Một số vấn đề liên quan tới nước thải tại thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải tại thành phố Thái Nguyên (Trang 48 - 53)

Nguyên

2.3.3.1. Tình hình cấp nước của thành phố Thái Nguyên

Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ng.đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lít/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.

2.3.3.2. Một số vấn đề liên quan tới nước thải thành phố Thái Nguyên

Nguồn nước thải làm suy giảm chất lượng nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chủ yếu phát sinh từ nước thải công nghiệp, sinh hoạt. Theo phương pháp dự báo và tải lượng ô nhiễm từ nước thải (qua giá trị nhu cầu ôxi hóa BOD5) của nhiều tác giả trên thế giới và các dự án ở Việt Nam thì tổng lượng nước thải ở thành phố Thái Nguyên được ước tính như sau:

- Tổng lượng nước thải sinh hoạt đưa vào cống, rãnh, sông, hồ tính bằng 80% lượng nước cấp.

- Tổng lượng nước thải công nghiệp cũng chiếm khoảng 80% so với lượng nước cấp.

2.3.3.3. Đặc điểm nước thải thành phố Thái Nguyên

a. Nguồn nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái nguyên phát sinh từ khu dân cư, hộ gia đình, cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn; nguồn nước thải này có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng khá cao. Theo tài liệu báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2020 [17] nếu nước thải sinh hoạt không được xử lý thì trung bình mỗi ngày mỗi người sẽ đưa vào miệng cống thải tải lượng chất ô nhiễm như bảng sau:

Bảng 2.2. Mức nước thải từ mỗi người dân tới hệ thông cống thải

Chất ô nhiễm Mức thải (gam/người/ngày)

Nhu cầu ôxi hóa học(COD) 1,4 - 1,6* BOD5

Tổng các chất rắn (SS) 0,6 - 1* BOD5

Chất béo (dầu mỡ) 10 - 30

Tổng Nitơ 6 - 12

Tổng phôtpho 0,6 - 4,5

Vi khuẩn trong nước thải Tính trong 100 ml

Tổng vi khuẩn 109 - 1010

Coliform 106 - 109

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Thái Nguyên)

Từ bảng trên cho thấy tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do nước thải sinh hoạt đưa vào hệ thống cống thải tương đối cao, làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước, dẫn tới ô nhiễm nguồn nước sông, hồ trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, thực tế khối lượng trung bình của các tác nhân ô nhiễm khác nhau nó phụ thuộc vào điều kiện sống, nhu cầu sử dụng nước, khu vực sông, cũng như hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại mỗi nguồn phát sinh; nhưng có thể nhận thấy rõ lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm tỷ lệ thuận với sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm thay đổi diện mạo thành phố Thái nguyên, nhiều nhà máy, cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp mọc lên với đủ các ngành nghề sản xuất khác nhau như: cơ khí, may mặc, vật liệu xây dựng, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở khám chữa bệnh,… Cùng với quá trình đó là sự gia tăng lượng nước thải và các chất ô nhiễm từ các ngành sản xuất nói trên.

Lượng nước thải, cũng như đặc điểm nước thải và thành phần chất ô nhiễm trong nước thải khác nhau ở các ngành nghề, tùy thuộc vào công nghệ sản xuất và biện pháp xử lý được áp dụng. Các cơ sở sản xuất thuộc ngành chế biến lương thực có lượng nước thải nhiều hơn, hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn so với các ngành khác nhưng trên địa bàn thì đa số ngành nghề là cơ khí, vật liệu xây dựng và may mặc nên nước thải chủ yếu là của những ngành này. Theo Hà Bạch Đằng (2003) [12], có một số tác nhân gây ô nhiễm chính trong nước thải của ngành sản xuất trên địa bàn thành phố Thái nguyên như sau:

- Sản xuất vật liệu xây dựng:

- May mặc: C2H5OH (cồn), SiO2.nH2O (Silicon), CH3COOH (Axit acetic), SA8 (chất làm mền vải).

2.3.3.4. Tình hình ô nhiễm nước mặt khu vực thành phố Thái Nguyên

Tất cả nước thải từ các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt và y tế đều được đổ vào hệ thống thoát nước chung của toàn thành phố, sau đó đổ ra sông, hồ, kênh, mương mà chưa qua xử lý hay xử lý nhưng không đạt tiêu chuẩn. Nhưng chủ yếu là nước thấm và chảy tràn xuống ruộng trũng. Vì vậy, chất lượng nước tại nơi tiếp nhận nước thải của thành phố đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm, dấu hiệu ô nhiễm ở một số mương dẫn trong khu vực đã khá rõ.

Chất lượng nước đoạn trung lưu sông Cầu chảy qua TP. Thái Nguyên khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao, đã suy giảm một cách nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn loại A. Nhiều nơi, nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, nhất là vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng nguồn ít.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải tại thành phố Thái Nguyên (Trang 48 - 53)