Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác cát và đánh giá các yếu tố cấu thành giá thành cát san lấp tại các mỏ khai thác cát trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 59)

THÁC, VẬN CHUYỂN VÀ TIÊU THỤ CÁT TUYẾN SÔNG HẬU- CẦN THƠ

Để góp phần ổn định và đi vào nề nếp của hoạt động khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, tăng cƣờng chấn chỉnh hoạt động khai thác cát, khắc phục tình trạng khai thác lậu, trái phép, đảm bảo nguồn thu thuế từ hoạt động khai thác và cả phƣơng tiện vận chuyển trên địa bàn thành phố Cần Thơ. UBND Thành phố Cần Thơ hằng năm đều ban hành Quyết định về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát trên sông Hậu.

Song song đó, hàng năm Thanh tra Sở đều tổ chức thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất 02 đợt. Năm 2014 đã tổ chức hai cuộc thanh tra hoạt động khoáng sản. Đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng, các địa phƣơng để tăng cƣờng công tác thanh tra hoạt động này. Hiện nay, hoạt động khai thác cát trên sông Hậu đã đi vào ổn định, không có điểm nóng. Mặt khác, từ năm 2013 đến nay, Sở TNMT đã thực hiện việc công khai hàng tháng các thông tin chi tiết về hoạt động khai thác cát bằng văn bản và trên trang thông tin điện tử để các ngành, địa phƣơng và nhân dân tham gia giám sát. Bảng 4.13 Trình bày kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật việc khai thác cát trên sông Hậu Cần Thơ giai đoạn năm 2011- 6/2014.

50

Bảng 4.13 Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật việc khai thác cát trên sông Hậu Cần Thơ giai đoạn 2011- 6/2014

Thời gian Số phƣơng tiện vi phạm Hình thức xử phạt Ghi chú Cảnh cáo Phạt tiền (đồng) Rút giấy phép

Năm 2011 35 0 226.400.000 0 Tạm giữ 30 ngày

02 phƣơng tiện Năm 2012 4 0 30.000.000 0 - Năm 2013 6 0 12.750.000 0 - Đến 6/2014 5 0 260.000.000 0 Tịch thu 200 m3 cát, 13.500.000 đ tang vật, 01 tàu cần cẩu Tổng 70 0 529.150.000 0 x

(Nguồn : Sở Tài nguyên Môi trường)

Từ năm 2009 đến năm 2010, Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát trên sông Hậu, đã tổ chức kiểm tra và phát hiện 169 trƣờng hợp vi phạm hành chính và truy thu nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc với tổng số tiền 5.080.927.159 đồng.

Từ năm 2011 đến nay, Thanh tra Sở TNMT phối hợp với các ngành chức năng và địa phƣơng (quận Thốt Nốt, Bình Thủy, Ô Môn, Ninh Kiều) và Cảnh sát Môi trƣờng đã tổ chức 86 lƣợt kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác cát, xử phạt 70 trƣờng hợp khai thác cát vi phạm, tổng số tiền phạt là 529.150.000 đồng, tích thu 01 xe cẩu không biển kiểm soát, buộc nộp vào ngân sách Nhà nƣớc số tiền 6.901.983.000 đồng, tƣơng đƣơng giá trị tang vật vi phạm.

Nhìn vào bảng 4.13, có thể thấy giảm đáng kể, năm 2011 có 35 trƣờng hợp vi phạm. Nhƣng năm 2012, chỉ có 4 trƣờng hợp vi phạm, giảm 31 số vi phạm (tƣơng đƣơng giảm 85,5%). Điều này cho thấy, các cơ quan chức năng quản lý khoáng sản tại địa phƣơng, ngày càng thắc chặt việc quản lý khai thác cát sông Hậu Cần Thơ. Qua quá trình thanh tra, hoạt động khai thác cát trên địa bàn thành phố Cần Thơ có phần đi vào trật tự.

51

CHƢƠNG 5

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH GIÁ THÀNH KHAI THÁC CÁT

5.1 GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CÁT GIỮA CÁC MỎ

Để phân tích rõ hơn về các yếu tố cấu thánh giá thành cát, đặc biệt sự ảnh hƣởng của các sắc thuế (thuế Tài nguyên, phí Bảo vệ môi trƣờng, tiền thuê mặt nƣớc) đối với giá thành cát của các doanh nghiệp, nên đề tài lấy số liệu của 03 doanh nghiệp khai thác cát, đƣợc phê duyệt trữ lƣợng cũng nhƣ có giấy phép khai thác cát trong năm 2013. Ba doanh nghiệp này là Công ty TNHH Đức Thành, Công ty CP An Lạc, Công ty TNHH ĐTXD Phát Đạt. Bảng 5.1 trinh bày giá thành đơn vị của 03 doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn Thành phố Cần Thơ năm 2013.

Bảng 5.1 Giá thành đơn vị của 03 doanh nghiệp khai thác cát năm 2013.

STT Doanh nghiệp Sản lƣợng (m3) Chi phí khai thác (đồng) Giá thành đơn vị (đồng/m3 ) Không tính thuế Có tính thuế Không tính thuế Có tính thuế 1 Đức Thành 25.230 385.682.729 779.902.229 15.287 30.912 2 An Lạc 97.779 887.782.450 1.847.255.350 9.079 18.892 3 Phát Đạt 65.000 668.876.062 1.474.956.062 10.290 22.692

(Nguồn:Báo cáo tài chính của 03 doanh nghiệp, 2013)

Nhìn vào bảng 5.1, cho ta thấy giá thành cát đơn vị khi đƣợc tính với chi phí khai thác là CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và khoản thuế nộp Ngân sách Nhà nƣớc (Thuế Tài nguyên, phí Bảo vệ môi trƣờng, tiền thuê mặt nƣớc) ta thấy giá thành của các doanh nghiệp có sự chênh lệch cao. Tất cả đều tăng gần 50% giá thành đơn vị không tính thuế.

Doanh nghiệp Đức Thành là doanh nghiệp có giá thành đơn vị tính thuế và không tính thuế đều cao. Giá thành đơn vị (không tính thuế) là 15.287 đồng/m3, giá thành tính thuế tăng lên 30.912 đồng/m3

(tăng 15.625 đồng/m3) Nguyên nhân doanh nghiệp Đức Thành có sản lƣợng khai thác thấp nhất tuy sản lƣợng khai thác trong năm 2013 đã nhiều hơn những năm trƣớc, nhƣng với sản lƣợng 25.230 m3 vẫn là rất ít so với 02 doanh nghiệp còn lại (25,8% sản lƣợng so với cty An Lạc, 38,8% so với cty Phát Đạt), khi mà cty TNHH

52

Đức Thành lại đƣợc cấp 02 giấy phép dành cho 02 mỏ tại Quận Thốt Nốt với diện tích 145 ha tại khu vực đƣợc giàu trữ lƣợng và đƣợc bồi tụ nhiều nhất. Mặc khác, hiện trạng máy móc khai thác tại doanh nghiệp Đức Thành đã qua nhiều năm hai lần đổi và cấp mới giấy phép. Quy trình máy móc công nghệ đều đã cũ, hao mòn xăng dầu cao, làm CPNVL, chi phí sửa chữa cao, đẩy chi phí khai thác tăng cao. Hơn nữa tiền thuê mặt nƣớc là số tiền cố định năm cho diện tích thuê, dù doanh nghiệp khai thác nhƣ thế nào, diện tích thuê 49.770 m2 vẫn đƣợc tính. Ngoài ra, vì nằm cách xa khu trung tâm, nên Đức Thành chỉ bán qua trung gian. Tuy nhiên, do đề tài có sự hạn chế về số liệu nên không đƣa ra đƣợc nhƣng dẫn chứng cụ thể hơn.

Doanh nghiệp An Lạc và Phát Đạt đều có sản lƣợng cao và giá thành đơn vị thấp hơn doanh nghiệp Đức Thành. Doanh nghiệp An Lạc có giá thành đơn vị tính thuế là 9.079 đồng/m3

. Khi tính giá thành có tính thuế thì tăng lên 18.892 đồng/m3 (tăng 9.813 đồng/m3

). An Lạc là doanh nghiệp có giá thành đơn vị tăng sau khi tính thuế thấp nhất. Doanh nghiệp Phát Đạt có giá thành đơn vị (không tính thuế) là 10.290 đồng/m3, giá thành tính thuế tăng lên 22.692 đồng/m3 (tăng 12.402 đồng/m3). Cả hai doanh nghiệp này tham gia khai thác cát gần đây.

Tuy có sản lƣợng cao và giá thành thấp hơn Đức Thành, nhƣng nhìn chung 03 doanh nghiệp vẫn có sản lƣợng năm năm 2010 – 2013 tƣơng đối thấp. Điều này có thể do những năm đó, cơ quan Quản lý chƣa tích cực trong công tác thanh tra, kiểm tra các trƣờng hợp khai thác cát trái phép, làm cho các doanh nghiệp bị thiệt hại do giá bán cát lậu thấp hơn giá bán chính thức của các doanh nghiệp nhiều lần.

Mặc dù vậy, tình trạng hiện nay là An Lạc và Phát Đạt đều hết hạn giấy phép. Thủ tục xin gia hạn cấp phép lại mất nhiều thời gian, có thể 1 đến 2 năm. Nhƣng thời gian cấp phép của cả hai mỏ đều chỉ trong 36 tháng (3 năm), nhƣ vậy khai thác chƣa đi vào ổn định đã phải tiếp tục làm thủ tục.

5.2 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH GIÁ THÀNH CÁT

Chi phí khai thác trong doanh nghiệp khai thác cát bao gồm CPNVLTT (621) có chi phí dầu khai thác trên sông, dầu xúc cát lên bờ, chi phí khác nhƣ dây cáp, mỡ bò, v.v.; CPNCTT (622) gồm công nhân trực tiếp khai thác cát, CPSXC (627) gồm chi phí dụng cụ sửa chữa, chi phí khấu hao tài sản, v.v. Bảng 5.2 trình bày rõ hơn về các yếu tố cấu thành giá thành, chi phí khai thác và tỷ trọng của CPSXC, CPNVLTT, CPNCTT và khoản thuế nộp Ngân sách Nhà nƣớc, dùng trong khai thác cát trên sông Hậu Cần Thơ của 03 doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn Thành phố năm 2013.

53

Bảng 5.2 Các yếu tố cấu thành giá thành cát tại 03 doanh nghiệp khai thác cát năm 2013. (Đơn vị tính: đồng) Các khoản chi Đức Thành An Lạc Phát Đạt CPNVLTT (621) 238.004.366 (30,52%) 514.700.262 (27,86%) 448.303.151 (30,39%)

+ Dầu khai thác trên sông 135.459.000 325.678.875 308.775.533 + Dầu xúc cát lên bờ 92.733.800 170.084.309 123.308.867 + Chi phí khác 9.811.566 18.937.078 16.218.751 CPNCTT (622) 62.400.000 (8,00%) 84.600.000 (4,58%) 64.800.000 (4,39%) + Bộ phận điều hành xáng cạp 36.000.000 55.800.000 38.400.000 + Bộ phận vận hành cẩu bờ 26.400.000 28.800.000 26.400.000 CPSXC (627) 85.278.363 (10,93%) 288.482.188 (15,62%) 155.772.911 (10,56%) Khoản nộp Ngân sách Nhà nƣớc 394.219.500 (50,55%) 959.472.900 (51,94%) 806.080.000 (54,65%)

+ Thuế Tài nguyên 25.230.000 97.779.000 65.000.000

+ Phí BVMT 25.230.000 97.779.000 65.000.000 + Tiền thuê mặt nƣớc 343.759.500 763.914.900 676.080.000 Tổng chi phí khai thác 779.902.229 (100 %) 1.847.255.350 (100%) 1.474.956.062 (100%)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của 03 doanh nghiệp, năm 2013)

Bảng 5.2 cho thấy khoản thuế Ngân sách Nhà nƣớc chiếm tỷ lệ cao trong chi phí khai thác (tính thuế). Các khoản thuế lần lƣợt chiếm tỷ lệ trọng cao là 50,55%; 51,94%; 54,65% của doanh nghiệp Đức Thành, An Lạc và Phát Đạt. Sau chi phí thuế là CPNVL và CPSXC, CPNCTT. Sau thuế, là CPNVLTT, chiếm giá trị không nhỏ là chi phí dầu khai thác trên sông dùng cho xáng cạp và dầu dùng cho cẩu bờ.

Trong doanh nghiệp Cty TNHH Đức Thành, chi phí khai thác có CPNVLTT chiếm 30,54%, CPNCTT chiếm 8%, CPSXC chiếm 10,93%. Với

54

giá trị 30,54% CPNVLTT nên Đức Thành là doanh nghiệp có CPNVLTT cao nhất. Tuy Đức Thành là doanh nghiệp có sản lƣợng khai thác thấp nhất.

Doanh nghiệp Cty CP An Lạc có CPNVLTT chiếm 27,86%%, CPNCTT chiếm 5%, CPSXC chiếm 15% chi phí khai thác. Doanh nghiệp Công ty TNHH Đầu tƣ Xây dựng Phát Đạt có CPNVLTT chiếm 30,39%, CPNCTT chiếm 4,39%, CPSXC chiếm 10,56%.

5.3 SO SANH GIÁ BÁN VÀ GIÁ THÀNH GIỮA CÁC MỎ

Dựa vào các số liệu thu thập từ các doanh nghiệp, đề tài tổng hợp giá bán bình quân, giá thành đơn vị để tính toán lợi nhuận/m3 của các doanh nghiệp (Bảng 5.3). Tuy nhiên, lợi nhuận ở đây là lợi nhuận chƣa tính chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và những chi phí biến đổi khác v.v..

Bảng 5.3 Giá bán, giá thành đơn vị và lợi nhuận cho 1m3

cát của 03 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

(Đơn vị: đồng) Các chỉ tiêu Đức Thành An Lạc Phát Đạt Giá bán 34.876 25.887 26.959 Giá thành đơn vị 30.912 18.892 22.692 Lợi nhuận /m3 3.964 6.995 4.267

Bảng 5.3 cho thấy Đức Thành là doanh nghiệp có lợi nhuận thấp nhất là 3.964 đồng/m3 , trong khi giá bán là cao nhất là 34.876 đồng/m3. Vấn đề là vì giá thành đơn vị cát của doanh nghiệp quá cao làm tăng giá bán. Việc sở hữu 02 giấy phép với diện tích lớn nhất nhƣng sản lƣợng khai thác quá thấp, không đạt công suất đề ra. Nên nếu Đức Thành bán với giá bán ngang với giá của các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp Đức Thành sẽ phải chịu lỗ. Nhƣng giá càng cao thì khách hàng của doanh nghiệp sẽ càng ít.

Với giá bán cạnh tranh, giá thành đơn vị thấp, khai thác có phần hiệu quả, đạt đƣợc phần nào công suất đề ra, nên doanh nghiệp An Lạc có lợi nhuận cao nhất là 6.995 đồng/m3, với giá bán thấp nhất là 25.887 đồng/m3. Doanh nghiệp Phát Đạt, cũng có sản lƣợng khả quan hơn so với cùng kỳ năm trƣớc, nên lợi nhuận 4.267 đồng/m3, tuy là không đƣợc tối ƣu, nhƣng với giá bán 26.959 đồng/m3 cũng rất cạnh tranh. Mặc khác, doanh nghiệp Phát Đạt lại là doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng, vừa khai thác vừa phân phối, không thông qua trung gian. Đây cũng là ƣu thế của doanh nghiệp Phát Đạt.

55

Ta có thể thấy, thuế ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với doanh nghiệp khai thác cát nói riêng và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nói chung. Theo Báo cáo môi trƣờng kinh doanh 2013 (Doing Business) vừa đƣợc Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam là quốc gia có thời gian tiêu tốn cho nộp thuế gần nhƣ cao nhất khu vực với 872 giờ mỗi năm, gấp 4 lần mức trung bình của các nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng và cao hơn Indonesia (259 giờ), Thái Lan (264 giờ), Phillipines (193 giờ), Malaysia (133 giờ) và Singapore (82 giờ). Kết quả này đã kéo chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam xuống vị trí thứ 149 trong khu vực vùng lãnh thổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội tƣ vấn thuế Việt Nam cho biết số giờ nộp thuế cao nguyên nhân chính do doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian chuẩn bị hồ sơ chứng từ, tài liệu sổ sách để phục vụ cho việc tính thuế. Nhiều quy định trong chính sách thuế khác biệt với quy định của kế toán, tờ kê khai thuế giá trị gia tăng v.v.. nhiều chỉ tiêu trùng lặp và chồng chéo không cần thiết. Mặc khác, việc kê khai điều chỉnh, đối chiếu hóa đơn mua, bán với chứng từ thanh toán trả chậm làm tăng khối lƣợng công việc và thời gian của doanh nghiệp.

56

CHƢƠNG 6 GIẢI PHÁP

6.1 TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Thanh toán tiền nợ Ngân sách Nhà nƣớc để đảm bảo các doanh nghiệp đƣợc cấp lại giấy phép và tiếp tục khai thác kinh doanh. Nếu có thể thỏa thuận để trả nợ theo nhiều kỳ trong năm.

Bài toán giảm chi phí là vấn đề hiện tại của các doanh nghiệp với chi phí khai thác hiện nay. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao bằng cách tăng cƣờng cải tiến máy móc, trang thiết bị hiện đại. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân viên trong doanh nghiệp. Để vƣợt qua giai đoạn khó khăn hiện tại, việc giảm, bán những phƣơng tiện không đƣợc sử dụng để giảm chi phí bảo dƣỡng máy móc. Qua đó, tăng thêm nguồn vốn để đầu tƣ, làm mới máy móc, xáng cạp, cẩu bờ hiện tại. Điều đáng mừng là hiện tại giá xăng dầu đang liên tục giảm, và hiện đang ở mức thấp nhất trong 3 năm gần đây. Thị trƣờng bất động sản tại cũng có nhiều khởi sắc hơn. Cho thấy nền kinh tế đang dần phục hồi.

Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính nhƣ chi phí văn phòng, chi phí dịch vụ ngoài v.v..

Tăng cƣờng nâng cao năng suất lao động nhƣng phải vừa đảm bảo sản xuất, vừa nâng cao mức sống công nhân.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ lãnh đạo và điều hành nhằm hiểu rõ hơn quy định, pháp luật của Nhà nƣớc ban hành, nắm bắt nhanh những thay đổi về chính sách, pháp luật và công nghệ. Để có chiến lƣợc kinh doanh hợp lý và hiệu quả cho doanh nghiệp. Qua đó giảm đƣợc chi phí thuê tƣ vấn, dịch vụ bên ngoài.

Tăng cƣờng tìm kiếm thêm nguồn khách hàng ngoại tỉnh. Mặt khác, đối với những khách hàng có thời gian hợp tác lâu dài nên có những món quà tri ân khách hàng. Dịch vụ hậu mãi khách hàng là cách để giữ chân khách hàng trƣớc các doanh nghiệp khác. Đầu tƣ hệ thống bán lẻ, phân phối để tăng doanh thu, lợi nhuận. Hơn nữa, trong năm 2014-2015, Thành phố Cần Thơ đang kêu gọi các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào 12 dự án trọng điểm tại Cần Thơ. Nhu cầu về cát san lấp dự báo sẽ liên tục tăng mạnh. Đây là cơ hội của các doanh nghiệp khai thác cát và vật liệu xây dựng.

57

6.2 TỪ PHÍA CƠ QUAN QUẢN LÝ

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản trên địa bàn Thành phố dƣới nhiều hình thức và phƣơng pháp phù hợp. Phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nƣớc về khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

Nhanh chóng hoàn thành công tác điều tra cơ địa chất khoáng sản tại Thành phố Cần Thơ và đổi mới thiết bị, công nghệ để thực hiện hiệu quả quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Khuyến khích đầu tƣ các dự án khai thác khoáng sản có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng.

Xây dựng cơ chế đấu giá quyền khai thác cát trên địa bàn Thành phố, hợp lý các loại thuế liên quan đến hoạt động khai thác cát. Điều chỉnh mức

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác cát và đánh giá các yếu tố cấu thành giá thành cát san lấp tại các mỏ khai thác cát trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)