8. Bố cục của khóa luận
1.1.4.3. Thể loại truyện ngắn
Khái niệm.
Truyện ngắn là: “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nôi dung của thể loại truyện
ngắn bao trùm gần hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch đọc một hơi không nghỉ ” [6, 370].
Yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn là vấn đề mà nó đang dung chứa
“tối đa trong một dung lượng tối thiểu” và những đặc trưng về thư pháp. Tóm
lại, truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, một mảnh lát cắt của đời sống nhưng chứa trong nó nội dung phản ánh hiện thực đậm sắc. Từ đó, khái quát lên những nét bản chất mang tính quy luật của hiện thực.
Đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn.
Truyện ngắn là một thể đặc biệt của tác phẩm tự sự. Bên cạnh những đặc điểm chung truyện ngắn cũng mang những nét cơ bản sau:
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong “Sổ tay người viết truyện ngắn” đã viết: “Cần phải nhớ rằng một trong những đặc điểm cốt yếu của truyện
ngắn là nhạy bén trước những gì thay đổi của đời sống” [21, 93]. Truyện
ngắn có thể kể về một cuộc đời hay đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát”
trong cuộc sống của nhân vật, cái chính của truyện ngắn là ở cái nhìn tự sự với cuộc đời. Trong truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu ở tiểu thuyết nhân vật chính là một thế giới thì truyện ngắn nhân vật là một
mảnh nhỏ của thế giới ấy. Nhân vật truyện ngắn là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người .
Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế. Do bị hạn chế bởi quy mô và dung lượng.
Kết cấu của truyện ngắn thường được dựng lên theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Chi tiết và lời văn là những yếu tố quan trọng trong nghệ thuật viết truyện ngắn. Lời kể, cách kể truyện, giọng điệu là những yếu tố quan trọng làm nên cái hay cái đẹp của truyện ngắn.