Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu cốt truyện kết cấu, các chi tiết hình

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn rừng xà nu (nguyễn trung thành) theo đặc trưng thể loại (Trang 47 - 51)

8. Bố cục của khóa luận

2.3.1. Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu cốt truyện kết cấu, các chi tiết hình

ảnh biểu tượng.

* Cốt truyện

Cốt truyện không phải là toàn bộ truyện, tuy nhiên nội dung tư tưởng của tác phẩm được thể hiện qua cốt truyện. Vì vậy, để có thể đọc hiểu một tác phẩm tự sự, giáo viên cần giúp học sinh nắm được cốt truyện ngay từ bước đầu tiên.

CH1: Em hãy đọc lại tác phẩm “Rừng xà nu” sau đó tóm tắt cốt

truyện một cách ngắn gọn nhất. DKTL:

Mở đầu truyện là cánh rừng xà nu bạt ngàn. Sau ba năm đi lực lượng Tnú được nghỉ phép về thăm dân làng một đêm. Đêm hôm đó, cụ Mết đã kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và cũng là đoạn đời của dân làng Xô Man trong kháng chiến. Hồi đó, Mĩ- Diệm khủng bố gắt gao, nhân dân bảo vệ cán bộ nên nhiều người đã hi sinh. Được anh Quyết dìu dắt từ nhỏ, Mai và Tnú đã

làm cán bộ liên lạc và một lần Tnú bị bắt. Ba năm sau, Tnú vượt ngục về làng. Sau đó, Tnú lấy Mai và có một đứa con. Giặc muốn bắt Tnú nên tra tấn mẹ con Mai dã man cho đến khi mẹ con Mai chết. Tnú tay không ra cứu nên bị bắt và bị đốt mười đầu ngón tay. Cụ Mết chỉ huy du kích chiến đấu tiêu diệt toàn bộ địch. Rồi Tnú tạm biệt làng, gia nhập lực lượng quân giải phóng và chiến đấu dũng cảm giết chết kẻ thù bằng chính đôi tay tật nguyền.

Câu chuyện kết thúc bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị, trước mắt họ là những cánh rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời.

CH2: Em hãy chỉ ra các chi tiết, sự kiện nổi bật trong tác phẩm

“Rừng xà nu”.

DKTL:

Đó là việc Tnú về thăm làng khi được nghỉ phép. Trong cái đêm Tnú ở làng Xô Man, giữa nhà ưng, cụ Mết kể về cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man. Sau một ngày nghỉ phép, Tnú trở về đơn vị.

CH3: Sau khi đã chỉ ra được sự kiện biến cố, em hãy cho biết các sự kiện, biến cố đó có tác động, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau như thế nào?

DKTL:

- Các sự kiện, tình tiết trong Rừng xà nu được sắp xếp theo kết cấu câu chuyện lồng vào câu chuyện, hai câu chuyện đan cài vào nhau. Đó là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man đánh giặc thông qua cuộc đời đầy bi thương của nhân vật Tnú. Sự đấu tranh bằng vũ trang của nhân dân Tây Nguyên là tất yếu. Nó xuất phát từ sức mạnh quật khởi, không gì tiêu diệt nổi của những con người bị dồn nén, chịu đựng bao đau thương. Tất cả được ta nhận thấy qua cuộc đời đau khổ mất vợ, mất con và chịu sự dày vò dã man của bọn giặc. Mười ngón tay của Tnú bị đốt nhưng anh không buông xuôi, không gục ngã. Anh vẫn đi làm cách mạng và cầm súng chiến đấu. Cuộc đời

của Tnú và dân làng Xô Man đi từ thất bại đau thương sang chiến thắng vẻ vang, từ sự bất lực khi chưa cầm vũ khí đến việc dùng bạo lực cách mạng

chống lại kẻ thù “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Hình ảnh

rừng xà nu được mở đầu và kết thúc tác phẩm không ngoài dụng ý biểu hiện chủ đề của nhà văn. Việc lặp lại hình ảnh Rừng xà nu ở cuối tác phẩm là biểu tượng sức sống, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong những năm chống Mĩ.

* Các chi tiết hình ảnh biểu tượng.

- Trong một tác phẩm văn học các yếu tố đều có quan hệ mật thiết với nhau, mỗi yếu tố đều có vai trò nhất định trong việc tạo nên chỉnh thể. Song giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm không bao giờ được bình quân chia đều cho từng yếu tố. Trong tác phẩm bao giờ cũng làm nổi bật lên một số yếu tố chi tiết quan trọng hơn, kết tinh cao nhất tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Một nhà văn tài năng là qua một chi tiết nhỏ nhưng thấy được cả hồn cốt của tác phẩm, giống như qua hạt nước thấy được cả đại dương mênh mông. Trong thực tế đã có rất nhiều nhà văn thành công trong việc xây dựng các chi tiết nghệ thuật. Nguyễn Trung Thành cũng là một trong số những nhà văn thành công trong việc xây dựng các chi tiết nghệ thuật.

Ở truyện ngắn “Rừng xà nu” cũng có rất nhiều các chi tiết. Tuy nhiên,

khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản giáo viên không thể hướng dẫn các em phân tích được tất cả, đầy đủ các chi tiết đó mà phải biết lựa chọn, tập trung đi sâu và phân tích một số chi tiết tiêu biểu nhất.

CH4: Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” chi tiết nào để lại cho em ấn

tượng nhất? Vì sao? DKTL:

Hình ảnh bàn tay Tnú là chi tiết ấn tượng nhất.

vỡ bảng, lấy đá ghè vào đầu đến chảy máu để tự trừng phạt mình khi học hay quên cái chữ. Khi Tnú thoát khỏi ngục Kon Tum trở về Mai đón anh ở tận đầu làng chị cầm đôi bàn tay Tnú mà dưng dưng nước mắt…

+ Đôi bàn tay khi bị giặc đốt là đôi bàn tay gan góc, dũng cảm, giặc đốt mười ngón tay Tnú thì mười ngón tay cháy bùng lên như mười ngọn đuốc, mười ngọn đuốc ấy lại châm lên ngọn lửa căm thù, ngọn lửa đồng khởi của người dân XôMan.

+ Với đôi bàn tay mười ngón chỉ còn hai đốt. Tnú vẫn cầm vũ khí chiến đấu lên đường giết giặc để trả thù, giải phóng quê hương.

CH5: Truyện ngắn “Rừng xà nu” cũng xuất hiện các biểu tượng rất

giàu ý nghĩa. Đó là những hình ảnh nào? Em hãy cho biết ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong các hình ảnh đó.

DKTL:

Hình ảnh biểu tượng rất giàu ý nghĩa trong truyện ngắn “Rừng xà nu” là: + Hình ảnh rừng xà nu biểu tượng của người dân Tây Nguyên, là biểu tượng của đời sống dân tộc núi rừng. Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, chịu đựng dẻo dai, đạn đại bác không giết nổi chúng. Tính chất này của cây nà nu cũng chính là sức mạnh mãnh liệt, khát vọng tự do của đồng bào Tây Nguyên.

Rừng xà nu chịu nhiều đau thương bởi bom đạn kẻ thù “Trong rừng hàng vạn

cây, không cây nào không bị thương đổ ào ào như một trận bão”. Như chính

dân làng Xô Man bị giết hại dã man: Anh Xút bị treo cổ lên cây vả đầu làng, bà Nhan bị cột tóc treo đầu súng. Rừng xà nu với cây mẹ gục ngã, cây con lại

mọc lên “chúng vươn lên rất nhanh thay thế nhiều cây ngã” cũng như sự tiếp

nối các thế hệ làng Xô Man. Anh Quyết hi sinh thì có Tnú, Mai ngã xuống thì có Dít đứng lên và Heng là thế hệ sẵn sàng bảo vệ dân làng.

+ Hình ảnh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời được lặp đi lặp lại ở cuối tác phẩm là một sự khẳng định sức sống và tinh thần của người dân Tây Nguyên.

+ Cả rừng xà nu tương ứng với cả dân làng: Cạnh một cây xà nu gục ngã vì đạn pháo có bốn, năm cây khác mọc lên tương ứng với các thế hệ người dân Xô Man nối tiếp nhau với sự sống kiên cường.

Cây xà nu biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên.

+ Tình yêu thương đoàn kết gắn bó với nhau.

+ Cây xà nu cũng như người dân Tây Nguyên luôn mang trong mình khát vọng tự do họ đấu tranh chống lại sự xâm lược đô hộ của Mĩ Ngụy.

+ Rừng xà nu còn biểu tượng cho sức mạnh Tây Nguyên. Cụ Mết đã

từng nói: “ Không cây gì mạnh bằng cây Xà nu đất ta.”

CH6: Miêu tả cây xà nu tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? DKTL:

Tác giả miêu tả cây xà nu đã kết hợp giữa bút pháp tả và bút pháp gợi: + Bút pháp tả: Nhà văn đã đem đến cho người đọc hình ảnh cụ thể sinh động về cây xà nu.

+ Bút pháp gợi: Tác giả lại đen đến cho người đọc ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu.

Như vậy dù là bút pháp nghệ thuật tả hay bút pháp nghệ thuật gợi thì người đọc vẫn nhận ra được ý tưởng sâu sắc mà tác giả gửi gắm ở hình tượng cây xà nu: Biểu tượng cho sức sống kiên cường, bất diệt và những phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn rừng xà nu (nguyễn trung thành) theo đặc trưng thể loại (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)