Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trung Thành

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn rừng xà nu (nguyễn trung thành) theo đặc trưng thể loại (Trang 31 - 33)

8. Bố cục của khóa luận

2.1.1.Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1949, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới ông cùng một số bạn bè bỏ năm thứ hai trường chuyên khoa đang học dở trở về đơn vị xin đi chiến đấu. Đối với những thanh niên học sinh lớp tuổi 18, 20 dạo ấy , hình ảnh anh bộ đội với nước da mái, bộ quần áo Xita sợi thô, chiếc ba lô gấp sau lưng và khẩu súng trong tay có sức hấp dẫn của một người lý tưởng, vừa trần thế, vừa thần thoại. Sau một khoá đào tạo ngắn hạn, ông được phân về đơn vị với chức tiểu đội phó, cấp thấp nhất trong biên chế quân đội. Cho đến bây giờ, ở Đắk Lắk thuộc Nam Tây Nguyên, hình thức hoạt động chính của bộ đội vẫn là vũ trang tuyên tryền. Khi xuống cơ sở, mỗi người được cấp một số gạo nhất định, đó là số lượng thức ăn trong thời gian đi tìm cơ sở để đặt chân. Từ đó tiến tới giáo dục, giác ngộ họ về tư tưởng, tiến tới các hình thức tổ chức về đánh giặc. Cùng ăn, cùng ở, ý chí bất khuất cùng tài trí của những người dân Tây Nguyên cũng như vốn văn hoá nghệ thuật tập trung trong các khan - trường ca - nghe được trong những đêm hội hè đã gây cho ông một ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ. Năm 1951 được về làm phóng viên tờ Vệ quốc quân khu V. Đó là thời cơ cho ông có dịp đi nhiều, biết rộng về Tây Nguyên. Nhưng mãi đến năm 1953 khi đi chuẩn bị chiến trường để phối hợp tác chiến với chiến trường chính Bắc Bộ, ông mới có dịp ra vùng Bắc Tây Nguyên.

Vừa lành vết thương trong trận đánh, ông lại cùng đồng đội vượt đường tìm bàn đạp cho bộ đội vào giải phóng thị xã Plây cu. Làng Xitơ nơi ông tới là một căn cứ du kích nổi tiếng. Chính người chiến sĩ - người chỉ huy đội du kích dân tộc Ba Na hàng tháng liền đã dẫn đoàn cán bộ đi trinh sát chuẩn bị chiến trường. Sau này, trong Đại hội chiến sĩ thi đua khu Năm, ông được phân công giúp người chiến sĩ thi đua đó chuẩn bị bản báo cáo thành tích và dịch từ tiếng Ba Na ra tiếng Kinh trước Đại hội. Đó là lí do khi tập kết ra Bắc sau hiệp định Giơnevơ vào khoảng cuối năm 1955, được triệu tập về dự trại viết truyện anh hùng, ông đã chọn viết về người chiến sĩ du kích Tây Nguyên anh hùng đã thân quen vừa được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi. Đó là người anh hùng Đinh

Núp. Cuốn tiểu thuyết đầu tay “Đất nước đứng lên” đã được tặng giải nhất -

giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Những năm sau khi viết

“Đất nước đứng lên”, làm Biên tập viên ở tạp chí Văn nghệ quân đội, ông đã

có dịp đi nhiều nơi trên miền Bắc đang nô nức trong không khí lao động hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong nhiều sáng tác ông viết về thời kì này

tập truyện ngắn “Rẻo cao” (1961) được coi là truyện ngắn hay viết về đồng

bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Nhưng miền Nam, một nửa nước thân yêu đang trong kìm kẹp của quân thù và dấu vết của nó còn để lại trong sáng tác

chân thành xúc động song có điều bi phẫn “Mạch nước ngầm”. Năm 1962

Nguyên Ngọc khoác ba lô vượt Trường Sơn về lại mảnh đất thương yêu cũ. Năm 1965 Mĩ ồ ạt đổ quân vào miền Nam bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Từ đó sáng tác của Nguyên Ngọc kí tên là Nguyễn Trung Thành - sẽ tập trung

vào đề tài đánh Mĩ, dù ở thể loại nào cũng tập trung tìm “Câu trả lời cho một

câu hỏi lớn lao, bức xúc, nóng hổi. Bằng cách nào đây, đánh ngã kẻ thù tàn bạo,đánh đổ con thú Mĩ để giữ quyền sống cho dân tộc, cho ta và cho bạn bè năm châu?”

Đang phụ trách tờ báo của quân khu và tờ Tạp chí Văn nghệ của lực lượng văn nghệ giải phóng ông xin tham gia vào đoàn cán bộ chuẩn bị cho một đơn vị đánh Mĩ trận đầu. Những ngày chuẩn bị cho trận đánh, cần một lời kêu gọi, một lời động viên, trong hai đêm ông viết xong bài báo động viên.

Đó là tuỳ bút “Đường chúng ta đi” với bút danh Nguyễn Trung Thành. Năm 1965 ông viết “Rừng xà nu” kể về một làng Tây Nguyên đồng khởi . Truyện

ngắn này được tặng giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu.

Tiếp đó là tập truyện và kí “Trên quê hương những anh hùng Điện

Ngọc” (1969), tiểu thuyết “Đất Quảng” (1971 - 1974) rồi đến “Có một đường mòn trên biển Đông” và gần đây nhất là thiên bút “Cát cháy” viết về

vùng cát trắng thời chiến tranh chống Mĩ ở Bình Dương, đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm quê ông.

Với Nguyên Ngọc đi theo cách mạng là để làm cách mạng chứ không phải đi theo cách mạng để viết văn, ông là con đẻ của cách mạng. Vì vậy các tác phẩm của ông đều được viết ra trong những thời điểm nóng nhất của cách mạng. Với những đóng góp của mình Nguyên Ngọc xứng đáng trở thành một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi việt Nam viết về chiến tranh về Tây Nguyên từ sau cách mạng tháng 8/1945.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn rừng xà nu (nguyễn trung thành) theo đặc trưng thể loại (Trang 31 - 33)