Thị trường Clinker và xi măng trong nước:

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giao nhận và cung ứng nội địa hàng Clinker và xi măng tại công ty TNHH Vĩnh Phước (Trang 32 - 36)

Việt Nam là một nước đang phát triển, do vậy nhu cầu xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng là tương đối lớn. Để đảm bảo nhu cầu xi măng và Clinker trong nước, trong vòng 10 năm trở lại đây , Việt Nam liên tiếp có những bước nhảy về thứ hạng trong những nước sản xuất xi măng hàng đầu trên thế giới.

 Nguồn cung:

- Các nhà máy hiện tại:

Hiện nay năng lực sản xuất xi măng trong nước của Việt Nam vào khoảng 73 triệu tấn/năm. Một số nhà máy lớn là:

+ Vissai : 10 triệu tấn/ năm

+ Vicem Hà Tiên: 8,8 triệu tấn/ năm

+ Nghi Sơn ( Tĩnh Gia-Thanh Hóa): 4,3 triệu tấn/ năm + Bỉm Sơn ( Thanh Hóa) : 3,8 triệu tấn/ năm

+ Vinaconex Yên Bình( Yên Bái): 3,5 triệu tấn/ năm + Cẩm Phả ( Quảng Ninh) : 2,5 triệu tấn/ năm

+ Tam Điệp ( Ninh Bình) : 1,4 triệu tấn/ năm + Bút Sơn ( Hà Nam) : 1,4 triệu tấn/ năm

+ Hoàng Thạch ( Hải Dương): 2,3 triệu tấn/ năm

Và hàng loạt các nhà máy lớn khác như: Xi măng Hải Phòng, Xi măng Phúc Sơn, Xi măng Chinfon, Xi măng HolcimẦ

( Nguồn: Báo cáo ngành xi măng- Viet Capital Securty)

Với công suất hiện có, ngành Xi măng trong nước đã xếp ở vị trắ số 1 trong khối ASEAN về năng lực sản xuất các sản phẩm xi măng, Clinker; trong khi nền kinh tế còn theo sau một khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trong khu vực.

- Các dự án đang và sẽ thực hiện:

+ Thủ tướng chắnh phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Xây dựng đưa 9 dự án xi măng công suất khoảng 2.500 tấn Clinker/ ngày gồm dự án Hà Tiên-Kiên Giang, Trường Sơn- Rô Li, Hợp Sơn, Ngọc Hà, VINAFUJI Lào Cai, Thanh Trường, Sơn Dương, Quang Minh, Cao Bằng. 7 dự án khác là Hệ Dưỡng II, Mỹ Đức, Thanh Sơn, Tân Thắng, Đô Lương, Tân Phú Xuân, Nam Đông sẽ giãn tiến độ đầu tư sang giai đoạn sau năm 2015. Đưa dự án Xuân Thành 2( Hà Nam) vào danh mục các dự án xi măng vận hành trước năm 2015.

Nhu cầu trong nước:

- Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế kéo theo nhu cầu tiêu thụ Clinker và xi măng cũng tăng lên so với dự báo được phê duyệt trong quy hoạch. Bộ xây dựng đã đưa ra dự báo nhu cầu xi măng, Clinker đến năm 2020 trên cơ sở bổ sung thêm các thông tin về phát triển kinh tế đất nước, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ Clinker, Xi măng các năm qua và đặc điểm phân bố không đồng đều nguồn nguyên nhiên liệu để sản xuất nên tồn tại sự mất cân đối giữa các vùng phát triển sản xuất xi măng với khu vực thị trường tiêu thụ. Căn cứ từ thực tiễn trên, Bộ Xây dựng cho rằng đầu tư phát triển xi măng cần có hệ số an toàn với năng lực cung cấp Clinker, xi măng cao hơn 10% so với tắnh toán nhu cầu. Cụ thể:

Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu xi măng đến năm 2020

Đơn vị tắnh: triệu tấn

Năm Theo quy hoạch

Các phương pháp tắnh toán nhu cầu xi măng P/án 1 P/án 2 P/án tổng hợp 2010 42,2-51,4 50,6 55,6 50,6-55,6 2015 59,5-65,5 79,7 87,6 79,7-87,6 2020 68,0-70,0 101,7 111,8 101,7-111,8 Đơn vị tắnh: triệu tấn Nhu cầu xi măng Năm 2010 2015 2020 50,6-55,6 79,7-87,6 101,7-111,8

( Theo dự báo nhu cầu xi măng trong nước và quy hoạch ngành đến năm 2020 của Bộ Xây dựng).

Theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/08/2011 của Thủ tướng Chắnh phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, năm 2011, các nhà máy xi măng cung cấp 55 triệu tấn và đến 2015 là 75-75 triệu tấn, đến 2020 là 93-95 triệu tấn và đến 2030 là 113-115 triệu tấn. Trong giai đoạn 2012 - 2015 sẽ có 24 dự án xi măng dự kiến đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế 24,76 triệu tấn xi măng/năm. Tổng vốn đầu tư của 24 dự án này gần 50.000 tỉ đồng, tương đương gần 2,4 tỉ đô la Mỹ, tắnh ra suất đầu tư trung bình 96,15 đô la Mỹ/tấn xi măng. Dự báo mức tiêu thụ xi măng trong năm 2014 khoảng 65-67 triệu tấn, xuất khẩu 10 triệu tấn, tuỳ thuộc vào sức tiêu thụ trong nước.

Các chuyên gia trong ngành xi măng đã đánh giá rằng : ỘNguy cơ thiếu xi măng đang hiện rõỢ.Nguồn cung xi măng cả nước đến năm 2015 sẽ còn 82,6 triệu tấn/năm, giảm gần 12 triệu tấn. Theo Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản ấm trở lại đã tác động tắch cực đến thị trường vật liệu xây dựng. Bằng chứng là, tồn kho xi măng cả nước tháng 3/2014 giảm 96,96% so với tháng 2/2014. Tắnh chung 4 tháng đầu năm, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa ước đạt 15,5 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 5,5 triệu tấn, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2013. Thực tế diễn biến trên thị trường xây dựng cho thấy, sang quý II/2014 là bắt đầu mùa xây dựng, nên thị trường tiêu thụ các loại vật liệu xây dựng đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Riêng tháng 4/2014 đã tiêu thụ hơn 6 triệu tấn. Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, quý I năm nay (năm 2014), sản lượng sản xuất xi măng toàn ngành ước đạt khoảng 11,58 triệu tấn, tăng khoảng 1,04 triệu tấn (tăng 9,8%).

Với các chỉ số tắch cực của kinh tế vĩ mô từ đầu năm đến nay, dự báo với tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng là 7% - 10%/năm, thì trong 2-3 năm tới, có thể thị trường lại chứng kiến một cuộc khủng hoảng thiếu xi măng, nếu không có những biện pháp chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Tình hình giao nhận, vận tải Clinker và xi măng trong nước

Nguồn cung Clinker cho các Trạm Nghiền xi măng phắa Nam luôn luôn là một bài toán khó cho ngành xi măng Việt Nam. Trong khi các Trạm nghiền xi măng phắa Nam phải nhập khẩu một lượng lớn Clinker từ nước ngoài , chủ yếu là Thái Lan để đảm bảo sản xuất và nguồn cung ổn định cho thị trường phắa Nam, giá bán xi măng ở miền Nam luôn cao hơn miền Bắc, điều đó thể hiện thực trạng thừa ở miền Bắc và thiếu ở miền Nam về các sản phẩm Clinker và xi măng.

Tình trạng này chủ yếu là do giá Clinker ở miền Bắc vào khoảng 800.000-900.000 đồng/tấn, cộng thêm chi phắ vận chuyển bằng đường thủy( khoảng 250.000-300.000 đồng/tấn).

Như vậy, mỗi tấn Clinker vào Nam có giá từ 1.050.000-1.150.000 đồng/tấn.

( Nguồn: Hiệp Hội xi măng Việt Nam VNCA)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giao nhận và cung ứng nội địa hàng Clinker và xi măng tại công ty TNHH Vĩnh Phước (Trang 32 - 36)