3.2.2.1 Đơn vị hành chính, dân số
Thành phố Cần Thơ bao gồm 5 quận và 4 huyện: Quận Ninh Kiều, quận Ô Môn, quận Bình Thủy, quận Cái Răng, quận Thốt Nốt cùng các huyện Vĩnh
29
Thạnh, huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền, huyện Thới Lai. Dân số đến năm 2013 là 1.232.260 ngƣời, mật độ dân số là 875 ngƣời/km2. Trong đó nam khoảng 606.713 ngƣời, chiếm 49,68% cơ cấu. Phần lớn dân số Cần Thơ thuộc dân tộc Kinh (96,89%). Nhìn chung, dân số trên địa bàn thành phố thuộc diện trẻ, trên 62% dƣới tuổi 60. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,37%.
3.2.2.2 Lao động
Thành phố Cần Thơ có nguồn dân số khá dồi dào cả số lƣợng và chất lƣợng, năng động nếu đƣợc đào tạo liên tục trong 10-15 năm sẽ là một nguồn lực nồng cốt cho sự phát triển của thành phố và cho toàn vùng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từng bƣớc đƣợc nâng lên, từ 20,5% năm 2004 lên 48,89% năm 2013.
3.2.2.3 Thu nhập
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu ngƣời theo giá hiện hành liên tục tăng. Trong đó, giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013, tốc độ tăng trƣởng bình quân 14,5%/năm, riêng năm 2013 tốc độ tăng trƣởng là 11,67%; tổng giá trị tăng thêm đạt 62.000 tỷ đồng, tăng gần 3,5 lần so năm 2004. Bình quân thu nhập đầu ngƣời từ 10,3 triệu đồng năm 2004 lên 62 triệu đồng năm 2013. Thu ngân sách đạt gần 11.000 tỷ đồng, vƣợt 24,5% kế hoạch, tăng gấp 5 lần so năm 2004. Cần Thơ là thành phố duy nhất vùng ĐBSCL điều tiết ngân sách về Trung ƣơng. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa ngƣời thành thị và nông thôn cao từ 5- 7 lần.
3.2.2.4 Hiện trạng phát triển của một số ngành kinh tế chính
Thành phố Cần Thơ gần đây có những bƣớc phát triển đáng kể. Tổng giá trị sản xuất tăng 260%, trong đó ngành công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất 300% và 225%. Các ngành nông nghiệp, thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn 214%.
a) Về nông nghiệp
Những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại. Nông nghiệp thành phố đã từng bƣớc chuyển dịch sang hình thái nông nghiệp đô thị, gắn sản xuất với chế biến, các ngành dịch vụ và cải thiện môi trƣờng sinh thái. Nông nghiệp công nghệ cao đƣợc xem là bƣớc đột phá của thành phố để tạo sự khác biệt với các địa phƣơng trong vùng.
Ngành trồng trọt giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu kinh tế khu vực. Cơ cấu giá trị sản xuất theo thứ tự lúa, trái cây, rau màu và
30
cây công nghiệp lâu năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển đô thị và hoạt động công- thƣơng nghiệp khá mạnh, ngành trông trọt mới đóng góp khoảng 10,6% trong cơ cấu kinh tế.
Diện tích canh tác lúa ổn định trong khoảng 93.000-96.000 ha, sản lƣợng lúa ổn định ở mức 1,1-1,2 triệu tấn/năm, lúa chất lƣợng cao chiếm trên 80%; rau-màu tập trung khu vực ven sông Hậu, khoảng 8.000ha, sản lƣợng 96.000 tấn; cây công nghiệp ngắn ngày diện tích khoảng 5.000ha, sản lƣợng 5.500 tấn. Kinh tế vƣờn diện tích khoảng 15.000ha, sản lƣợng 100.000-110.000 tấn/năm.
Đối với chăn nuôi, tình hình dịch bệnh gia súc-gia cầm và giá thức ăn gia súc tăng, số lƣợng gia súc gia cầm giảm và gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Đàn heo từ 135.905 con (năm 2005) giảm còn 116.750 (năm 2010), sản lƣợng thịt heo giảm bình quân 3,3%; riêng đàn gia cầm đã có chiều hƣớng phục hồi (đến năm 2010 ƣớc có 1.845.500 con).
Ngoài ra, trên địa bàn đã hình thành nhiều nhà vƣờn trồng cây cảnh nhƣ Phong Lan, Xƣơng Rồng và các loại hoa kiểng có giá trị kinh tế cao với qui mô từ nhỏ đến trung bình chủ yếu ở Ninh Kiều, Ô Môn và Bình Thủy. Một số hộ ở Bình Thủy, Ô Môn, Cờ Đỏ trồng nấm rơm cung cấp cho sơ chế xuất khẩu.
b) Thủy sản
Ngành thủy sản đƣợc quy hoạch và đầu tƣ phát triển gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ phát triển mạnh mô hình nuôi công nghiệp, bán công nghiệp (khoảng 30-35%) và nuôi luân canh trong ruộng lúa, diện tích nuôi thủy sản đạt 12.550 ha năm 2010, tăng bình quân 0,2%; sản lƣợng thủy sản tăng từ 83.783 tấn năm 2005 lên 162.380 tấn năm 2010, tăng bình quân 14,2%.
Diện tích nuôi thủy sản tập trung nhiều ở các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Ô Môn, trong đó nuôi luân canh trong lúa chủ yếu ở Vĩnh Thạnh, thƣờng tập trung nuôi chuyên, diện tích tuy nhỏ nhƣng tăng trƣởng nhanh, năng suất cao, sản lƣợng tập trung, sản phẩm đồng nhất, có giá trị cao, cung ứng cho xuất khẩu.
c) Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung khoảng 227 ha, chủ yếu là rừng tràm phân bố ở huyện Cờ Đỏ. Ngoài ra, ven các kênh rạch có dừa nƣớc, bần trồng, cây tự nhiên khác… Cây phân tán đƣợc trồng trong khu vực đô thị, ven trục giao
31
thông chính, quanh nhà ở và các điểm sinh hoạt công cộng nhƣ bệnh viện, trƣờng học…để tạo bóng mát và cải tạo cảnh quan môi trƣờng. Hàng năm có khoảng 1-1,4 triệu cây đƣợc trồng.
Sản phẩm khai thác hàng năm chủ yếu là sản phẩm từ cây phân tán, rừng lá, trung bình 6.000-12.000 m3 gỗ…Giá trị tăng thêm của ngành lâm nghiệp xu thế giảm, bình quân 3,5%/năm.
d) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trƣởng khá cao, giá trị tăng trƣởng bình quân 17,6%/năm giai đoạn 2001-2005 và 18,5%/năm giai đoạn 2006-2010 (cả nƣớc tăng bình quân 15,4%). Trong đó, phân theo khu vực kinh tế Nhà nƣớc tăng bình quân 4,2%, kinh tế ngoài Nhà nƣớc tăng bình quân 45,5% và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng bình quân 4,7%. Hầu hết hàng hóa xuất khẩu đều là sản phẩm công nghiệp chế biến. Một số lĩnh vực đƣợc đầu tƣ nâng cấp và phát triển mạnh nhƣ chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, rau quả, nấm đóng hộp. Lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới ngày càng đƣợc chú trọng và có xu hƣớng phát triển. Quy mô, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng lên. Một số sản phẩm đã có vị trí cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu.
Thành phố hiện đã quy hoạch 08 khu công nghiệp tập trung bao gồm Trà Nóc (I, II), Hƣng Phú (I, IIA, IIB), Thốt Nốt, Ô Môn, Bắc Ô Môn. Tổng diện tích quy hoạch 2.366 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 1.590 ha, diện tích đã cho thuê 545,5 ha, chiếm 34,3% diện tích đất công nghiệp. Trong đó, 02 khu công nghiệp lớn là Trà Nóc (I, II) và Hƣng Phú (I, II), với tổng diện tích mặt bằng là 1.101 ha. Tại KCN Trà Nóc I, hạ tầng kỹ thuật đã đƣợc xây dựng hoàn chỉnh và đã đƣợc lấp đầy diện tích. KCN Trà Nóc II, cơ sở hạ tầng đang đƣợc xây dựng và đã đƣợc các doanh nghiệp trong ngoài nƣớc thuê 89,8% diện tích. Tại khu CN Hƣng Phú (I), diện tích đã lấp đầy 43,47% và đã xây dựng một cảng biển Quốc tế, có mức luân chuyển hàng hóa 4,2 triệu tấn/năm. Khu CN Hƣng Phú (II), diện tích lấp đầy mới đạt 11,28%. Ngoài các khu công nghiệp kể trên, thành phố Cần Thơ còn có các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phân bố rải rác tại các địa phƣơng nhƣ cụm CN-TTCN Cái Sơn Hàng Bàng, cụm CN-TTCN Thới Thuận, Thốt Nốt.
Đến tháng 9/2014, các khu công nghiệp tập trung thu hút 213 dự án, vốn đăng ký đầu tƣ 1,9 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 680 triệu USD, chiếm 40% vốn đăng ký. Hàng năm, thu hút và giải quyết việc làm khoảng 32.549 lao
32
động. Thành phố Cần Thơ có điều kiện phát triển đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ so với các địa phƣơng khác trong vùng, nhƣ công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, phụ trợ... Do đó, cần quan tâm công tác quy hoạch, định hƣớng thu hút những dự án công nghệ tiên tiến phục vụ mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp vùng. Thành phố Cần Thơ hiện có các ngành công nghiệp chủ đạo gồm công nghiệp chế biến (thủy sản, rau quả, xay xát gạo, sản xuất rƣợu bia, thức ăn gia súc, gỗ), sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói, tôn v.v..), sản xuất thuốc tân dƣợc, bột giặt, phân bón v.v.., cơ khí và cung cấp điện, nƣớc.
đ) Giao thông vận tải
Thành phố Cần Thơ có khoảng 2.639 km đƣờng bộ (kể cả đƣờng xã/ấp), mật độ đạt 1,9km/km2
(không tính đƣờng xã/ấp, có 698 km, mật độ 0,5km/km2). Trong đó có Quốc lộ dài 106,4km; Đƣờng tỉnh lộ dài 125km; Đƣờng cấp huyện dài 331 km; Đƣờng đô thị dài 137 km; Đƣờng xã ấp, khu phố dài 1.942km. Trên hệ thống đƣờng bộ có 1.617 cầu/25.788 m. Hệ thống quốc lộ đã đáp ứng tốt nhu cầu lƣu thông, tuy nhiên đã có hiện tƣợng quá tải tại các đoạn qua nội thị. Hệ thống đƣờng tỉnh, huyện có một số tuyến chƣa thông suốt cho xe 4 bánh, còn nhiều cầu trọng tải thấp chƣa đạt tiêu chuẩn tạo sự gián đoạn lƣu thông trên tuyến, đặc biệt là các huyện ảnh hƣởng lũ nhƣ Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ. Đƣờng tỉnh hiện còn 25% cấp phối, dƣới 20% đƣờng đất, đƣờng huyện tỷ lệ cấp phối, hoặc xi măng là 40%, đƣờng đất 39,5%. Hiện tại, dự án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A từ Hà Nội đến Cần Thơ đang trong giai đoạn hoàn thành vào cuối năm 2015. Sau khi mở rộng, Quốc lộ 1A đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ sẽ có 4 làn cho xe cơ giới, hai làn cho xe máy và có dải phân cách cứng ở giữa.
Hệ thống kênh rạch phân bố đều khắp trên địa bàn, nối liền các trung tâm kinh tế - xã hội với các địa phƣơng. Đây cũng là thế mạnh của Thành phố Cần Thơ. Hệ thống giao thông thủy từ cấp 1 đến cấp 6 có trên 350 km, trong đó có 05 tuyến (130 km) do Trung ƣơng quản lý (sông Hậu, Cần Thơ, Cái Sắn, Xà No, Thị Đội), 02 tuyến (50 km) do Thành phố quản lý kênh Thốt Nốt, kênh Ô Môn và khoảng 170 km do các quận/huyện quản lý kết hợp giao thông - thủy lợi. Quan trọng nhất là 02 tuyến đƣờng thủy Quốc gia là kênh Xà No, kênh Cái Sắn và luồng Định An, tuy nằm ngoài vùng nhƣng có ảnh hƣởng rất lớn đến việc vận hành của hệ thống cụm cảng Quốc tế trên địa bàn.
Cụm cảng gồm Cần Thơ - Cái Cui - Trà Nóc và bến phà Hậu Giang đã đƣợc Hiệu quả của các cụm cảng phần lớn phụ thuộc vào khả năng thông tàu
33
của luồng Định An. Các quận/huyện đều có bến đò khách kết hợp với bến vận tải hàng hóa do địa phƣơng quản lý.
Cầu Cần Thơ khởi công xây dựng tháng 9/2004 đến nay đã hoàn thành đƣa vào sử dụng quý I năm 2010.
Đã đầu tƣ mới bến xe khách liên tỉnh, các quận/huyện đều có bến xe khách do địa phƣơng quản lý. Sân bay Trà Nóc đƣợc đầu tƣ nâng cấp thành sân bay Quốc tế, đã đƣa vào hoạt động cuối năm 2008.
e) Thương mại, dịch vụ
Thƣơng mại nội địa tính trên địa bàn thành phố hiện có 102 chợ (3 chợ loại I, 11 chợ loại II, 88 chợ loại III), bố trí hợp lý trên địa bàn các quận, huyện. Trong giai đoạn 2006-2010 đã đầu tƣ xây dựng mới 23 chợ và cải tạo, nâng cấp 18 chợ. Trên 10 siêu thị bán buôn, bán lẻ đang hoạt động hiệu quả (Sense City, Big C, Vinatex, Maximark, Tây Đô - Plaza, siêu thị điện máy Bestcarings, siêu thị Chợ Lớn, siêu thị sách Tây Đô, Hoà Bình...). Khối lƣợng hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng liên tục tăng với tốc độ cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 16%/năm giai đoạn 2001-2005 và 25,3%/năm giai đoạn 2006-2010.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh, năm 2003 đạt 251,2 triệu USD, năm 2006-2010 đạt 3.569,6 triệu USD, tăng bình quân 20,6%. Đến năm 2011 đạt 1,3 tỷ USD và năm 2013 đạt 1,5 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Cần Thơ là hơn 563,9 triệu USD, đạt 36,8% kế hoạch năm giảm 15% so với cùng kỳ. Chiếm đến 74% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố là mặt hàng gạo và thủy sản, tuy nhiên đều giảm về sản lƣợng lẫn giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu gạo 07 tháng là 336 ngàn tấn, giảm 38% so với cùng kỳ; kim ngạch đạt 152,35 triệu USD, giảm 40,7% so với cùng kỳ 2013. Xuất khẩu thủy sản 07 tháng đầu năm gần 54,2 ngàn tấn, giá trị 249,18 triệu USD giảm 44,7% về sản lƣợng và 7,9% về giá trị so với cùng kỳ. Một số mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu tăng nhƣng chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Về du lịch, thành phố Cần Thơ có lợi thế là trung tâm kinh tế - văn hóa, là đầu mối giao thƣơng nối liền các tỉnh trong vùng và khu vực. Trong 5 năm 2006 - 2010, thành phố Cần Thơ đón 3.657 triệu lƣợt khách, tăng bình quân 13,2% năm. Trong đó, khách quốc tế 766 ngàn lƣợt, tăng bình quân 8,9%, chiếm tỷ lệ 21%, khách trong nƣớc 2.891 triệu lƣợt khách, tăng bình quân 15,2%, chiếm tỷ lệ 79% tổng lƣợt khách. Doanh thu du lịch tăng bình quân 23,6% năm giai đoạn 2001-2005 và đạt 24,7%/năm giai đoạn 2006 - 2010.
34
Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, du lịch của Thành phố Cần Thơ đang phát triển tích cực theo hƣớng đa dạng hóa loại hình sản phẩm, hƣớng tới những ngành dịch vụ có giá trị lớn, chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả. hệ thống nhà hàng, khách sạn đƣợc đầu tƣ nâng cấp, chất lƣợng phục vụ tăng lên.
Hiện nay, thành phố Cần Thơ đang tập trung vào bốn loại hình du lịch chính gồm du lịch sinh thái kết hợp với du lịch phong cảnh miệt vƣờn mang đậm bản sắc Nam Bộ, du lịch sông nƣớc, du lịch văn hoá truyền thống gắn với các di tích lịch sử, danh nhân, đình chùa, làng nghề; du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, triển lãm. Nhiều dự án đầu tƣ phát triển du lịch đƣợc triển khai thực hiện và đƣa vào khai thác nhƣ Nhà lồng Chợ cổ Cần Thơ, phố đi bộ và chợ đêm Bến Ninh Kiều, bãi tắm Sông Hậu, Trung tâm Văn hóa Ô Môn, khu du lịch Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng, Thiền Viện Trúc Lâm Phƣơng Nam v.v..
35
CHƢƠNG 4
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁT TRÊN LÒNG SÔNG HẬU ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ CẦN THƠ