Sinh cảnh năm 2014-

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 30 - 36)

Sinh cảnh dọc các tuyến nghiên cứu thay đổi nhiều so với các năm 2002 - 2004. Lý do có sự thay đổi này là các tuyến điều tra dọc theo đường mòn khu vực cây bụi đến rừng thứ sinh, rừng tự nhiên dưới tán rừng năm 2002 - 2004 không thay đổi; năm 2005, tuyến đường mòn dưới tán rừng này

được mở rộng thành đường cấp phối lớn (ô tô 16 chỗ đi được, chiều ngang đường 3-3,5m). Khi mở đường, thảm thực vật hai bên đường bị chặt với mỗi bên đường khoảng 2-3m. Thảm thực vật bị khai quang, tán rừng trống trải, gần như mở hoàn toàn. Từ đó, nhiều loài thực vật ưa sáng, mọc nhanh xuất hiện. Các loại cỏ và cây bụi cũng xuất hiện. Thực vật hai bên đường mang tính chất của thảm cỏ, cây bụi hơn là rừng thứ sinh, rừng tự nhiên. Phía bên trong, các loài cây gỗ nhỏ và vừa vừa vẫn còn sót lại, vì vậy, tuy thành phần các loài thực vật chính không thay đổi nhiều, thành phần thực vật, điển hình là các loài ưa sáng, mọc nhanh hai bên đường và nhất là tán rừng thay đổi nhiều.

Sinh cảnh cây bụi và cỏ(Ảnh 1, 1a):

Tuyến này thời điểm trước năm 2005 (2002 - 2004), chủ yếu là cây bụi và các loại cỏ. Khảo sát năm 2014 và 2015 thấy nhiều diện tích cây bụi và cỏ trước đây được thay thế bằng đất trồng Su su dọc hai bên đường. Bề mặt đường được trải nhựa, hai bên một số loại cỏ phát triển, như Cỏ sữa (Euphobia thymifolia), Cỏ lá tre (Centotheca lappaceae), Cỏ cau (Centotheca sp.), Cỏ bông (Eagross unionoides), Cỏ tranh (Imperata cylindryca), Lau (Saccharum arundidinaceum). Trong đó, Su su là chủ yếu mà trước đấy (trước năm 2005) không có ở khu vực này.

Sinh cảnh rừng thứ sinh (Ảnh 2, 2a, 2b):

Thảm thực vật là rừng thứ sinh tác động, bao gồm cây gỗ nhỏ, cây bụi và cỏ hai bên đường mở rộng, một số loài thực vật ưa sáng mọc nhanh phát triển mạnh, tạo thành thảm thực vật chính hai bên đường, điển hình là Mần tang (Litsea cubeba), Tần Trung Quốc (Fraxinus chinensisi), các loại cỏ như Cỏ sữa (Euphobia thymifolia), Cỏ lá tre (Centotheca lappaceae), Cỏ cau (Centotheca sp.), Cỏ bông (Eagross unionoides), Cỏ tranh (Imperata cylindryca), Lau (Saccharum arundidinaceum) cũng phát triển ở các khu đất trống hai bên đường.

Phía trong, các loài cây chủ yếu là Dẻ bột (Castanopsis fissa), Cà ổi lá đỏ (C. hytrix), Sồi lá tre (Quercus bambusaefolia) họ Đậu (Fagaceae); Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Bời lời ba vì (Litsea baviensis), Kháo lá to (Machilus grandifolia), Bời lời (Litsea lencilimba), Bời lời lá mọc (L. verticillata) họ Long não (Lauraceae); Ngọc lan (Manglonia sp.) họ Ngọc lan (Magnoliaceae); Hoa tiên (Asarum maximum) họ Biến hoa (Aristolochiaceae); Đỏm long (Bridelia monoica) họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); Sòi tía (Sapium discolor), Bướm bạc (Musaenda dehiscen), Gáo (Anthocephalus indicus), Hoắc quang (Wendlandia paniculata) họ Cà phê (Rubiaceae); Ba bét (Mallotus cochinchinesis) họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); Cà ổi lá đỏ (Castanopsis hytrix), Dẻ bột (C.cerebrina) họ Đậu (Fagaceae); Mỡ Hải Nam (Manglietia hainamensis) họ Ngọc lan (Magnoliacea); Chân chim tám lá chét (Scheffera octophylla) họ Nhân sâm (Araliaceae); Chè gân lông (Camellia pubicosta), Trà hoa đỏ (C.rubiflora), Chè đuôi (C.caudata) họ Chè (Theaceae); Cứt ngựa (Cylindrokelupha sp) họ Trinh nữ (Mimosaceae); Ngát vàng (Gironniera subacqualis) họ Sến (Ulmaceae); và Thích ba thùy (Acer wilson) họ Thích (Aceraceae).

Sinh cảnh rừng kín tự nhiên (Ảnh 3):

Trước khi mở đường, năm 2005, sinh cảnh này gồm các loại cây gỗ nhỏ đến nhỡ xen lẫn tre trúc (sặt), điển hình làcác loại: Sồi phẳng (Castanopsis fissa), Cà ổi đỏ (C. hytrix), Sồi lá tre (Quercus bambusaefolia) họ Đậu (Fagaceae); Ngọc lan (Manglonia sp.) họ Ngọc lan (Magnoliaceae); Bướm bạc (Musaenda dehiscens), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Gáo (Anthocephalus indicus) họ Cà phê (Rubiaceae); Mua (Melastoma spp) họ Mua (Melastomaceae); Xoan đào (Pygeum arboretum), Mâm xôi (Rubus alaefolius) họ Hoa hồng (Rosaceae); Ngõa khỉ (Ficus vulga), Sung (Ficus sp.) họ Dâu tằm (Moraceae); Bời lời ba vì (Litsea baviensis), L. lencilimba, Bời lời lá mọc vòng

(L. Verticillata), Kháo lá to (Machilus grandifolia), Re Bắc Bộ (Cinnamomun tonkinensis) họ Long não (Lauraceae); Ba bét Nam Bộ (Mallotus cochinchinensis), Sòi tía (Sapium discolor), Bùng bục (Mallotus barbatus), Lá nến (Macaranca denticulata) họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); Chuối hoa rừng (Musa cocinea) họ Chuối (Musaceae); Mâm xôi (Rubus alaefolius) họ Hoa hồng (Rosaceae); Thích (Acer wilson) họ Thích (Aceraceae); Trúc (Indosasa

spp.) họ Lúa (Poaceae). Đây cũng là những loài thực vật hiện có ở phía trong hai bên đường dọc tuyến điều tra sinh cảnh rừng tự nhiên.

Cũng như ở sinh cảnh rừng thứ sinh, sau khi đường mới mở, thực vật hai bên đường bị cắt, tán rừng mở. Các loài thực vật ưa sáng mọc nhanh phát triên, điển hình Mần tang (Litsea cubeba), Tần Trung Quốc (Fraxinus chinensisi), các loại cỏ như Cỏ sữa (Euphobia thymifolia), Cỏ lá tre (Centotheca lappaceae), Cỏ cau (Centotheca sp.), Cỏ bông (Eagross unionoides), Cỏ tranh (Imperata cylindryca), Lau (Saccharum arundidinaceum) phát triển ở các khu đất trống hai bên đường.

So sánh sinh cảnh ở các tuyến điều tra, nghiên cứu năm 2014 và 2015 với năm 2004 thời gian trước khi làm đường (năm 2005), thực vật dọc các tuyến điều tra, từ khu vực cây bụi, rừng thứ sinh đến rừng tự nhiên thay đổi mạnh. Trong đó, thay đổi mạnh nhất là tán rừng. Tán rừng thứ sinh và rừng tự nhiên trước kia có độ che phủ khoảng 50-70%, nhưng hiện nay tán rừng gần như mở hoàn toàn. Thảm thực vật hai bên đường cũng thay đổi. Các loài cây gỗ dọc hai bên đường thay thế bằng các loài thực vật ưa sáng mọc nhanh, điển hình là Mần tang, Tần Trung Quốc, Cỏ sữa, Cỏ gà, Cỏ tranh, Cỏ cau, Cỏ lá tre, v.v. Khu vực cây bụi trước kia chủ yếu là cây bụi và cỏ, nhưng hiện nay Su su chiếm phần lớn diện tích hai bên đường tuyến điều tra khu vực cây bụi.

Các hình ảnh các sinh cảnh điều tra, nghiên cứu qua các thời gian. Hình ảnh một số loại sinh cảnh nghiên cứu bướm năm 2002 đến 2014-2015

Ảnh 1: Sinh cảnh cây bụi và cỏ năm 2003 (trái) và 2015 (phải)

Ảnh 2: Sinh cảnh rừng thứ sinh 2003 (trái) và 2015 (phải)

Ảnh 2a: Sinh cảnh rừng thứ sinh năm 2003 (trái) và năm 2015 (phải)

Ảnh 3: Sinh cảnh rừng kín tự nhiên năm 2003 (trái) và năm 2015 (phải)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 30 - 36)