4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố Thái Nguyên luôn cao hơn tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh và cả nước.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001 - 2006 trước đó là 9,14% mỗi năm. Trong thời kỳ 2006 - 2010, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân đạt 14,91%, khu vực dịch vụ đạt 11,86% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 4,14% mỗi năm. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP. Năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có tỉ lệ công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,28 %. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2011 dự ước đạt 22,3 triệu đồng/người, tương đương khoảng 1062 USD/người và tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,1% so
với năm 2010. Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái Nguyên có 428 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 3.352,8 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.
4.1.2.2. Dân số và lao động
Theo số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010 thì tổng diện tích của khu vực nghiên cứu bao gồm địa bàn của 9 phường trung tâm thành phố có tổng diện tích 87023,14 km2 với số dân 97.300 người.
Bảng 4.1. Bảng thống kê diện tích và dân số các phường trên địa bàn thành phố STT Tên phường Diện tích (Km2) Dân số (Người) 1 Quang Trung 201,14 20.663 2 Quan Triều 278,99 8.374 3 Quang Vinh 313,35 5.515 4 Đồng Quang 163,06 7.977 5 Phan Đình Phùng 270,20 14.305 6 Hoàng Văn Thụ 159,18 15.768 7 Trưng Vương 102,88 7.022 8 Túc Duyên 289,96 7.198 9 Gia Sàng 410,32 10.478 10 Tổng 87.023,14 97.300
(Nguồn niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2010)
Bảng 4.2. Bảng dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn
Tổn g số
Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn I, Dân số (Người)
2006 47,5 37 24,727 22,810 25,030 22,507 2007 48,1 71 25,085 23,086 25,646 22,525 2008 48,8 07 25,364 23,443 26,050 22,757 2009 49,4 00 25,579 23,821 26,380 23,020 2010 50,0 00 25,795 24,205 26,600 23,400 II, Tốc độ tăng (%) 2006 6.80 6.76 6.85 9.97 3.49 2007 1.33 1.45 1.21 2.46 0.08 2008 1.32 1.11 1.55 1.58 1.03 2009 1.21 0.85 1.61 1.27 1.16 2010 1.21 0.84 1.61 0.83 1.65
III, Cơ cấu (%)
2005 100 52.02 47.98 52.65 47.35 2006 100 52.02 47.98 52.65 47.35 2007 100 52.07 47.93 53.24 46.76 2008 100 51.97 48.03 53.37 46.63 2009 100 51.78 48.22 53.40 46.60 2010 100 51.59 48.41 53.20 46.80
4.1.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng a. Tình hình kinh tế
Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên - cái nôi của ngành thép Việt Nam.
Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi....Trong đó, than được đánh giá là có trữ lượng lớn thứ hai trong cả nước, sau Quảng Ninh.
Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, VLXD, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố
Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc “1 cửa”, giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố.
Năm 2011, Thành phố Thái Nguyên đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: GDP đầu người đạt 37triệu đồng (tăng7 triệu đồng so với năm 2010), Thu ngân sách đạt 960 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 3015tỷ đồng.
b. Hạ tầng giao thông
Thái Nguyên là thành phố có vị thế trung tâm vùng, tốc độ đô thị hóa nhanh, kéo theo đó là sự phát triển nhanh chóng số
lượng các loại phương tiện giao thông. Theo thống kê 5 năm trở lại đây, ở T.P Thái Nguyên, tốc độ tăng trưởng trung bình của các loại phương tiện giao thông vào khoảng 20%/năm. Năm 2005 thành phố có tổng số 2.375 ô tô và 60.376 xe máy thì đến năm 2011 có 7.165 ô tô và 111.581 xe máy, chưa kể xe vãng lai lưu thông trên địa bàn. Do vậy, tổng quỹ đất sử dụng để đỗ xe ước cần khoảng trên 70 ha.
Trên địa bàn T.P Thái Nguyên hiện có 1 bến xe khách liên tỉnh; 2 bãi đổ rửa xe tại phường Đồng Quang và phường Hoàng Văn Thụ; 3 điểm đỗ xe công cộng tại Quảng trường 20 - 8, trước cổng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, tại phường Trung Thành và các điểm đỗ xe tự phát, theo đánh giá thì mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu thực tế. Mặt khác, các công trình, đặc biệt là công sở được quy hoạch và xây dựng từ trước hầu hết đều thiếu diện tích để đỗ xe ô tô, những nhà dân tại các trục đường nội thị vì hạn hẹp quỹ đất nên cũng trong tình trạng tương tự.
Đường Bến Tượng và đường Phủ Liễn vào mỗi buổi sáng, một đoạn dài cả trăm mét thực sự đã biến thành bãi đỗ xe, vỉa hè
và cả lòng đường Hoàng Văn Thụ, Lương Ngọc Quyến, Bắc Kạn… cũng thường xuyên bị xâm phạm. Giải quyết trước mắt tình trạng này, bên cạnh việc tập trung cải thiện hạ tầng giao thông, T.P Thái Nguyên hằng năm đều cấp phép cho các cơ quan có nhu cầu được sử dụng một phần vỉa hè làm điểm đỗ xe, chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, phát hiện và xử phạt những hành vi đỗ xe trái quy định. Trong năm 2011, Đội Quản lý trật tự xây dựng và giao thông phối hợp với đội Cảnh sát giao thông, Công an thành phố đã thu giữ 330 bộ giấy tờ ô tô, 13 biển đăng ký ô tô vì vi phạm quy định dừng, đỗ. Con số trên chưa thể phản ánh hết số vụ vi phạm, bởi tình trạng này quá phổ biến nên trừ những trường hợp vi phạm điển hình, đội chủ yếu áp dụng hình thức tuyên truyền, nhắc nhở.
Nhằm cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng T.P Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và từ yêu cầu cấp thiết để giải quyết tình trạng trên, từ năm 2007, T.P Thái Nguyên đã xây dựng và triển khai Đề án Phát triển mạng lưới giao thông tĩnh. Theo Đề án thì sẽ có một bến xe khách liên tỉnh, một bến xe tải
liên tỉnh, tại mỗi đầu mối giao thông khu vực cửa ngõ thành phố sẽ có các bãi đỗ, rửa xe, khu vực công sở, khu đông dân cư sẽ có các điểm đỗ xe được xây dựng. Cùng với đó là việc xây dựng hoàn chỉnh điểm đầu, điểm cuối các tuyến xe buýt.
Quy hoạch đã xong, căn cứ pháp lý đã có, nhưng các nhà đầu tư đa số thể hiện sự “rụt rè” trước lĩnh vực này, bởi lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án đã mang lại một số thành quả nhất định như: nhà đầu tư đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng bãi đỗ, rửa xe phường Đồng Quang, phường Hoàng Văn Thụ; xây dựng xong điểm đỗ xe công cộng tại phường Trung Thành và trước cổng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên; bến xe khách liên tỉnh được quy hoạch tại phường Thịnh Đán, bến xe phía Nam thành phố tại phường Tích Lương cũng đang được các nhà đầu tư triển khai… Công ty cổ phần APEC cũng đang tiến hành khảo sát vị trí và xin cấp phép đầu tư xây dựng 2 bãi đỗ, rửa xe tại khu vực phía Nam thành phố.
Cũng nhằm mục đích chống quá tải cho hạ tầng giao thông tĩnh vốn yếu kém hiện nay, UBND T.P Thái Nguyên đã và đang
thực hiện các giải pháp cả trước mắt và lâu dài, như: không chuyển đổi quỹ đất giao thông sang các mục đích khác; yêu cầu các nhà quy hoạch và chủ đầu tư khu dân cư, công trình xây dựng phải bố trí quỹ đất và đưa vào thiết kế các hạng mục làm chỗ để xe, đồng thời yêu cầu các công sở, trung tâm thương mại, dịch vụ phải tự giải quyết nhu cầu đỗ xe và khuyến khích có dịch vụ đỗ công cộng; hạn chế cấp phép kinh doanh, nhất là dịch vụ ăn uống tại những địa điểm dễ gây ùn tắc giao thông…
Rõ ràng, giao thông chính là vấn đề rất đáng bàn với thực trạng giao thông của T.P Thái Nguyên hiện nay. Mặt khác, có tầm nhìn trong quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng giao thông tĩnh sẽ góp phần thực hiện mục tiêu chung làm cho thành phố sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh hơn, xứng đáng là đô thị loại I, trung tâm vùng.
c. Hạ tầng xã hội * Về văn hoá:
TP Thái Nguyên được biết đến với khu du lịch nổi tiếng hồ Núi Cốc và gần 100 di tích lịch sử, trong đó có cụm di tích Đền thờ
Đội Cấn, nhà Lao Thái Nguyên, phòng tuyến Gia Sàng đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nơi ghi dấu một sự kiện vang dội cả nước, làm chấn động nước Pháp và các nước thuộc địa, đó là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên nổ ra tại thị xã Thái Nguyên năm 1917 do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo. TP Thái Nguyên còn nổi tiếng với thương hiệu chè Tân Cương. Hiện nay vùng chè đặc sản Tân Cương được thành phố quy hoạch thành cụm làng nghề và trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế góp phần phát huy, tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
* Về y tế:
TP Thái Nguyên là nơi tập trung 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Trung ương và địa phương như Bệnh viện đa khoa Trung ương, bệnh viện lao, bệnh viện mắt, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện phục hồi chức năng...với trên 3.000 giường bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân trong vùng. Ngoài ra còn có 5 trung tâm trực thuộc sở y tế làm công tác dự phòng và chỉ đạo chuyên môn. Với vai trò là trung tâm y tế vùng,
các bệnh viện đã triển khai, đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật y tế chuyên sâu, hiện đại về hồi sức cấp cứu, ngoại sản, truyền máu, xét nghiệm và các kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể, siêu âm xuyên sọ, điều trị bằng laze.... nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho nhân dân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn ở Hà Nội.
* Về giáo dục và đào tạo
- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo toàn diện, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt coi trọng giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống; Thực hiện tốt chủ đề năm học 2011 - 2012; Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giáo dục, tiến tới xây dựng cơ chế tự bảo đảm chất lượng và các trường tự đánh giá theo định kỳ. Thực hiện hiệu quả kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học; duy trì mẫu giáo 5 tuổi, giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đẩy mạnh phổ cập Trung học. Xây dựng đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo.
- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015.
d. Hệ thống công trình công cộng
Có rạp chiếu phim, sân vận động, đài tưởng niệm, các khu di tích lịch sử,… đã được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
a. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- Thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách, giải pháp cấp bách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên các sản phẩm có lợi thế. Khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ với ngành nghề đa dạng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
- Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển sản xuất hàng tiêu dùng thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015; Đề án xây dựng và phát triển cụm công nghiệp làng nghề thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015.
b. Thương mại - dịch vụ
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công tác quản lý thị trường. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, tạo các cơ chế ưu đãi hợp lý để thu hút đầu tư vào thành phố. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm thương mại. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ mà trọng tâm là hoạt động ngân hàng, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải; Tích cực quy hoạch các khu du lịch sinh thái để thu hút đầu tư, đồng thời kết hợp chặt chẽ với xúc tiến thương mại để mở rộng các loại hình du lịch; Đưa dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Xây dựng và triển khai thực hiện đề án chuyển đổi mô hình quản lý và phát triển hệ thống chợ thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015.
Bảng 4.3. Tăng trưởng kinh tế của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 BQ 5 năm 1. Tổng GDP Tr.đồng 8.022.08 9.868.69 13.509.50 16.405.40 19.722.7 CN - XD Tr.đồng 3.109.2 3.903.4 5.384.0 6.663.0 8.204.22 NLN - thủy sản Tr.đồng 1.983.01 2.393.2 4 3.218.30 3.683.9 4.157.69 Dịch vụ Tr.đồng 2.930.04 3.572.30 4.906.50 6.057.90 7.360.35 2. Tăng trưởng kinh tế % 10,8 12,46 11,47 9 11 10,9 4 CN - XD % 38,72 18,26 39,86 40,42 41,60 35,7 7 NLN - thủy sản % 24,64 4,54 23,82 22,85 21,08 19,3 8 Dịch vụ % 36,64 12,2 36,32 36,74 37,32 31,8 4
(Nguồn:Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên) c. Tình hình phát triển nông nghiệp
Về nông nghiệp mặc dù gặp một số khó khăn do giá vật tư phân bón tăng cao, song do chủ động triển khai đồng bộ các khâu để phục vụ sản xuất như công tác thủy lợi, dich vụ khuyến nông, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng xuất lúa bình quân toàn thị xã tương đối cao, mức tổng sản lượng lương thực