Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn rừng xà nu (nguyễn trung thành) theo đặc trưng thể loại (Trang 29 - 31)

8. Bố cục của khóa luận

1.2.Cơ sở thực tiễn

“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học…” (Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng

Khóa VIII).

Trong “Luật giáo dục” (được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998) ở chương I: “Những quy định

chung” đã nhấn mạnh tới yêu cầu về đổi mới phương pháp giáo dục là: “Phải phát huy tính tích cực tự giác, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

Thực tế giáo dục phổ thông còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế về nhiều mặt. Vì vậy, để môn Ngữ văn hấp dẫn với HS cần phải đổi mới phương pháp dạy và học. Bởi lẽ, các giờ dạy Ngữ văn hiện nay còn đơn điệu, tẻ nhạt, khiến HS không húng thú, chất lượng các giờ học Ngữ văn ngày càng giảm sút. Các tác phẩm văn học có giá trị chưa thực sự xứng đáng trong lòng bạn đọc.

Tác phẩm “Rừng xà nu” trong chương trình Ngữ văn THPT là một

Mĩ cứu nước. Đây là bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, nói rộng ra là về cuộc chiến tranh nhân dân kì diệu của dân tộc. Tuy nhiên, khi dạy tác phẩm này trong nhà trường THPT vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề: Nhiều GV khi phân tích tác phẩm không xác định đúng “chất của loại” trong thể. Xa rời bản chất loại

thể tác phẩm, thực chất là xa rời tác phẩm cả “linh hồn” và “thể xác”. Vì

vậy, làm cho tác phẩm trở nên khô khan thiếu sức gợi, bệnh xã hội học dung tục nảy sinh từ đó…

Mặt khác, việc HS không chuẩn bị bài ở nhà cũng ảnh hưởng tới chất lượng bài học bởi đây là một tác phẩm có nhiều tầng ý nghĩa. GV không thể truyền tải đến HS một cách hiệu quả nếu không có sự đóng góp tích cực từ HS…

Với khóa luận này, người viết mong muốn góp phần vào việc khắc phục những khó khăn, hạn chế trên. Đồng thời đề xuất hướng đi mới trong dạy học

truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Qua đó, tích lũy thêm

kiến thức, kinh nghiệm phục vụ công tác dạy học Ngữ văn ở trường THPT sau này.

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRUNG THÀNH

VÀ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN “RỪNG XÀ NU”

THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

2.1. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và vị trí của Nguyễn Trung Thành ở nhà trường THPT

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn rừng xà nu (nguyễn trung thành) theo đặc trưng thể loại (Trang 29 - 31)