Sinh cảnh năm 2004 (theo nghiên cứu của Vũ Văn Liên năm 2008 [12])

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 29 - 30)

[12])

Các tuyến điều tra được thiết lập ở các loại sinh cảnh khác nhau từ năm 2002 là: rừng kín tự nhiên, rừng thứ sinh nhân tác, cây bụi và trảng cỏ. Thảm thực vật khu vực nghiên cứu hầu như không thay đổi từ năm 2002 đến 2004. Trong thời gian này, chỉ có một số tác động nhỏ, như người dân địa phương lấy măng làm thực phẩm, chặt tre trúc làm giàn trồng Su su. Những tác động này không ảnh hưởng nhiều các sinh cảnh khu vực nghiên cứu.

Thành phần một số loài thực vật chính dọc các tuyến điều tra được mô tả năm 2002 - 2004. Tên các loài thực vật theo Phạm Hoàng Hộ (tái bản năm 1999-2000).

Sinh cảnh cây bụi và cỏ (Ảnh 1, 1a):

Sinh cảnh này nằm dọc theo đường mòn về phía tây thị trấn Tam Đảo. Thực vật chủ yếu là cây bụi và cỏ cao 1-2 m. Thực vật bao gồm các loài như Mâm xôi (Rubus alaefolius), Ngải dại (Artemisia vulgaris), Ké (Xanthium strumarium). Các loại cỏ như Cỏ sữa (Euphobia thymifolia), Cỏ lá tre (Centotheca lappaceae), Cỏ cau (Centotheca sp.), Cỏ bông (Eagross unionoides), Cỏ tranh (Imperata cylindryca), Lau (Saccharum arundidinaceum), và các loại cây họ Mua (Melastomaceae) và một số loài thực vật khác.

Sinh cảnh rừng thứ sinh (Ảnh 2, 2a, 2b):

Phía tây thị trấn Tam Đảo về phía chân đỉnh Rùng Rình. Rừng đã bị tác động vừa đến mạnh với các hoạt động như khai thác rừng, lấy măng và củi, v.v. đã diễn ra trong quá khứ cũng như hiện tại. Thực vật bao gồm cây gỗ nhỏ, sặt, cây bụi, một số cây gỗ lớn đã bị chặt. Tán cây cao 5-13 m, độ che phủ thảm thực vật rừng 60%. Thực vật điển hình bao gồm các loài như Sồi phẳng

(Castanopsis fissa), Dẻ gai (Castanopsis spp.) họ Dẻ (Fagaceae); Bướm bạc (Musaenda dehiscens), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Gáo (Anthocephalus indicus) họ Cà phê (Rubiaceae); Xoan đào (Pygeum arboretum), Mâm xôi (Rubus alaefolius) họ Hoa hồng (Rosaceae); Ngoã khỉ (Ficus vulga) họ Dâu tằm (Moraceae); Bời lời ba vì (Litsea baviensis), Kháo (Litsea spp.), họ Long não (Lauraceae); Chè (Camelia spp.) họ Chè (Theaceae); Ba gạc (Evodia lepta), Bưởi bung (Acronychia pedunculata) họ Cam quýt (Rutaceae); Thích (Acer wilson) họ Thích (Aceraceae).

Sinh cảnh rừng kín tự nhiên (Ảnh 3):

Rừng kín tự nhiên phía tây thị trấn Tam Đảo, gần chân đỉnh Rùng Rình. Thực vật rừng bao gồm cây gỗ nhỏ đến trung bình, đường kính 10-50 cm, một số nơi xen lẫn sặt. Chiều cao tán cây 8-15 m, độ che phủ thảm thực vật rừng 80%. Thực vật chủ yếu gồm các loài cây điển hình như: Bời lời (Litsea spp.), Kháo lá to (Machilus grandifolia), Kháo (Litsea spp.) họ Long não (Lauraceae); Trầu tiên (Asarum maximum) họ Mộc hương (Aristolochiaceae); Sòi tía (Sapium discolor), Bướm bạc (Musaenda dehiscens), Gáo (Anthocephalus indicus), Hoắc quang (Wendlandia paniculata) họ Cà phê (Rubiaceae); Giẻ gai (Castanopsis hytrix), Sồi bộp (Castanopsis cerebrina) họ Dẻ Fagaceae; Thường sơn (Dichroa fabrifuga) họ Hydrangeaceae; Chè (Camellia spp.) họ Chè (Theaceae); Cứt ngựa (Cylindrokelupha sp.) họ Trinh nữ (Mimosaceae); Thích (Acer wilson) họ Thích (Aceraceae).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM THỰC VẬT ĐẾN ĐA DẠNG LOÀI BƯỚM THUỘC TỔNG HỌ BƯỚM PHƯỢNG, BỘ CÁNH VẢY (Lepidoptera, Papilionoidea) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Trang 29 - 30)