Ảnh hưởng của nước thải tới chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải tại thành phố Thái Nguyên (Trang 105 - 109)

- Pb: Hàm lượng P bở vị trí 1 vượt mức giới hạn cho phép so

4.2.3. Ảnh hưởng của nước thải tới chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

địa bàn thành phố Thái Nguyên

* Đối với nước mặt

Từ lâu, sông Cầu đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người qua thơ, ca, nhất là người dân các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Nguyên và Hà Nội thuộc lưu vực sông này. Vẻ đẹp và nguồn lợi từ nhiều phía mà nó mang lại không ai có thể phủ nhận, nhưng thực tế lưu vực này đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Lưu vực sông Cầu có diện tích 6.030km2 và là một trong những lưu vực sông lớn của nước ta có tổng chiều dài các nhánh sông khoảng 1.600km. Với 3 vùng sinh thái: Đồng bằng, trung du và miền núi, tổng lượng nước trên lưu vực khoảng 4,5 tỷ m3/năm, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã

hội, đặc biệt các địa phương trên lưu vực. Vậy mà chất lượng nước ở hầu hết các địa phương đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng là nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt. Nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu của lưu vực đang bị ô nhiễm cục bộ bởi một số chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng (SS) và dầu mỡ. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải tôi đã tiến hành thu thập số liệu tại một số điểm quan trắc là:

Vị trí 1: Suối Xương Rồng Vị trí 2 : Suối Mỏ Bạch

Bảng 4.11. Nồng độ các chất ô nhiễm trong mẫu phân tích nước mặt tại một số điểm trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên Chất ô nhiêm Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTMNT Vị trí 1 Vị trí 2 B1 B2 pH - 6,8 7,6 5,5 - 9 5,5 - 9 BOD5 mg/l 9,2 7,4 15 25 COD mg/l 17 17 30 50 TSS mg/l 22,5 6,1 50 100 SO42- mg/l <0,04 <0,04 - - Coliform MNP/100ml 6000 6000 7500 10000

(Nguồn: Trung tâm quan trắc và Công nghệ môi trường)

Qua kết quả phân tích tại bảng 4.11 cho thấy nước mặt tại trên địa bàn thành phố đã và đang có nguy cơ ô nhiễm gây hậu quả không tốt tới môi trường. Cụ thể:

- pH: Cả 2 vị trí vẫn ở trong giới hạn cho phép ở mức B1

- BOD5: Hàm lượng BOD5 vượt giới hạn cho phép rất nhiều. Cụ thể tại vị trí 1 vượt mức B1 là 0,61 lần và vượt B2 là 0,36 lần. Còn tại vị trí 2 là 0,5 lần so với mức B1.

- COD: Tại 2 vị trí đều cho kết quả như nhau và trong giới hạn cho phép ở mức B1

- TSS: Tại 2 vị trí đều cho kết quả trong giới hạn cho phép ở mức B1.

- SO42-: Tại 2 vị trí đều ở trong giới hạn cho phép ở mức B1

- Coliform: Tại 2 vị trí ta thấy kết quả phân tích là như nhau và đều nằm trong giới hạn cho phép ở mức B1 và B2.

Không chỉ tác động đến nước mặt mà nguồn nước thải này còn tác động tới môi trường nước ngầm. Kết quả quan trắc tại một số vị trí như sau:

Vị trí 1 : Tại Xí nghiệp luyện Kim màu II

Vị trí 2 : Tại Công ty CP luyện cán thép Gia Sàng

Bảng 4.12. Nồng độ các chất ô nhiễm trong mẫu phân tích nước ngầm tại một số điểm trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên ST T Chỉ tiêu Đơn vị Vị Trí QCVN 09:2008/BTNM Vị trí 1 Vị trí 2 1 pH - 6,7 5,2 5,5-8,5 2 Độ cứng mg/l 45 48 500 3 TDS mg/l 38 50,1 - 4 As mg/l <0,005 0,006 0,05 5 Cd mg/l <0,000 5 0,000 6 0,005 6 Pb mg/l <0,005 0,007 8 0,01 7 Mn mg/l 0,275 <0,02 0,5 8 Fe mg/l 0,36 0,905 5 9 Colifor MPN/100m Không <1 3

m l

phát hiẹn

(Nguồn: Trung tâm quan trắc và Công nghệ môi trường)

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn nước ngầm nơi đây đã bắt đầu có dấu hiệu ảnh hưởng của sự ô nhiễm nhưng vẫn ở trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên cần có các biện pháp kịp thời để bảo vệ và nâng cao chất lượng nguồn nước này.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải tại thành phố Thái Nguyên (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w