định hướng cho sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo cũng liên quan đến vấn đề trên. Từ đó, chúng ta quan hệ tốt, thuyết phục được các nhà chức sắc tôn giáo sẽ đem lại hiệu quả rất lớn, nhanh chóng, thiết thực cho công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Đó là chưa nói đến truyền thống của người Việt Nam rất coi trọng về tình nghĩa. Những vấn đề đó, chẳng hạn, có địa phương vận động tín đồ không được sản xuất pháo và đốt pháo nhưng kết quả không đạt yêu cầu. Cán bộ Mặt trận Tổ quốc địa phương phải đến nhà thờ trình bày vấn đề này với Cha. Sau buổi lễ ngày Chủ nhật, toàn bộ giáo dân đều chấp hành nghiêm chỉnh. Ngoài ra, công tác vận động cho phong trào sinh đẻ có kế hoạch và "Hội người cao tuổi" trong đồng bào Công giáo cũng thành công bằng cách ấy. Với Phật giáo, phong trào diệt chuột, diệt muỗi, trừ sâu bệnh cũng như thế, Nhà sư chỉ cần giải thích cho Phật tử là trường hợp bất khả kháng với những chúng sinh "nặng nghiệp" ấy thì chỉ cần niệm Phật A-di-đà 3 biến (lần) và cầu cho họ vãng sinh về Tây Phương cực lạc là đủ. Một ví dụ nữa là việc sinh đẻ có kế hoạch, Nhà sư giải thích cho Phật tử là: sinh con ra là có tội, cái này cũng đúng với tinh thần của đức Thế

tôn là làm chuyện ấy chính là tác nhân cho một nghiệp chướng nó sinh ra. Khi sinh con ra không đủ điều kiện để nuôi chúng là có tội; đủ điều kiện nuôi mà không dạy dỗ, dạy dỗ không đến nơi đến chốn là có tội. Như vậy, hạn chế sinh đẻ là có lý để đảm bảo hạnh phúc cho mình, cho người khác, cho các thế hệ sau. Trong khi tiếp xúc với các nhà chức sắc, các tổ chức Phật giáo cũng cần phải khích lệ những mặt ưu điểm, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế về đạo đức của họ, theo tinh thần "có nghĩa có văn" mà đức Phật đã dạy, thực tế cho thấy, những mặt hạn chế có ảnh hưởng nhiều trong xã hội của đạo đức Phật giáo chủ yếu chúng từ sự phát triển của Phật giáo về sau này. Theo tác giả, việc vừa hỏi, vừa chỉ ra cơ sở nguồn gốc từ giáo lý, vừa trao đổi thân tình, công tâm với các nhà chức sắc Phật giáo đều được họ chấp nhận, bởi vì sự thật trước sau thì vẫn là sự thật. Kinh nghiệm cũng cho thấy, có lúc, có nơi, qua những lần trao đổi như thế, các buổi giảng kinh lần sau của nhà sư không thấy họ đề cập đến cái sai của giáo lý và đạo đức như họ vẫn thường giảng.

Đó là những bài học trong nhiều bài học thực tiễn về công tác tôn giáo. Điều cần phải nhắc lại và lưu ý là, chính lý luận về tôn giáo đi đôi với đạo đức của người làm công tác tôn giáo có tác dụng thiết thực trong công tác tôn giáo. Bởi vì, muốn vận động được họ, nhất là các hàng chức sắc, trước hết trình độ hiểu biết về giáo lý, tư cách đạo đức của cán bộ làm công tác này ít ra phải ngang cơ với họ. Nếu không, mọi thái độ võ đoán, coi thường tôn giáo, hoặc chỉ dừng ở cái bề ngoài... xem ra không có sức thuyết phục, thậm chí còn lố bịch.

Thứ năm, kiên quyết đấu tranh chống những lực lượng thù địch lợi dụng tôn giáo. Như đã đề cập, một trong những đặc điểm của tôn giáo là niềm tin tôn giáo, là "nhập thế" và hoạt động chính trị. Đó là điều dễ hiểu. Do vậy, trong công tác tôn giáo, nhất là giai đoạn hiện nay, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống kẻ kịch lợi dụng "lá cờ" tôn giáo để làm chính trị với mưu đồ xấu. Bên cạnh đó, tình hình hiện nay trên thế giới và trong nước, hiện tượng phát sinh ra nhiều "tôn giáo mới" đã phản ánh một sự chuyển dịch từ sự bất lực trước sức

mạnh của các hiện tượng tự nhiên và xã hội sang bất tin chúng, nhất là các hiện tượng xã hội. Hiện tượng này chủ yếu nó sinh ra từ sự khủng hoảng niềm tin của con người có tính toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Đó là vấn đề lớn, chúng ta cần quan tâm. Từ đó, các lực lượng thù địch thường lợi dụng lá cờ của tôn giáo chống phá chúng ta có tính toàn diện, trong đó có mặt đạo đức. Điểm đặc thù của Phật giáo là từ lý Nhân duyên, cho nên nếu gặp chướng duyên, nghịch cảnh (theo quan niệm của Phật) thì họ có thể thu mình lại, hoặc đi với các "duyên lành" hơn. Mặt khác, Phật giáo ngày nay khác xa với thời Phật Thích Ca còn tại thế, nếu không cẩn thận họ cũng náo động cả "thiên, địa, nhân". Từ đó, cái đáng ngại với Phật giáo chính là thái độ im lặng của họ. Do vậy, việc đấu tranh ở đây là chúng ta phải đấu tranh toàn diện từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, lối sống, đạo đức, tinh thần, niềm tin ... Mặt khác, như đã đề cập về những đặc điểm cư trú của giáo dân thì rõ ràng chính sách giải quyết về vấn đề tôn giáo phải gắn liền với chính sách giải quyết về vấn đề dân tộc và chính sách về đất đai, cơ sở thờ tự. Từ những vấn đề như thế nên mục đích thiết thực cho đấu tranh ở đây là cải tạo chủ nhân của nó, giúp họ hiểu và đồng cảm với lý tưởng cách mạng, đưa họ hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng để họ đóng góp khả năng của mình cho sự phát triển xã hội, góp phần đem lại sự công bằng cho xã hội và củng cố khối đoàn kết nhất trí của toàn dân tộc. Qua đó, cũng tạo điều kiện ủng hộ Phật giáo phát huy những mặt tích cực với phương châm: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội".

Thứ sáu, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực hiện nay trong xã hội. Đây là vấn đề nóng bỏng, nó biểu hiện như nạn quan liêu, cửa quyền, bè phái, cục bộ địa phương, tham nhũng, buôn lậu, băng hoại lối sống và đạo đức, mất dân chủ trong các tổ chức, cá nhân đảng viên, cán bộ, nhất là dân chủ ở cơ sở. Đi đôi với chúng là "hiện tượng phai nhạt lý tưởng cách mạng"... "trật tự kỷ cương xã hội suy giảm". Chính những hiện tượng này đang là kẽ hở dễ thấy nhất và tôn giáo dễ công kích nhất. Thực tế cho thấy tôn giáo đã nhiều lần công kích vào những quốc nạn đó.

Do vậy, trong việc tạo cho những mặt tích cực của đạo đức Phật giáo nói riêng, đạo đức tôn giáo nói chung cùng với chúng ta chống những biểu hiện tiêu cực hiện nay, về phần mình, chúng ta chống tiêu cực cũng cần phải thực hiện theo ý của C. Mác là: "Phê phán thượng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị" [64, tr. 15].

Áp dụng lời dạy của C. Mác trong giai đoạn hiện nay thì điều đó có nghĩa là, khi vận động đồng bào có đạo tham gia xây dựng, bảo vệ xã hội mới, chúng ta cũng phải từng bước xây dựng xã hội, đi đôi với tinh thần kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chẳng hạn, phải kiên quyết trong việc đấu tranh chống các tệ nạn quan liêu, cửa quyền cấu kết với nạn tham nhũng, băng hoại lối sống, đạo đức cùng các tệ nạn khác đang cản trở sự nghiệp giải phóng con người. Qua đó, tạo điều kiện cho sự trong sạch và lành mạnh xã hội, phấn đấu xây dựng đất nước theo hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kinh nghiệm trong việc xây dựng Đảng và chính quyền của chúng ta trải qua các giai đoạn cách mạng khác nhau

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ triết học Một số giá trị đạo đức trong triết học phật giáo và những định hướng vận dụng trong việc xây dựng đạo đức cho người việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 98)