Đa dạng, phong phú của các loài bướ mở cả 3 sinh cảnh nghiên cứu trong năm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 68 - 72)

2002 2003 2004 2015 Họ bướm Mắt rắn Satyridae

2.2.4. Đa dạng, phong phú của các loài bướ mở cả 3 sinh cảnh nghiên cứu trong năm

trong năm 2015

Số lượng cá thể và số loài ở các sinh cảnh trong năm 2015 được thể hiện ở bảng 22 và hình 16.

Số lượng cá thể các loài cao nhất ở rừng kín tự nhiên (348 cá thể) sau đó đến rừng thứ sinh (280 cá thể) và thấp nhất ở cây bụi và cỏ (187 cá thể). Tuy nhiên, xét về số loài thì ngược lại ở sinh cảnh cây bụi và cỏ là cao nhất (73 loài) sau đó đến rừng thứ sinh (70 loài) và thấp nhất ở rừng kín tự nhiên (66 loài). Như vậy, trong 3 sinh cảnh nghiên cứu thì sinh cảnh cây bụi, cỏ và cây nông nghiệp có sự đa dạng cao về thành phần các loài bướm nhưng lại có độ phong phú về số lượng cá thể thấp nhất, sinh cảnh rừng kín tự nhiên có số cá thể các loài cao nhất nhưng số loài lại ít nhất.

Bảng 22. Số lượng cá thể và số loài ở các sinh cảnh trong năm 2015

Số cá thể/ số loài Cây bụi và cỏ Rừng thứ sinh Rừng kín tự nhiên

Số cá thể các loài (N) 187 280 348

Hình 16: Số lượng cá thể và số loài ở các sinh cảnh trong năm 2015

Số lượng cá thể trong các họ giữa các sinh cảnh được mô tả trong bảng 23 và hình 17. Ở sinh cảnh cây bụi và cỏ thì họ bướm Cải có số lượng nhiều hơn so với sinh cảnh rừng thứ sinh và rừng tự nhiên vì đây là loài ưa khoảng trống, cây cỏ và cây nông nghiệp (Su su). Ở sinh cảnh rừng tự nhiên họ bướm Phượng, họ bướm Giáp và họ bướm Đốm nhiều hơn ở hai sinh cảnh còn lại do sinh cảnh rừng tự nhiên sau khi mở đường thay đổi nhiều nhất tạo ra nhiều khoảng trống và cây bụi nhất nên số lượng cá thể tăng nhanh. Nhìn chung ở cả ba sinh cảnh họ bướm Rừng và họ bướm Ngao có số lượng rất ít do các loài trong 2 họ này là những loài hẹp sinh thái sống chủ yếu ở sinh cảnh rừng nên khi rừng bị cắt mở đường tạo khoảng trống thì chúng bị suy giảm do mất sinh cảnh.

Bảng 23. Số lượng cá thể trung bình các họ ở các sinh cảnh năm 2015

STT Họ

Số cá thể trung bình ở các sinh cảnh

CB RTS RTN

1 Họ bướm Phượng Papilionidae 12 29.5 43.5

2 Họ bướm Cải Pieridae 65 58 49

3 Họ bướm Đốm Danaidae 28.5 34.5 61.75

4 Họ bướm Mắt rắn Satyridae 19 26 25

5 Họ bướm Rừng Amathusiidae 3 6.5 5

6 Họ bướm Giáp Nymphalidae 45.5 104 156.5

7 Họ bướm Ngao Riodinidae 0.5 1 0

8 Họ bướm Xanh Lycaenidae 13 20 7.25

Tổng 186.5 279.5 348

Hình 17: Số lượng cá thể các họ ở các sinh cảnh năm 2015

Bảng 24 cho thấy chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều của các loài bướm ở sinh cảnh cây bụi, trảng cỏ là cao nhất, tiếp đến sinh cảnh rừng thứ sinh và sinh cảnh rừng kín tự nhiên có chỉ số đa dạng và chỉ số đồng đều thấp nhất. Một khu vực có số cá thể nhiều (rừng kín tự nhiên) chưa hẳn nơi đó có tính đa dạng cao. Chỉ số đa dạng cao khi mà số lượng cá thể, số lượng loài và tỷ lệ về số lượng cá thể của các loài ngang nhau. Chỉ số đa dạng là một chỉ tiêu có thể đánh giá được tính đa dạng về khu hệ động, thực vật của một khu vực.

Bảng 24. Chỉ số đa dạng các loài bướm ở các sinh cảnh năm 2015

Năm S N d J’ H’

CB 73 187 13,77 0,86 3,70

RTS 70 280 12,07 0,81 3,42

RTN 66 348 11,11 0,74 3,09

Chú thích: S: số lượng loài N: số lượng cá thể

d: chỉ số phong phú J’: chỉ số đồng đều H’: chỉ số đa dạng

Tóm lại, rừng kín tự nhiên có tính đa dạng về loài bướm thấp nhất, ở trảng cỏ và cây bụi có tính đa dạng cao nhất. Rừng kín tự nhiên tuy có tính đa dạng về bướm thấp, nhưng là nơi quan trọng để duy trì sự tồn tại của các loài bướm đặc hữu sống ở sinh cảnh không bị tác động đó là các loài thuộc họ bướm Rừng và họ bướm Mắt rắn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 68 - 72)