Xác định các tiêu thức định vị

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược định vị thị trường cho các sản phẩm của nhà máy Nhôm Đông Anh trên thị trường Hà Nội (Trang 52 - 55)

4.1 Cân nhắc một số điều kiện ảnh hưởng đến việc đưa ra tiêu thức định vị. vị.

4.1.1.Mức cầu dự kiến của thị trường

- Phân đoạn thị trường 1:

Nhu cầu của từng đoạn thị trường có những thay đổi lớn trong thời gian tới. Do nước ta đang trong công cuộc xây dựng nền sản xuất cơ khí hoá- hiện đại hoá, mở cửa nền kinh tế. Nhu cầu của đoạn thị trường này có tiềm năng lớn nhất là phục vụ cho nghành xây dựng và cầu đường. Hiện nay nhà nước ta đang hoàn tất việc nâng cấp, tu sửa, làm mới cơ sở hạ tầng, cầu đường tạo tiền

đề cho nền kinh tế được đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Hầu hết cầu cống, đường xá, nhà cửa nước ta đã được xây dựng từ lâu, nên đã bị xuống cấp không còn đáp ứng được nhu cầu nữa. Việc tu sửa và xây dựng mới là việc tất yếu phải làm.

- Phân đoạn thị trường 2:

ở đoạn thị trường này nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sẽ tăng không nhanh. Vì việc xây dựng và bắt đầu tiến hành công nghiệp đóng tàu và lắp rắp ô tô ở nước ta con chưa thực sự phát triển.Mặt khác việc gia nhập WTO cũng làm cho sự cạnh tranh của các ngành này với các công ty nước ngoai ngày càng trở nên gay gắt. Mặt khác, sản phẩm của nhà máy sản xuất chế tạo cho nghành này chủ yếu được sử dụng làm bán thành phẩm,. Nhu cầu thay đổi sản phẩm mới theo định kỳ sẽ có. Đoạn thị trường này cũng có rất nhiều cơ hội cho nhà máy.

4.1.2. Mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm hiện có trên thị trường

Trên thị trường hiện nay các sản phẩm nhôm có khá nhiều các công ty tham gia vào việc sản xuất sản phẩm nhôm. Chính vì thế các đối thủ cạnh tranh đối với nhà máy là khá nhiều dẫn đến sự cạnh tranh là có thể nói khá gây gắt. Đây là một trong nhưng bài toán khó cần giải đáp ngay của nhà máy.

4.1.3.Tính khả thi của phương án định vị đã chọn

Với phương án định vị đã chọn thì nhà máy tập trung vào 2 đoạn thị trường. Đây là 2 đoạn thị trường phù hợp với nhà máy về sản phẩm cũng như các nguồn lực để công ty có thể thực hiện chiến lược này một cách tốt nhất qua đó khẳng định vị thế của sản phẩm nhà máy trên 2 đoạn thị trường đề ra này.

4.1.4. Hiệu quả định vị của các sản phẩm cạnh tranh

Trên thị trường mà nhà máy đề ra trong phương án định vị thì các sản phẩm cạnh tranh cũng chưa có sản phẩm nào của đối thủ cnahj tranh thực sự

định vị một cách rõ rệt sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng. Đây chính là cơ hội nhà máy cần nắm bắt ngay để định vị sản phẩm ưu thế của mình trong tâm trí khách hàng ngay.

4.2.Lựa chọn tiêu thức

4.2.1.Về giá

Đối với tất cả các sản phẩm của nhà máy thì định vị trong tâm trí khách hàng luôn là sản phẩm có giá hợp lí phù hợp với khách hàng và không cao hơn so với giá của đối thủ cạnh tranh

4.2.2.Về đặc tính sản phẩm

Định vị trong tâm trí khách hàng là sản phẩm của nhà máy luôn có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

===== Bản đồ định vị

Giácao

x

0

*

Chất lượng thấp Chất lượng cao

Giá thấp

x : Nhôm thanh công nghiệp phục vụ xây dựng 0 : Nhôm phục vụ trang trí nội thất

* : Nhôm phục vụ trong công nghiệp đóng và lắp ráp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược định vị thị trường cho các sản phẩm của nhà máy Nhôm Đông Anh trên thị trường Hà Nội (Trang 52 - 55)