Các yếu tố cấu thành giá thành cát san lấp

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác cát và đánh giá các yếu tố cấu thành giá thành cát san lấp tại các mỏ khai thác cát trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 62)

Chi phí khai thác trong doanh nghiệp khai thác cát bao gồm CPNVLTT (621) có chi phí dầu khai thác trên sông, dầu xúc cát lên bờ, chi phí khác nhƣ dây cáp, mỡ bò, v.v.; CPNCTT (622) gồm công nhân trực tiếp khai thác cát, CPSXC (627) gồm chi phí dụng cụ sửa chữa, chi phí khấu hao tài sản, v.v. Bảng 5.2 trình bày rõ hơn về các yếu tố cấu thành giá thành, chi phí khai thác và tỷ trọng của CPSXC, CPNVLTT, CPNCTT và khoản thuế nộp Ngân sách Nhà nƣớc, dùng trong khai thác cát trên sông Hậu Cần Thơ của 03 doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn Thành phố năm 2013.

53

Bảng 5.2 Các yếu tố cấu thành giá thành cát tại 03 doanh nghiệp khai thác cát năm 2013. (Đơn vị tính: đồng) Các khoản chi Đức Thành An Lạc Phát Đạt CPNVLTT (621) 238.004.366 (30,52%) 514.700.262 (27,86%) 448.303.151 (30,39%)

+ Dầu khai thác trên sông 135.459.000 325.678.875 308.775.533 + Dầu xúc cát lên bờ 92.733.800 170.084.309 123.308.867 + Chi phí khác 9.811.566 18.937.078 16.218.751 CPNCTT (622) 62.400.000 (8,00%) 84.600.000 (4,58%) 64.800.000 (4,39%) + Bộ phận điều hành xáng cạp 36.000.000 55.800.000 38.400.000 + Bộ phận vận hành cẩu bờ 26.400.000 28.800.000 26.400.000 CPSXC (627) 85.278.363 (10,93%) 288.482.188 (15,62%) 155.772.911 (10,56%) Khoản nộp Ngân sách Nhà nƣớc 394.219.500 (50,55%) 959.472.900 (51,94%) 806.080.000 (54,65%)

+ Thuế Tài nguyên 25.230.000 97.779.000 65.000.000

+ Phí BVMT 25.230.000 97.779.000 65.000.000 + Tiền thuê mặt nƣớc 343.759.500 763.914.900 676.080.000 Tổng chi phí khai thác 779.902.229 (100 %) 1.847.255.350 (100%) 1.474.956.062 (100%)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của 03 doanh nghiệp, năm 2013)

Bảng 5.2 cho thấy khoản thuế Ngân sách Nhà nƣớc chiếm tỷ lệ cao trong chi phí khai thác (tính thuế). Các khoản thuế lần lƣợt chiếm tỷ lệ trọng cao là 50,55%; 51,94%; 54,65% của doanh nghiệp Đức Thành, An Lạc và Phát Đạt. Sau chi phí thuế là CPNVL và CPSXC, CPNCTT. Sau thuế, là CPNVLTT, chiếm giá trị không nhỏ là chi phí dầu khai thác trên sông dùng cho xáng cạp và dầu dùng cho cẩu bờ.

Trong doanh nghiệp Cty TNHH Đức Thành, chi phí khai thác có CPNVLTT chiếm 30,54%, CPNCTT chiếm 8%, CPSXC chiếm 10,93%. Với

54

giá trị 30,54% CPNVLTT nên Đức Thành là doanh nghiệp có CPNVLTT cao nhất. Tuy Đức Thành là doanh nghiệp có sản lƣợng khai thác thấp nhất.

Doanh nghiệp Cty CP An Lạc có CPNVLTT chiếm 27,86%%, CPNCTT chiếm 5%, CPSXC chiếm 15% chi phí khai thác. Doanh nghiệp Công ty TNHH Đầu tƣ Xây dựng Phát Đạt có CPNVLTT chiếm 30,39%, CPNCTT chiếm 4,39%, CPSXC chiếm 10,56%.

5.3 SO SANH GIÁ BÁN VÀ GIÁ THÀNH GIỮA CÁC MỎ

Dựa vào các số liệu thu thập từ các doanh nghiệp, đề tài tổng hợp giá bán bình quân, giá thành đơn vị để tính toán lợi nhuận/m3 của các doanh nghiệp (Bảng 5.3). Tuy nhiên, lợi nhuận ở đây là lợi nhuận chƣa tính chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và những chi phí biến đổi khác v.v..

Bảng 5.3 Giá bán, giá thành đơn vị và lợi nhuận cho 1m3

cát của 03 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

(Đơn vị: đồng) Các chỉ tiêu Đức Thành An Lạc Phát Đạt Giá bán 34.876 25.887 26.959 Giá thành đơn vị 30.912 18.892 22.692 Lợi nhuận /m3 3.964 6.995 4.267

Bảng 5.3 cho thấy Đức Thành là doanh nghiệp có lợi nhuận thấp nhất là 3.964 đồng/m3 , trong khi giá bán là cao nhất là 34.876 đồng/m3. Vấn đề là vì giá thành đơn vị cát của doanh nghiệp quá cao làm tăng giá bán. Việc sở hữu 02 giấy phép với diện tích lớn nhất nhƣng sản lƣợng khai thác quá thấp, không đạt công suất đề ra. Nên nếu Đức Thành bán với giá bán ngang với giá của các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp Đức Thành sẽ phải chịu lỗ. Nhƣng giá càng cao thì khách hàng của doanh nghiệp sẽ càng ít.

Với giá bán cạnh tranh, giá thành đơn vị thấp, khai thác có phần hiệu quả, đạt đƣợc phần nào công suất đề ra, nên doanh nghiệp An Lạc có lợi nhuận cao nhất là 6.995 đồng/m3, với giá bán thấp nhất là 25.887 đồng/m3. Doanh nghiệp Phát Đạt, cũng có sản lƣợng khả quan hơn so với cùng kỳ năm trƣớc, nên lợi nhuận 4.267 đồng/m3, tuy là không đƣợc tối ƣu, nhƣng với giá bán 26.959 đồng/m3 cũng rất cạnh tranh. Mặc khác, doanh nghiệp Phát Đạt lại là doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng, vừa khai thác vừa phân phối, không thông qua trung gian. Đây cũng là ƣu thế của doanh nghiệp Phát Đạt.

55

Ta có thể thấy, thuế ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với doanh nghiệp khai thác cát nói riêng và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nói chung. Theo Báo cáo môi trƣờng kinh doanh 2013 (Doing Business) vừa đƣợc Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam là quốc gia có thời gian tiêu tốn cho nộp thuế gần nhƣ cao nhất khu vực với 872 giờ mỗi năm, gấp 4 lần mức trung bình của các nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng và cao hơn Indonesia (259 giờ), Thái Lan (264 giờ), Phillipines (193 giờ), Malaysia (133 giờ) và Singapore (82 giờ). Kết quả này đã kéo chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam xuống vị trí thứ 149 trong khu vực vùng lãnh thổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội tƣ vấn thuế Việt Nam cho biết số giờ nộp thuế cao nguyên nhân chính do doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian chuẩn bị hồ sơ chứng từ, tài liệu sổ sách để phục vụ cho việc tính thuế. Nhiều quy định trong chính sách thuế khác biệt với quy định của kế toán, tờ kê khai thuế giá trị gia tăng v.v.. nhiều chỉ tiêu trùng lặp và chồng chéo không cần thiết. Mặc khác, việc kê khai điều chỉnh, đối chiếu hóa đơn mua, bán với chứng từ thanh toán trả chậm làm tăng khối lƣợng công việc và thời gian của doanh nghiệp.

56

CHƢƠNG 6 GIẢI PHÁP

6.1 TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Thanh toán tiền nợ Ngân sách Nhà nƣớc để đảm bảo các doanh nghiệp đƣợc cấp lại giấy phép và tiếp tục khai thác kinh doanh. Nếu có thể thỏa thuận để trả nợ theo nhiều kỳ trong năm.

Bài toán giảm chi phí là vấn đề hiện tại của các doanh nghiệp với chi phí khai thác hiện nay. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao bằng cách tăng cƣờng cải tiến máy móc, trang thiết bị hiện đại. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân viên trong doanh nghiệp. Để vƣợt qua giai đoạn khó khăn hiện tại, việc giảm, bán những phƣơng tiện không đƣợc sử dụng để giảm chi phí bảo dƣỡng máy móc. Qua đó, tăng thêm nguồn vốn để đầu tƣ, làm mới máy móc, xáng cạp, cẩu bờ hiện tại. Điều đáng mừng là hiện tại giá xăng dầu đang liên tục giảm, và hiện đang ở mức thấp nhất trong 3 năm gần đây. Thị trƣờng bất động sản tại cũng có nhiều khởi sắc hơn. Cho thấy nền kinh tế đang dần phục hồi.

Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính nhƣ chi phí văn phòng, chi phí dịch vụ ngoài v.v..

Tăng cƣờng nâng cao năng suất lao động nhƣng phải vừa đảm bảo sản xuất, vừa nâng cao mức sống công nhân.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ lãnh đạo và điều hành nhằm hiểu rõ hơn quy định, pháp luật của Nhà nƣớc ban hành, nắm bắt nhanh những thay đổi về chính sách, pháp luật và công nghệ. Để có chiến lƣợc kinh doanh hợp lý và hiệu quả cho doanh nghiệp. Qua đó giảm đƣợc chi phí thuê tƣ vấn, dịch vụ bên ngoài.

Tăng cƣờng tìm kiếm thêm nguồn khách hàng ngoại tỉnh. Mặt khác, đối với những khách hàng có thời gian hợp tác lâu dài nên có những món quà tri ân khách hàng. Dịch vụ hậu mãi khách hàng là cách để giữ chân khách hàng trƣớc các doanh nghiệp khác. Đầu tƣ hệ thống bán lẻ, phân phối để tăng doanh thu, lợi nhuận. Hơn nữa, trong năm 2014-2015, Thành phố Cần Thơ đang kêu gọi các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào 12 dự án trọng điểm tại Cần Thơ. Nhu cầu về cát san lấp dự báo sẽ liên tục tăng mạnh. Đây là cơ hội của các doanh nghiệp khai thác cát và vật liệu xây dựng.

57

6.2 TỪ PHÍA CƠ QUAN QUẢN LÝ

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản trên địa bàn Thành phố dƣới nhiều hình thức và phƣơng pháp phù hợp. Phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

Nhanh chóng hoàn thành công tác điều tra cơ địa chất khoáng sản tại Thành phố Cần Thơ và đổi mới thiết bị, công nghệ để thực hiện hiệu quả quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Khuyến khích đầu tƣ các dự án khai thác khoáng sản có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng.

Xây dựng cơ chế đấu giá quyền khai thác cát trên địa bàn Thành phố, hợp lý các loại thuế liên quan đến hoạt động khai thác cát. Điều chỉnh mức ký quỹ bảo đảm phục hồi môi trƣờng, sinh thái và đất đai trong từng thời kỳ.

Tăng cƣờng bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, tăng cƣờng liên kết vùng, liên kết ngành trong công tác quản lý khoáng sản

Thƣờng xuyên theo dõi chặt chẽ các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ mới phát sinh, kết hợp với các Sở, ban ngành liên quan đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp. Tiến hành làm các thủ tục theo quy trình Quản lý nợ nếu đơn vị không chấp hành. Áp dụng biện pháp cƣỡng chế là tạm thời rút giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép đăng ký kinh doanh cùng mã số thuế cho đến khi doanh nghiệp thực hành nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nƣớc. Đồng thời công bố công khai các hình thức xử lý trên báo, đài theo đúng quy luật hiện hành nhằm thu hồi các khoản nợ thuế. Cƣơng quyết thực hiện biện pháp cƣỡng chế một số doanh nghiệp điển hình với số nợ thuế lớn và kéo dài nhiều năm.

Phối hợp với Sở Công Thƣơng, Sở Giao thông Vận tải, UBND cấp quận , huyện tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra rà soát và chấn chỉnh việc phân cấp cấp giấy phép khai thác khoáng sản hiện nay để khắc phục tình trạng sơ hở, khai thác cát lậu gây thất thoát tài nguyên. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bào vệ môi trƣờng. Xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm theo pháp luật nhƣ phƣơng tiện vận chuyển khoáng sản vƣợt trọng tải cho phép; vận chuyển, tiêu thụ không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp v.v..

58

CHƢƠNG 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN

Nằm ở địa hình thấp trũng, việc xây dựng cơ bản hạ tầng đòi hỏi một lƣợng vật liệu cát san lấp rất lớn, làm tăng suất đầu tƣ, đó là một bất lớn lớn đối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, và Thành phố Cần Thơ nói riêng. Bù đắp lại Thành phố Cần Thơ nằm cạnh sông Hậu có nguồn cát phong phú, là nguồn tài nguyên quý báu phục vụ cho nhu cầu san lấp các công trình trong thời điểm hiện tại và tƣơng lai, điều này không phải nơi nào cũng có đƣợc. Tuy nhiên các ảnh hƣởng của việc khai thác cát là có thực và không tránh khỏi, đòi hỏi sự hợp tác toàn diện giữa doanh nghiệp và Nhà nƣớc. Khi giá thành đơn vị cát tăng lên quá cao từ khi áp dụng thu tiền thuê mặt nƣớc cho doanh nghiệp khai thác cát.

Qua nghiên cứu cho thấy, các yếu tố cấu thành nên giá thành cát ảnh hƣởng nhiều từ các khoản thuế và giá dầu khai thác. Tuy nhiên, điều này ảnh hƣởng đến tất cả các mỏ cát trên địa bàn Thành phố. Nhƣng nếu tính riêng từng mỏ hiện tại, ngoài các khoản thuế cùng giá dầu khai thác thì còn chịu ảnh hƣởng nhiều từ năng suất lao động của công nhân khai thác, vị trí mỏ khai thác, công nghệ khai thác, năng lực của ngƣời quản lý và điều hành mỏ. Nếu muốn tăng lợi nhuận cho việc khai thác cát thì ngoài việc tăng năng suất lao động, đầu tƣ công nghệ các mỏ còn phải tiết giảm chi phí. Cùng với việc Thành phố chƣa hoàn thành Quy hoạch điều tra khoáng sản tại địa bàn nên công tác điều tra đánh giá trữ lƣợng, hoàn thành báo cáo Đánh giá tác động môi trƣờng, báo cáo Giám sát môi trƣờng của doanh nghiệp phải thuê công ty tƣ vấn bên ngoài hỗ trợ, nhất là về thủ tục và pháp lý. Giảm thủ tục hành chính là giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Các dự án khai thác cát của các doanh nghiệp đƣợc các cấp quản lý cấp phép với mục tiêu kế hoạch sử dụng hiệu quả, góp phần vào tăng trƣởng chung và bền vững của nền kinh tế. Song song đó việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ cảnh quan. Đảm bảo hài hòa lợi ích thu đƣợc từ khai thác cát giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời dân nơi đƣợc khai thác cát. Nhà nƣớc dùng công cụ Thuế để có thể đạt đƣợc những mục đích trên là điều tất yếu. Tuy nhiên, chính sách thuế cần đƣợc xây dựng rõ ràng và đƣợc quản lý một cách năng động bởi các cấp chính phủ cũng nhƣ doanh nghiệp. Việc chƣa dứt điểm thanh toán các khoản nợ Thuế giữa doanh nghiệp và Nhà nƣớc làm ảnh hƣởng đến nguồn thu ngân sách trong nhiều

59

năm liền. Hiện tại, doanh nghiệp đƣợc phép khai thác chỉ có duy nhất là doanh nghiệp Đức Thành, các doanh nghiệp còn lại đã hết hạn giấy phép hoặc rút trả giấy phép, bỏ điểm kinh doanh. Nhƣng số nợ tiền thuê mặt nƣớc đã hơn 34 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ đọng lớn, mâu thuẫn đều từ hai phía doanh nghiệp và Nhà nƣớc.

Từ phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp khai thác cát chƣa nắm rõ Luật Quản lý thuế và nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế, chƣa tự giác, cá biệt có doanh nghiệp cố tình dây dƣa chiếm dụng tiền thuế, nhiều trƣờng hợp đã đƣợc đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần nhƣng vẫn cố tình nợ thuế.

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn chƣa có ý thức trách nhiệm cao trong công tác thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc, tìm cách né tránh nên thời gian qua việc thu thuế tài nguyên khoáng sản còn thấp nhƣ kê khai sản lƣợng nộp thuế chƣa đúng với thực tế khai thác v.v.

Tình hình kinh tế khó khăn chung làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên khả năng nộp thuế gặp khó khăn.

Năng lực của doanh nghiệp còn yếu, năng suất lao động thấp.  Từ phía cơ quan Nhà nước

Cơ chế chính sách về việc thu thuế tiền thuê mặt nƣớc chƣa đồng bộ nên khi thực hiện biện pháp cƣỡng chế nợ thuế đạt kết quả chƣa cao.

Thủ tục hành chính về khoáng sản còn rƣờm rà và chƣa đồng bộ. Số giờ kê thuế cao.

Công tác lập Quy hoạch điều tra khoáng sản trên địa bàn còn chậm thực hiện ảnh hƣởng đến việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản và cân đối nhu cầu sử dụng cát trên địa bàn theo hƣớng bền vững.

Công tác quản lý đôi lúc còn lỏng lẻo nên tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn còn diễn biễn phức tạp dẫn đến việc thất thoát tài nguyên khoáng sản và thất thu thuế cho ngân sách nhà nƣớc, gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Ảnh hƣởng đến doanh nghiệp khai thác cát, vì cát lậu giá rẻ hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có phần xử lý chƣa kiên quyết trong việc áp dụng biện pháp cƣỡng chế.

Theo quy định tại Luật Quản lý thuế, việc gia hạn nộp thuế, kể cả các khoản thuế truy thu cho doanh nghiệp chỉ đƣợc áp dụng trong một số trƣờng hợp gặp khó khăn (thiên tai, dịch họa, dịch chuyển nơi sản xuất hay do Nhà

60

nƣớc thay đổi chính sách) nhƣng không áp dụng đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan, song dây lại là việc diễn ra phổ biến dẫn đến nợ thuế gia tăng.

Đội ngũ cán bộ chuyên môn về công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn còn thiếu. Công tác phối hợp chƣa đồng bộ, nhịp nhàng giữa Cục Thuế Thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thành phố Cần Thơ trong quản

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác cát và đánh giá các yếu tố cấu thành giá thành cát san lấp tại các mỏ khai thác cát trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)