Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 27 - 29)

- Về số lượng: Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo là 23.587,62 ha. Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42ha chiếm 82,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374,07 ha, chiếm 18,54% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35 ha, chiếm 61,97%. Trong đất nông, lâm, thủy sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 22,99%, trong khi đất lâm nghiệp chiếm 77,01%. Trong 14.618,35 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chỉ có 1.752,28 ha, đất rừng phòng hộ có 537,66 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.328,41 ha. Đây là tiềm năng quý, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề bảo vệ trong phát triển kinh tế.

Trong tổng 4.472,02 ha đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng của Huyện có 2.277,33 ha, chiếm 9,65 % đất tự nhiên và 50,92% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong diện tích đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mới có 209,34 ha và khả năng mở rộng còn lớn, vì diện tích đất nằm ở trung tâm huyện và đất ven các khu giao thông, đất xây dựng các công trình du lịch còn nhiều. Đất ở có 424,02 ha, trong đó đất ở đô thị mới có 4,3 ha, chiếm 1,02% đất ở toàn huyện. Đất chưa sử dụng

còn 95,18 ha, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 73,4 ha, đất bằng chưa sử dụng 20,56 ha, núi đá không có rừng cây là 1,82 ha.

- Về chất lượng: Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính như đất đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lượng đất đai của Tam Đảo không thuộc loại cao. Đất đồi núi tuy hàm lượng mùn cao, nhưng địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi. Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không được bồi đắp nên độ màu mỡ tự nhiên kém. Năng suất cây trồng không cao. Tình trạng chất lượng đất đai trên đặt ra các vấn đề trong sử dụng như: cần đầu tư trong thâm canh sử dụng đất trong nông nghiệp. đầu tư cải tạo mặt bằng, xây dựng các nền móng vững chắc trong xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình sản xuất phi nông nghiệp, dân dụng.

Chương 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 27 - 29)