Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu nhân vật

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn rừng xà nu (nguyễn trung thành) theo đặc trưng thể loại (Trang 51 - 55)

8. Bố cục của khóa luận

2.3.2. Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu nhân vật

Chức năng cơ bản của các nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người, thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm. Do đó, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự, giáo viên cần giúp học sinh nhận diện, cảm thụ, đánh giá về nhân vật trong tác phẩm tự sự.

Mỗi nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật đều xây dựng cho mình

một thế giới nhân vật riêng, độc đáo. Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” tác giả

đã tập hợp nhiều thế hệ khác nhau. Thế hệ già có cụ Mết, thế hệ thanh niên có anh Quyết, Tnú, Mai, Dít, thế hệ thiếu niên có bé Heng.

CH1: Em hãy tìm những chi tiết tiêu biểu nói về nhân vật Tnú qua lời kể của tác giả và lời kể của cụ Mết. Sau đó sắp xếp theo từng nét tính cách của anh.

DKTL:

Qua lời kể của tác giả: Tnú có tấm lòng yêu thương quê hương tha thiết. Ba năm đi lực lượng về làng Tnú vẫn nhớ rõ từng con đường, từng dòng suối, máng nước nơi anh đã gặp Mai lần đầu. Tiếng chày giã gạo theo anh mãi trong những năm tháng kháng chiến nay về làng nghe lại lòng anh thấy bồi hồi. Tnú nhớ hết những khuôn mặt dân làng, và khuôn mặt Dít. Anh rất nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng chỉ về nhà đúng một đêm.

Qua lời kể của cụ Mết, Tnú hiện lên với đầy đủ tính cách của dân tộc Tây Nguyên. Từ nhỏ Tnú đã sớm giác ngộ cách mạng, tin tưởng vào Đảng, làm liên lạc cho anh Quyết.

+ Tnú rất nhanh nhẹn, dũng cảm và thông minh nhưng học chữ dốt nên đã

lấy đá đập vào đầu chảy máu, đi đường rừng thì đầu lại sáng lạ lùng “Lọt tất cả

các vòng vây”. Khi bị bắt thì nuốt thư vào bụng không để lộ bí mật, không chịu

khuất phục.

+ Tnú anh hùng là thế nhưng vẫn không thể bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, anh bất lực trước cái chết của vợ con, bản thân anh thì bị bắt, bị giặc

đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu “Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy

lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa, anh nghe lửa cháy ở lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên…”

Học sinh có thể tìm ít hay nhiều chi tiết hơn nhưng cơ bản phải có được những ý kiến trên và chọn lọc thành những nội dung sau:

Tnú có tấm lòng yêu thương quê hương tha thiết Tnú có tinh thần kỉ luật cao

Tnú gan góc, trung thực, dũng cảm

Tnú vượt lên bi kịch đau đớn của bản thân tham gia kháng chiến

Hình tượng tượng Tnú còn điển hình cho con đường đấu tranh đến cách mạng của người dân Tây Nguyên đồng thời làm sáng tỏ chân lí của thời kì

chống Mĩ “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”.

+ Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí là bi kịch của người dân Strá khi chưa giác ngộ chân lý”

+ Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xô Man đã cầm súng đứng lên.

+ Con đường đấu tranh của Tnú từ tự phát đến tự giác đó cũng là con đường đấu tranh đến với cách mạng của dân làng Xô Man và của người dân Tây Nguyên nói chung.

CH2: Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, hơn một lần cụ Mết nhắc lại việc Tnú không cứu được vợ con. Vì sao? có phải vì cụ Mết muốn xoáy sâu vào nỗi đau của Tnú?

DKTL:

Cụ Mết nhắc đi nhắc lại sự việc đó là để nhấn mạnh một sự thật: Nếu chỉ có hai bàn tay trắng thì chẳng những Tnú không cứu được mình, cứu vợ con mà dân làng Xô Man cũng không thể cứu được Tnú, không thể cứu được chính dân làng mình. Từ đó, ông cụ muốn con cháu phải khắc ghi một chân

lý: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo” tức là dùng bạo lực cách mạng

để chống lại bạo lực phản cách mạng. Nhân dân Tây Nguyên trong đó làng Xô Man muốn thoát khỏi sự đè nén áp bức của kẻ thù, muốn có được tự do chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang.

Câu chuyện về cuộc đời và con đường đi lên của Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. Vẻ đẹp và sức mạnh của con người Tây Nguyên nói riêng và người Việt Nam nói chung trong thời đại đấu tranh cách mạng.

CH3: Bên cạnh nhân vật Tnú anh hùng, gan góc, dũng cảm, tinh thần cách mạng cao, nhà văn còn xây dựng những nhân vật nào có tính mạnh mẽ như thế? Em có suy nghĩ gì khi nhà văn miêu tả những nhân vật này?

DKTL:

* Nhân vật cụ Mết

- Cụ Mết “biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền

thống, tính cội nguồn cho miền núi Tây Nguyên và của các dân tộc Tây Nguyên”.

+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc, cùng người dân Strá vào rừng chuẩn bị vũ khí, đi đầu trong cuộc nổi dậy của người dân Xô Man, tiêu diệt kẻ thù cứu Tnú.

+ Cụ Mết tuyệt đối trung thành với cách mạng thể hiện qua câu nói:

“Đảng còn núi nước này còn”.

+ Là chỗ dựa vũng chắc cho cả buôn làng, mang trong mình sức mạnh của Tây Nguyên bất khuất. Người già bản đã từng trải, giàu kinh nghiệm:

“trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ”.

- Nhân vật cụ Mết mang vẻ đẹp sử thi

+ Khi miêu tả cụ Mết tác giả thường so sánh với cây xà nu cổ thụ.

* Nhân vật Dít

- Là cô bé lanh lợi, can đảm, tham gia nuôi dấu cán bộ, chuẩn bị vũ khí chiến đấu. Bị giặc bắt, bắn súng dọa, quần áo tả tơi nhưng Dít vẫn không khóc

mà bình thản lạ lùng. Cô biết kìm nén những đau thương mát mất, khi Mai mất cô không khóc trong khi cả làng đều khóc.

- Lớn lên Dít giữ vị trí cao nhất trong làng, bí thư chính trị kiêm chính trị viên xã đội.

- Trong công việc hơi nguyên tắc, lạnh lùng nhưng lại giàu tình cảm, bùi ngùi xúc động khi Tnú ra đi.

* Nhân vật bé Heng

CH4: Bé Heng có phải sự bổ sung cho hoàn chỉnh các thế hệ của dân tộc Tây Nguyên không?

DKTL

- Bé Heng là thế hệ tiếp nối Tnú, là cậu bé liên lạc sớm tỏ ra như một chiến sĩ thực thụ: mang trang phục ngộ nghĩnh, cũng mang súng như những anh bộ đội.

- Bé Heng không phải là nhân vật trung tâm của tác phẩm, nó chỉ góp phần cho sự hoàn chỉnh vẻ đẹp về tập thể anh hùng của làng Xô Man, là sự tiếp nối và hứa hẹn trở thành một cây xà nu mạnh mẽ bất tử.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn rừng xà nu (nguyễn trung thành) theo đặc trưng thể loại (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)