KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải tại thành phố Thái Nguyên (Trang 124 - 128)

- Pb: Hàm lượng P bở vị trí 1 vượt mức giới hạn cho phép so

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, trong những năm qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đang từng bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được về kinh tế, xã hội thì thành phố Thái Nguyên còn chịu nhiều ảnh hưởng của vấn đề gia tăng chất thải và lượng nước thải từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đối với nước thải công nghiệp: Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là từ nhóm ngành cơ khí và luyện cán thép là chủ yếu. Tuy nhiên với việc nâng cao nhận thức đối với chủ các doanh nghiệp và sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng thì hầu như các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép ở mức

B. Duy chỉ có chỉ tiêu Coliform thì ở mức thấp hơn 0,674 lần so với tiêu chuẩn loại A nhưng vẫn trong giới hạn cho phép ở mức B.

Đối với nước thải bệnh viện: Tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên và Trung tâm y tế thành phố đã đầu tư được hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường nên kết quả thu được đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên cũng cần đặc biết chú ý tới nguồn nước thải phát sinh từ các phòng khám tư nhân, trạm y tế phường, xã trên địa bàn thành phố.

Đối với nước thải sinh hoạt: Do chưa được kiểm soát và xử lý đồng bộ nên kết quả phân tích cho thấy một số chỉ tiêu ở mức khá cao. Đặc biệt phải kể tới Coliform có chỗ vượt 9 lần giới hạn cho phép ở mức B. Hay như chỉ số TSS vượt giới hạn cho phép và ở mức tương đối cao là 1,12 lần và 1.57 lần so với mức A.

Đối với nguồn nước mặt và thủy vực: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước mặt đã bắt đầu có dấu hiệu của sự ô nhiễm và ngày càng nghiêm trọng. Như chỉ số BOD5 vượt giới hạn cho phép rất nhiều có nơi vượt mức B1 là 0,61 lần và vượt B2 là 0,36 lần. Hay như chỉ số COD tại 2 vị trí đều cho kết quả như nhau

và trong giới hạn cho phép ở mức B1. Còn chỉ tiêu Coliform tại 2 vị trí ta thấy kết quả phân tích là như nhau và đều nằm trong giới hạn cho phép ở mức B1 và B2.

Đối với nước ngầm: Các chỉ tiêu phân tích cho kết quả vẫn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên chúng đang có dấu hiệu của sự ô nhiễm.

5.2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cũng như nguồn nước mặt tại khu vực thành phố tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Thường xuyên có biện pháp quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt khu vực thành phố để kịp thời xử lý những sự cố và hướng dẫn cho bà con sử dụng nguồn nước hợp lý hơn.

- Xây dựng trạm xử lý nước thải tập chung cho toàn thành phố.

- Tiến hành xử lý triệt để nước thải từ các nguồn phát sinh trên địa bàn.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng cho người dân.

- Xây dựng hố chứa rác, nước thải tập trung và có trạm xử lý nước thải. Đầu tư hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng xây dựng cống thải hợp vệ sinh.

- Đẩy mạnh hoạt động quan trắc môi trường và thông tin môi trường. Thường xuyên thông báo cho cộng đồng về thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại các khu tái định cư.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường đối với cộng đồng dân cư, các cấp chính quyền, các nhà ra quyết định; Tăng cường biện pháp quản lý, nâng cao nhận thức quản lý môi trường, đa dạng hóa vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước; xây dựng các chính sách, thể chế về tài chính nhằm đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về môi trường ở các cấp, các ngành. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ môi trường.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải tại thành phố Thái Nguyên (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w