KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 72 - 74)

2002 2003 2004 2015 Họ bướm Mắt rắn Satyridae

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

1. Thảm thực vật ở các sinh cảnh nghiên cứu ở năm 2015 sau khi mở đường đã có sự thay đổi so với thảm thực vật ở các sinh cảnh nghiên cứu ở những năm 2002 - 2004 trước khi mở đường đã ảnh hưởng đến thành phần và sự phong phú của các loài bướm thuộc tổng họ bướm Phượng ở cả 3 loại sinh cảnh nghiên cứu của năm 2015 so với các năm 2002 - 2004:

- Sinh cảnh cây bụi, cỏ và cây nông nghiệp: Phần lớn các họ bướm suy giảm số lượng cá thể, trừ họ bướm Cải Pieridae gia tăng số lượng cá thể. Năm 2015 có chỉ số đồng đều (0,86) và chỉ sô đa dạng (3,7) đều cao hơn các năm 2002 - 2004.

- Sinh cảnh rừng thứ sinh: Năm 2015 có chỉ số đồng đều (0,81) và chỉ sô đa dạng (3,42) đều cao hơn các năm 2002 - 2004.

- Sinh cảnh rừng kín tự nhiên: Năm 2015 có chỉ số đồng đều (0,74) và chỉ sô đa dạng (3,09) đều cao hơn các năm 2002 - 2004.

- Ở các sinh cảnh có rừng (rừng thứ sinh, rừng kín tự nhiên) phần lớn các loài gia tăng số lượng cá thể ở năm 2015 so với các năm 2002 - 2004. Riêng họ bướm Mắt rắn Satyridae và bướm Rừng Amathusiidae có sự suy giảm mạnh số lượng cá thể.

2. Trảng cỏ cây bụi có tính đa dạng cao nhất và rừng kín tự nhiên có tính đa dạng về bướm thấp nhất. Rừng kín tự nhiên khi rừng bị tác động dẫn đến các loài bướm rừng là những loài hẹp sinh thái chỉ sống ở sinh cảnh rừng ban đầu có số lượng ít đã giảm đi đáng kể. Rừng kín tự nhiên tuy có tính đa dạng về bướm thấp, nhưng là nơi quan trọng để duy trì sự tồn tại của các loài bướm đặc hữu sống ở sinh cảnh không bị tác động. Do đó cần có biện pháp bảo tồn chúng.

2. KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị các tác giả sau tiếp tục nghiên cứu để thấy rõ sự biến động số lượng và khả năng phục hồi của thực vật cũng như các loài bướm hẹp sinh thái.

2. Đề nghị sử dụng số liệu nghiên cứu để bảo tồn một số loài có nguy cơ bị đe dọa. Tuyên truyên, vận động bảo vệ rừng kín tự nhiên nơi ở của các loài bướm rừng . Ngoài ra, cần xây dựng trang trại, vườn bướm ở Tam Đảo để phục vụ cho việc tham quan, học tập, nghiên cứu và bảo tồn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 72 - 74)