Thực trạng nước thải Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải tại thành phố Thái Nguyên (Trang 32 - 48)

2.3.2.1. Thực trạng nước thải

Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, có hơn 2.360 con sông lớn hơn 10 km trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên (Dư Ngọc Thành, 2006) [20]. Phần lớn sông ngòi nước ta đều là nước ngọt, vừa cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người, vừa phục vụ cho các ngành sản xuất khác. Tuy nhiên, nước ngọt là tài nguyên hạn chế và dễ bị suy thoái.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thuộc viện Môi trường và Tài nguyên của trường Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh (2005) [8], trung bình một ngày hoạt động công nghiệp trên lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn thải ra 480.000 m3/ngày, trong đó ở các khu công nghiệp và khu chế xuất là 120.000 m3/ngày. Lượng nước thải lớn nhất từ các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Đồng Nai là 67.680 m3/ngày (chiếm 56,4%), thành phố Hồ Chí Minh là 27.205 m3/ngày (chiếm 23%), tỉnh Bình Dương là 10.620 m3/ngày (chiếm gần 10%). Thành phần nước thải từ các khu công nghiệp và khu chế xuất có chứa 15 tấn TSS, 77 tấn COD, 20 tấn BOD5, 1,6 tấn Nitơ và 500 kg photpho.

Ở Hà Nội: Trung bình một ngày các cơ sở công nghiệp thải ra từ 44.400 - 64.260 m3. Chỉ tính riêng tại các cơ sở dệt nhuộm Hà Nội trung bình một ngày thải ra từ 14.500 - 17.210 m3, ngành công nghiệp thực phẩm từ 13.870 - 16.010 m3. Ngành hóa chất từ 24.500 - 26.540 m3, ngành cơ khí từ 3.750 - 4.500 m3.

Tổng lượng dòng chảy hàng năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, sông Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).

(Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2006) [1]

b. Nước thải y tế

Tải lượng nước thải bệnh viện là toàn bộ nguồn nước cấp từ các nguồn cho hoạt động của bệnh viện. Lượng nước cấp trung bình cho bệnh viện dự tính theo số giường bệnh hoặc tổng số bệnh

nhân (gồm cả nhân viên y tế, nhân viên phục vụ và cả khách vãng lai). Nếu tính theo số giường bệnh, thông thường lượng nước hiện nay ở mức 500 lít (0,5m3) cho mỗi giường bệnh trong 1 ngày đêm, như vậy lượng nước thải bệnh viện khoảng 150 - 250 m3/ngày đêm cho các bệnh viện quy mô từ 300 - giường bệnh (Cục Bảo vệ môi trường, 2004) [9].

Số liệu thống kê 2005 [1], các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu thải ra lượng nước thải y tế ước tính là 5.400 m3/ngày đêm; còn ở thành phố Hồ Chí Minh lượng nước thải y tế khoảng 17.000 m3/ngày đêm, trong đó có khoảng 13.000 m3/ngày được xử lý (chiếm 78,8%) nhưng tỷ lệ xử lý đạt tiêu chuẩn còn thấp.

c. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cấp ở các thành phố, khu dân cư thì thành phần chất ô nhiễm mà nước thải sinh hoạt đưa vào nguồn nước khá lớn. Theo bộ Tài nguyên & Môi trường (2006) [1] thì:

- Lưu vực sông Đồng Nai: Tiếp nhận khoảng 992.000 m3 nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị. Tải lượng các chất ô nhiễm

do do nước thải đô thị trong một ngày đưa vào lưu vực sông là 375.220 kg TSS, 249.574 kg BOD5, 466.517 kg COD, 15.417 kg amoni (tính theo Nitơ), 8.238 kg phôt pho và 46.277 kg dầu mỡ. Như vậy, có thể thấy hàm lượng chất hữu cơ (tính theo COD), tổng chất rắn lơ lửng và dầu mỡ đưa vào lưu vực sông cao hơn các chất dinh dưỡng.

- Lưu vực sông Cầu: Theo ước tính mỗi ngày tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào khu vực sông Cầu với hàm lượng BOD và COD trong nước thải vượt nồng độ cho phép hơn 10 lần, hàm lượng Phelon cao gấp 10 - 15 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải này không được xử lý và đổ trực tiếp ra sông Cầu gây ô nhiễm nghiêm trọng (Nguyễn Hồng Khánh và cs 2008).

- Lưu vực sông Nhuệ - Đáy: Nước thải sinh hoạt đóng góp tỷ lệ lớn nhất (chiếm 56%), đây là một đặc trưng nổi bật so với các lưu vực khác. Nước thải sinh hoạt với tỷ lệ đóng góp lớn tải lượng chất ô nhiễm chất hữu cơ cao. Trong số các tỉnh/thành phố trong khu vực sông thì thành phố Hà Nội đóng góp 54% lượng nước thải sinh hoạt toàn lưu vực. Tổng lượng nước thải của toàn lưu vực là

210.000 m /ngày đêm (chiếm 41%). Trong đó lượng nước thải sinh hoạt đổ vào sông Tô Lịch là 33%, sông Kim Ngưu là 27,5%, sông Sét là 14%, sông Lừ là 12%; với hàm lượng các chất dinh dưỡng, BOD5, COD và cặn lơ lửng khá cao (Trịnh Thị Thanh, 2006) [19].

- Lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang: Đây là một vùng hết sức đặc biệt và cũng là lưu vực lớn nhất và đông dân nhất với diện tích 39 ngàn km2 và gần 30 triệu cư dân. Phát triển kinh tế nơi đây đặt trọng tâm là nông nghiệp và chăn nuôi thuỷ sản. Vì đây không phải là một trọng điểm công nghiệp cho nên những vấn nạn môi trường không giống như tình trạng của 3 lưu vực kể trên. Nhưng việc khai thác nông nghiệp và thuỷ sản đã trở thành một vấn đề cần phải lưu tâm trong hiện tại việc ô nhiễm hoá chất do dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là kết quả của việc khai thác tối đa nguồn đất cho nông nghiệp. Đã có nhiều chỉ dấu cho thấy các hoá chất độc hại như DDT, Nitrat, hoá chất BVTV thuộc nhóm organo-phosphate, nguyên nhân của những mầm bệnh ung thư đã hiện diện trong nước. Thêm nữa, viễn cảnh nguồn nước ở

lưu vực này bị ô nhiễm Asen do việc đào trên 300 ngàn giếng để dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu cũng sẽ là một quốc nạn trong tương lai không xa. Việc khai thác chăn nuôi thuỷ sản trên sông, ngoài việc làm cản trở dòng chảy của sông, việc di chuyển trên sông sẽ khó khăn, mà còn là một vấn nạn môi trường không thể tránh khỏi. Từ thượng nguồn Châu Đốc, An Giang, cho đến tận Mỹ Tho, cá bè có thể bị chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm từ thượng nguồn do cá chết lây lan xuống hạ lưu.

Đến năm 2010 và năm 2015, dự báo lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp và các ngành nghề khác sẽ tiếp tục tăng mạnh. Do đó, môi trường nước mặt ở lưu vực các con sông trên sẽ ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là các vùng trọng điểm, các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề. Mặt khác, Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg và 256/2003/ QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát môi trường đến năm 2010 và phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năn 2020 đã đưa ra các mục tiêu cụ thể để làm giảm mức độ gia tăng ô nhiễm môi

trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư, làng nghề.

Phát triển kinh tế không đi đôi với bảo vệ môi trường, kết quả tất yếu là tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp và cường độ ô nhiễm ngày càng tăng lên. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường cũng đã kêu gọi các địa phương cứu lấy các con sông trước khi quá muộn, đừng để như trường hợp của sông Đáy và sông Tô Lịch. Nếu như chúng ta không có những biện pháp thích đáng thì tương lai là những dòng sông Việt Nam trở nên những dòng sông chết cũng như việc phát triển sẽ bị ảnh hưởng vì môi trường không thể tiếp nhận thêm nguồn nước thải được nữa. Những việc cần làm để có thể cứu vãn tình hình cần được triển khai nhanh chóng, một trong những nhiệm vụ đó là việc đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm môi trường nước sông là rất cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

2.3.2.2. Thực trạng ô nhiễm nước mặt do nước thải

Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2004) [14], tình trạng ô nhiễm nước rõ nhất ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh, Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng và các thành phố, thị xã khác. Hầu hết các sông, hồ, kênh, mương nội thị đều bị ô nhiễm nước ở mức báo động. Một số kênh mương, sông nhỏ mặt nước có màu đen và bốc mùi hôi thối như sông Tô Lịch, Kim Ngưu ở Hà Nội, các kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Bộ Tài nguyên & Môi trường (2010) [1], ở một số vùng đô thị, khu công nghiệp điển hình, nguồn nước tại nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo các thông số TSS, BOD5, COD đều vượt từ 5 - 10 lần tiêu chuẩn cho phép, thậm chí tới 20 lần. Hàm lượng BOD5 và NH4+ (tính theo N) quan trắc tại các sông vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 - 3 lần; hàm lượng chất rắn lơ lửng đo tại các sông và kênh rạch chính vượt tiêu chuẩn từ 1,5 - 2,5 lần; chỉ số Coliform tại một số sông lớn cũng vượt tiêu chuẩn từ 1,5 - 6 lần.

Tại vùng trung và hạ lưu sông Cầu, nước mặt hiện đang bị ô nhiễm cục bộ, có nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, đoạn sông Cầu chảy qua khu vực khu gang thép Thái Nguyên, giá trị các

thông số SS, BOD5, COD đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 08 : 09 loại A) từ 2 - 3 lần và nước sông có mùi dầu cốc rõ rệt.

- Cũng tương tự tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy, chất lượng nước của nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm. Không những thế, xu hướng ô nhiễm nước sông trong khu vực ngày càng gia tăng. Nước sông Nhuệ bị ô nhiễm chủ yếu do tiếp nhận nước thải từ sông Tô Lịch, các giá trị COD, BOD5 đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần. Đặc biệt là vào mùa khô, khi không có nguồn nước sông Hồng đổ vào pha loãng nên ở nhiều khúc sông có mùi tanh, màu đen, váng, cặn lắng. Tại các con sông trong nội thành Hà Nội, các thông số đo được đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép đối với tiêu chuẩn nước mặt (TCVN 08 : 09, loại B), thậm chí còn vượt cả tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sinh hoạt (TCVN 08 : 09 , mức IV). Kết quả đợt quan trắc cuối năm 2008 cho thấy, giá trị DO đạt rất thấp, giá trị COD vượt 7 - 8 lần, BOD5 vượt quá 7 lần. Hiện sông Đáy bị ô nhiễm cục bộ với một mức độ ngày càng gia tăng, đặc biệt nước sông còn chịu ảnh hưởng của ô nhiễm sông Nhuệ, chất lượng nước sông diễn biến phức tạp và mức độ ô nhiễm ở

từng đoạn là rất khác nhau trong khu vực như: sông Tích, sông Châu Giang, sông Hoàng Long,… cũng có xu hướng suy giảm chất lượng nước do tiếp nhận nước thải sinh hoạt và sản xuất của các khu dân cư.

- Ở phía Nam, lưu vực sông Đồng Nai trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh, do đó chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn tác động trên toàn lưu vực. Đặc biệt là vùng hạ lưu, nhiều sông đã bị ô nhiễm trầm trọng, trong đó có đoạn sông đã trở thành sông “chết”. Đáng chú ý là tại sông Đồng Nai, đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 08 : 09 đối với nguồn loại A; chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần, giá trị ôxi hóa học vượt tiêu chuẩn 1,8 - 2,8 lần trong khi đó giá trị ôxi hòa tan lại thấp dưới ngưỡng cho phép nhiều lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không chỉ có sông Đồng Nai, hệ thống sông Sài Gòn cũng bị ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh vật và một số nơi có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, hàm lượng N-, NH4+ vượt gần 30 lần tiêu chuẩn, hàm lượng dầu đo được dao động trong khoảng 0,03 mg/lít, trong khi tiêu chuẩn quy định không cho phép dầu hiện diện trong

nguồn nước dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt. Cũng tại khu vực này, vi sinh vật (Coliform) ở mức cao, vượt từ 3 - 168 lần tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm nhất trong lưu vực là sông Thị Vải, nơi có một đoạn sông “chết” dài trên 10 km. Nước bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối kể cả khi thủy triều lên và xuống, hàm lượng thủy ngân tại khu vực cảng Vedan, cảng Mỹ Xuân vượt 1,5 - 4 lần, kẽm vượt 3 - 5 lần tiêu chuẩn cho phép loại B.

Bên cạnh đó, ô nhiễm nước mặt tại các kênh rạch nội thành Hồ Chí Minh hiện đang trở thành một vấn đề nổi cộm. Nhiều kênh rạch trong thành phố đã trở thành kênh nước thải, giá trị BOD5 vượt 5 - 16 lần tiêu chuẩn cho phép loại B, giá trị DO xấp xỉ bằng 0, tình trạng này kéo dài suốt nhiều năm qua cho thấy đây thực sự là hệ thống kênh chết không còn khả năng tự làm sạch. Trên suốt chiều dài kênh không khí hai bên bờ sông bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi mùi hôi thối bốc lên từ lòng kênh, một số đoạn có hiện tượng tắc nghẽn do lượng rác thải ứ đọng quá nhiều.

Qua tình trạng ô nhiễm các dòng sông trên cho thấy, nếu không có các biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý, thì trong những năm tới thì nước thải đổ vào các dòng sông sẽ tăng mạnh lúc đó sẽ đặc biệt nguy hại tới sức khỏe con người

2.3.2.3. Thực trạng công tác thoát nước và xử lý nước thải

a. Thực trạng thoát nước thải

Một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng lượng nước thải ở các tỉnh/ thành phố trong cả nước. Hệ thống thoát nước ở các đô thị nước ta đều là hệ thống thoát chung cho cả thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt, thoát nước thải công nghiệp và không được xử lý trước khi đổ thải vào nguồn nước. Tỷ lệ dân số được sử dụng các hệ thống thoát nước tại các trung tâm đô thị còn thấp, vào khoảng 50 - 60% ở thành phố Hồ Chí Minh, 35 - 40 % tại Hà Nội và Hải Dương, thậm chí còn thấp hơn nữa ở các đô thị nhỏ (Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, 2004) [14].

b. Thực trạng xử lý nước thải

Theo thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường năm 2005 [8], chỉ có khoảng hơn 4,6% nước thải công nghiệp

được xử lý đạt tiêu chuẩn, hầu hết nước thải chưa được xử lý và trên một ngàn bệnh viện với mỗi ngày thải ra hàng ngàn m3 nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường.

Theo kết quả của Bộ Tài nguyên & Môi trường (2006) [1] sau khi tiến hành thanh tra và kiểm tra đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; cho thấy có tới 90% số doanh nghiệp không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn xả thải ra môi trường, 73% số doanh nghiệp xả nước thải không đạt tiêu chuẩn do không có công trình và thiết bị xử lý nước thải, 60% số công trình xử lý nước thải sinh hoạt vận hành không đạt yêu cầu.

Nước thải sinh hoạt đô thị thường chứa 80 - 90% tổng lượng nước thải đô thị, đều chưa được xử lý hoặc xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại ở từng gia đình, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ở thành lớn như Hà Nội, theo số liệu điều tra của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp (CEETIA) năm 1994, tỷ lệ số hộ có hố xí tự hoại ở phường Hàng Đào là 96,6%, phường Bách Khoa là 96,3%, tỷ lệ số hộ dùng hố xí thùng và hố xí 2 ngăn ở phường Hàng Đào là 3,4% và phường Bách Khoa là 3,7%. Đền năm 1997 tỷ

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải tại thành phố Thái Nguyên (Trang 32 - 48)