Thực vật Tam Đảo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 25 - 27)

Theo kết quả điều tra của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) cho thấy ở Tam Đảo có 8 loại rừng và thực bì khác nhau, mà mỗi kiểu rừng đó thường đại diện cho một loại hình lập địa và tương ứng có một tổ thành loài cây nhất định như:

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán và những loài cây có giá trị kinh tế như: Chò chỉ (Shorea chinensis), Giổi (Michelia

spp.), Re (Cinamomum spp.), Trường mật (Pavviesia annamensis) …

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: kiểu rừng này phân bố từ độ cao 800m trở lên và trong quần hệ thực vật của kiểu rừng này không còn các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Thực vật ở đây gồm các loài trong họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae) … Từ độ cao 1000m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành Hạt trần như: Thông nàng (Dacrycarpus imbrricatus), Pơ mu (Fokieria hodginsii), Thông tre (Podocarpus neriifolicy), Kim giao (Nageia fleuryi) … Dưới tán kiểu rừng này thường có các loài như: Vầu đắng, Sặt gai. Các loài cây bụi thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), Đơn nem (Myrsiraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) …

xanh mưa ẩm á nhiệt đới vùng núi thấp mà thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ Thích (Aceraceae) … Kiểu rừng này xuất hiện ở các đỉnh núi cao khoảng 1000m trở lên.

- Rừng tre nứa: ở Vườn Quốc gia Tam Đảo rừng tre nứa không có nhiều (khoảng gần 900 ha) và thường phân bố ở độ cao trên 800 m, có các loài tiêu biểu là: Vầu, Sặt gai ở độ cao 500, 800m là cây Giang và dưới 500m là Nứa.

- Rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác: Trước khi thành lập Vườn Quốc gia Tam Đảo, rừng ở đây chỉ được bảo vệ từ độ cao 400m trở lên, dưới 400m là rừng kinh tế, nên rừng ở đây các lâm trường đã khai thác gỗ với cường độ cao và một phần diện tích ở đây được dân làm nương rẫy. Ngày nay diện tích này được bảo vệ phục hồi rừng với các loài cây: Dung (Symplocos sp.), Màng tang (Litsea cubeba), Dền (Xylopia vielana), Ba soi (Macarauga denticulata)...

- Rừng trồng: Rừng trồng ở Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc, loài cây chủ yếu của thời kỳ này là Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana), Lim xanh (Erythropholenm fordii). Sau này được trồng thêm các loài: Bạch đàn, Keo, thông Caribee và một số loài cây bản địa có nguồn gốc tại Tam Đảo.

- Trảng cây bụi: Loại này thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh sáng, điển hình là: Thẩu tấu (Aporosa dioica), Thổ mật (Bridelia tomentosa), Thao kén (Helicteres sp.), Me rừng (Phyllanthus embrica)…

- Trảng cỏ: Loại này được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hoá mạnh và được phân ra thành 2 loại hình: trảng cỏ cao, có chiều cao khoảng 2m và mọc thành từng bụi như: Lách (Saccharum spontaneum), Cỏ chít (Thysamolema maxima), Cỏ Lào (Chromolaena odorata) … Trảng cỏ thấp, gồm các loài cỏ thấp dưới 2m, mọc thành thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác, điển hình là Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), Cỏ sâu róm (Setaria viridis)…

Nhìn chung hệ thực vật Tam Đảo khá phong phú và phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau từ trảng cỏ, cây bụi đến các loài cây gỗ trên núi đá với khoảng 2000 loài thực vật.

1.5. Dân số

Năm 2010 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 71.528 người, mật độ dân số trung bình là 303 người/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 41,9%. So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùng đồng bằng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 25 - 27)