Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác cát và đánh giá các yếu tố cấu thành giá thành cát san lấp tại các mỏ khai thác cát trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 33 - 38)

3.2.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý tại trung tâm ĐBSCL, là điểm giao nhau của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm phía Nam. Thành phố nằm giữa một mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cách biển Đông 80 km, cách thủ đô Hà Nội 1.800 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 170 km (theo đƣờng bộ).

Tọa độ địa lý: 9055’08’’ - 10019’38’’ vĩ Bắc, 105013’38’’ - 105050’35’’ kinh Đông.

- Phía Bắc giáp An Giang, - Phía Nam giáp Hậu Giang, - Phía Tây giáp Kiên Giang,

24

- Phía Đông giáp 02 tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp.

Thành phố Cần Thơ 04 mặt đều không giáp biển, hầu nhƣ không có rừng tự nhiên. Tổng diện tích 140.894,9 ha chiếm 3,5% tổng diện tích toàn vùng ĐBSCL; thành phố có 09 quận huyện, trong đó 05 quận và 04 huyện gồm 85 xã, phƣờng và thị trấn với 644 ấp, khu vực.

Hình 3.2 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ

(Nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ)

3.2.1.2 Địa hình, địa mạo

Cần Thơ có địa hình bằng phẳng hơi nghiêng theo các chiều cao từ Đông Bắc thấp dần xuống Tây Nam và cao từ bờ sông Hậu thấp dần vào nội đồng, rất đặc trƣng cho dạng địa hình địa phƣơng. Đây là vùng đất có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cao độ mặt đất phổ biến từ 0,8 m - 1,0 m so với mực nƣớc biển tại mốc quốc gia Hòn Dấu. Cần Thơ có 03 vùng địa mạo chính gồm:

 Khu dòng chảy chính giới hạn bởi 02 bờ sông Hậu hình thành dãi đất cao và các cù lao giữa sông;

 Vùng đồng lũ thuộc Tứ giác Long Xuyên bao gồm quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, một phần huyện Cờ Đỏ và một phần quận Ô Môn, chịu ảnh hƣởng lũ hằng năm;

25

 Vùng châu thổ chịu ảnh hƣởng triều và tác động của lũ cuối vụ gồm các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, phần phía Nam của quận Ô Môn và huyện Phong Điền.

Nằm trong khu vực bồi tụ phù sa hằng năm của sông Mekong, trên bề mặt đất xuống độ sâu 50 m có 02 nhóm trầm tích phù sa mới (Holocene) và

phù sa cổ (Pliestocene). Nhìn chung đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp,

nhƣng không phù hợp cho xây dựng, giao thông.

3.2.1.3 Địa chất

Thành phố Cần Thơ có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nhất là khu vực phù sa ngọt đƣợc bồi đắp thƣờng xuyên, thích hợp cho canh tác lúa, cây hoa màu, cây lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đặc sản nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Cần Thơ phát triển nông nghiệp theo hƣớng toàn diện. Tại thời điểm hiện tại, Thành phố Cần Thơ đã có hơn 99% đất đã đƣợc sử dụng cho các mục đích phục vụ đời sống. Có 03 nhóm đất chính là đất phù sa, đất phèn và đất bị xáo trộn. Chi tiết các loại đất chính tại hình 3.3.

Hình 3.3 Các loại đất chính trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

(Nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ)

Đất phù sa có diện tích 93.494 ha, chiếm 66,74% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo sông Hậu, tập trung nhiều nhất ở huyện Thốt Nốt (37439 ha). Đây là loại đất tốt, hằng năm đƣợc ngập nƣớc, bồi đắp thêm lƣợng phù sa.

Đất phù sa 66,74% Đất phèn 14,11% Đất khác (xáo trộn) 14,01%

26

Đất phèn có diện tích 19.625 chiếm 14,01% diện tích tự nhiên, do đã đƣợc khai thác lâu năm, đƣợc tƣới tiêu khá tốt, đƣợc lũ bồi đắp phù sa hằng năm nên hầu hết đều ở dạng đất phèn nhẹ (đất phèn nhẹ chỉ chiếm 2,26%), nồng độ độc tố thấp, nên ít ảnh hƣởng đến cây trồng.

Đất bị xáo trộn (đất líp, đất thổ cƣ…) có diện tích 19.768 ha chiếm 14,11% diện tích tự nhiên, phân bố tại cả 04 huyện và 04 quận nội thành. Đây là quỹ đất rất quý cho việc trồng cây lâu năm.

3.2.1.4 Tài nguyên khoáng sản

Theo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - BTNMT, qua kết quả công tác điều tra tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đã ghi nhận 03 loại khoáng sản rắn (Chi tiết Hình 3.4 Bản đồ khoáng sản Thành

phố Cần Thơ). Một mỏ khoáng chất công nghiệp than bùn Đông Bình, thuộc

xã Đông Bình, huyện Cờ Đỏ với trữ lƣợng là 166.477 tấn. Ngoài ra, khoáng sản làm vật liệu xây dựng có sét gạch ngói và cát xây dựng. Trên địa bàn thành phố hiện tại đã xác định và ghi nhận 02 mỏ là Xuân Bình và Ấp Phú Thạnh, 01 điểm sét gạch ngói Phú An. Đất sét làm gạch ngói có trữ lƣợng là 16,8 triệu m3. Về cát xây dựng, hiện tại có 06 mỏ cát san lấp, tuy nhiên do đặc thù của các mỏ cát lòng sông thƣờng biến động do ảnh hƣởng của dòng chảy. lƣợng bùn cát này phân bố không đều theo cấp hạt và hàm lƣợng theo không gian, thời gian và ngay cả trên một mặt cắt ngang lòng sông. Mặc khác, cát đƣợc di đẩy hàng năm từ thƣợng lƣu về khu vực Cần Thơ và đi xa hơn ra cửa sông, nhƣng với khối lƣợng có hạn. Tổng tài nguyên trữ lƣợng cát sông dự báo là 53.442.000 m3

27

Hình 3.4 Bản đồ khoáng sản Thành phố Cần Thơ

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Cần Thơ, 2013)

3.2.1.5 Đặc trưng khí hậu

Thành phố Cần Thơ thuộc vùng ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm nhƣng ôn hòa; có hai rõ rệt trong năm gồm mùa mƣa

(từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).

Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm cao, thay đổi từ 26,5 - 27,30 C

(trung bình là 27,00C). Nhiệt độ bình quân tháng thay đổi từ 25,0 - 28,50 C. Tháng IV nóng nhất, nhiệt độ bình quân từ 27,6 - 28,40C. Tháng I thấp nhất, nhiệt độ bình quân từ 24,9 - 25,20C.

Độ ẩm không khí có giá trị trung bình năm 82 - 85%, phân hóa theo mùa, các tháng mùa mƣa, độ ẩm khá cao 82 - 86%; các tháng mùa khô độ ẩm thấp hơn khoảng 76 - 80%. Chênh lệch giá trị độ ẩm tƣơng đối trung bình các tháng trong năm tại Thành phố Cần Thơ biến động không lớn.

Mùa mƣa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 11, lƣợng mƣa vào mùa mƣa chiếm trên 90% tổng lƣợng mƣa trong năm. Mƣa lớn kéo dài thƣờng xảy ra trên diện rộng, hàng tháng thƣờng xảy ra 1 - 2 trận mƣa lớn từ 50 - 100mm. Lƣợng mƣa trung bình năm tƣơng đối lớn (1.600 – 2.000 mm). Lúc cao điểm

28

và làm tắc nghẽn giao thông trong khu vực nội thành, đặc biệt quận Ninh Kiều và trên Quốc lộ 91 (đoạn từ quận Bình Thủy đến quận Ô Môn).

Khu vực Thành phố Cần Thơ dù không chịu ảnh hƣởng nhiều do gió bão, nhƣng từ năm 2011 vào mùa mƣa thƣờng có các trận mƣa giông lớn, kéo dài. Trong năm 2012 hình thành các hƣớng gió chính là hƣớng gió Đông-Bắc trong mùa khô với vận tốc trung bình 3,0m/s và hƣớng gió Tây-Nam trong mùa mƣa với vận tốc trung bình 1,8m/s.

3.1.3.6 Đặc điểm thủy văn

Ngoài chịu sự chi phối của mƣa nội vùng và hệ thống cơ sở hạ tầng, chế độ thủy văn dòng chảy trên hệ thống sông, kênh thuộc Thành phố Cần Thơ còn chịu ảnh hƣởng của dòng chảy sông Mekong thông qua sông Hậu, thủy triều biển Đông. Trong đó, chi phối mạnh nhất là sự tổ hợp giao tranh giữa ảnh hƣởng của chế độ dòng chảy thƣợng nguồn sông Mekong và chế độ triều cƣờng Biển Đông.

Theo Báo cáo Hiện trạng năm 2012, mật độ sông rạch tại Thành phố Cần Thơ khá lớn khoảng 1,8 km/km2, vùng ven sông Hậu thuộc quận Ninh Kiều, Ô Môn, Cái Răng và Thốt Nốt lên tới trên 2 km/km2. Hệ thống sông rạch chính tại Cần Thơ gồm:

Sông Hậu là nhánh phía Tây của một trong hai phân lƣu sông Mekong trong lãnh thổ Việt Nam. Sông Hậu là con sông lớn nhất của vùng với tổng chiều dài chảy qua Thành phố Cần Thơ là 55 km, tổng lƣợng nƣớc sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lƣợng nƣớc của sông Mekong), lƣu lƣợng nƣớc bình quân tại sông Cần Thơ là 14.800m3/giây. Tổng lƣợng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù

sa sông Mekong).

Hệ thống các kênh rạch nhỏ gồm Rạch Cần Thơ, rạch Bình Thủy, rạch Trà Nóc, rạch Ô Môn, rạch Thốt Nốt, kênh Cái Sắn ... Đây là những kênh rạch lớn dẫn nƣớc từ sông Hậu vào các vùng nội đồng và nối liền với kênh, rạch của các tỉnh lân cận. Các rạch này có nƣớc ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tƣới nƣớc trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác cát và đánh giá các yếu tố cấu thành giá thành cát san lấp tại các mỏ khai thác cát trên địa bàn thành phố cần thơ (Trang 33 - 38)