bản thân
- Giáo dục kĩ năng nhận thức: Là tự nhận thức, tự đánh giá về bản thân. Nhận thức được các giác quan các bộ phận trên cơ thể, vị trí, vai trò của các giác quan, các bộ phận đó. Quan tâm tới sức khỏe bản thân, nhận thức ngay cả khi cơ thể đang bị ốm, mệt mỏi. Kĩ năng phân biệt điểm giống và khác nhau giữa bản thân và các bạn và biết chấp nhận sự khác biệt đó. Có khả năng nhận thức về giá trị, vị trí của mình trong gia đình, lớp và xa hơn là ngoài xã hội.
- Giáo dục kĩ năng xác định giá trị: Ngay từ tuổi mầm non cần giáo dục cho trẻ kĩ năng xác định giá trị đó là hình thành hành vi đạo đức cho trẻ. Giáo dục hành vi đạo đức là giáo dục cho trẻ biết vâng lời, ngoan ngoãn và có ý thức trách nhiệm trong công việc của mình. Giáo dục nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày, trong gia đình, ở lớp và ngoài xã hội. Giáo dục trẻ biết những việc nên và không nên để bảo vệ môi trường. Giáo dục trẻ thái độ đối với những việc làm sai trái hay những hoạt động sai trái. Giáo dục lòng tự trọng cho trẻ cũng là giáo dục những hành vi đạo đức. Giáo dục trẻ kĩ năng hoạt động tích cực và chủ động.
- Giáo dục kĩ năng giao tiếp: Giáo dục trẻ biết thể hiện suy nghĩ của mình và cảm xúc thông qua ngôn ngữ nói, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ… giáo dục trẻ biết giao tiếp thân thiện. Giáo dục trẻ biết cách giao tiếp và chấp nhận những cảm xúc có thể dẫn đến những thay đổi tích cực hơn.
- Giáo dục kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Đó là rèn luyện kĩ năng tự chủ ở trẻ. Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc của bản thân và có cách ứng xử phù hợp, đó là kiềm chế cơn dận dữ… dạy trẻ biết xin lỗi và nhận ra hành vi sai trái của mình.
- Giáo dục kĩ năng tự phục vụ: Đó là kĩ năng vệ sinh cá nhân như tự đánh răng, tự rửa mặt, tự mặc cởi quần áo, tự đi giầy, tự đi vệ sinh… Kĩ năng phục vụ trong ăn uống như: tự xếp bàn ghế, bát đĩa trước khi ăn, tự xúc ăn ở trường cũng như ở nhà. Giáo dục kĩ năng vệ sinh môi trường: tự dọn dẹp phòng, tự cất đồ chơi sau khi chơi song.
- Giáo dục kĩ năng đặt mục tiêu: Đó là mục tiêu trong học tập, trong khi chơi. Mục tiêu hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao, mục tiêu phấn đấu được vào lớp 1.
- Giáo dục kĩ năng ra quyết định: Biết nên hay không nên làm một việc gì đó có ảnh hưởng đến bản thân hay người khác. Giáo dục trẻ biết tư duy để nhìn nhận sự việc đúng hay sai từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Giáo dục nên hay không nên làm một việc gì đó để bảo vệ và cải tạo môi trường. Khả năng ngăn chặn những hành động xấu để gây hại môi trường. Giáo dục kĩ năng vứt rác đúng nơi quy định, không phá hoại cây cối, bẻ cành…
- Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích: Dạy trẻ kĩ năng tự bảo vệ khi chạy nhảy, chơi đùa. Dạy trẻ kĩ năng phòng tránh nguy cơ đứt tay do dùng dao kéo, phòng tránh nguy cơ chó mèo cắn, nguy cơ bị điện giật, phòng tránh nguy cơ bị đuối nước, phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn giao thông, phòng tránh tai nạn khi đi tàu xe, phòng tránh khi gặp nguy hiểm như khi có đám cháy, trong bóng tối, khi gặp người lạ… Giáo dục trẻ nhận biết tình huống nguy hiểm.
Trong nội dung giáo dục này có thể bổ sung nội dung giáo dục kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp nguy hiểm.
- Giáo dục kĩ năng thể hiện sự tự tin: Giáo dục trẻ biết tự tin về bản thân: tự tin về vóc dáng, tính cách, trí óc, tự tin thể hiện cảm xúc, tự tin đứng trước đám đông và tự tin khi giao tiếp.
- Dạy trẻ hoạt động tích cực và chủ động: Dạy trẻ thể hiện khả năng của bản thân: biết tôn trọng bản thân, phát huy những phẩm chất tốt đẹp, xây dựng tính cách cá nhân và phát triển tài năng của mình. Dạy trẻ kĩ năng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi một cách khoa học.
- Giáo dục kĩ năng thể hiện tình cảm: Thể hiện tình yêu thương đối với những người trong gia đình, bạn bè, cô giáo… dạy trẻ biết ơn, biết nhận ra lỗi của mình và biết xin lỗi.
- Giáo dục kĩ năng hợp tác: Giáo dục trẻ tính hợp tác với bạn bè, kĩ năng hợp tác trong vui chơi, trong học tập, trong các hoạt động thảo luận nhóm, biết lắng nghe và đưa ra ý kiến đóng góp vào hoạt động của nhóm.
* Rèn luyện kĩ năng cho trẻ 5 - 6 tuổi được thực hiện cụ thể qua 3 chủ đề nhánh:
Chủ đề nhánh 1: Tôi là ai? Chủ đề nhánh 2: Cở thể của tôi.
Chủ đề nhánh 3: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh?
Rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ thông qua chủ đề bản thân với mục đích giúp trẻ hiểu rõ hơn về bản thân mình, biết được giới tính của mình, biết được các bộ phận trên cơ thể mình rất quan trọng, không thể thiếu và chúng có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau.
Ví dụ: Nếu trẻ muốn đến trường đi học, vui chơi như các bạn thì trẻ phải đi bằng chính đôi chân của mình, khi vẽ hay nặn thì phải dùng tới đôi tay, khi múa phải kết hợp hài hòa giữa tay và chân
Trẻ biết mình là ai, biết mình ở vị trí nào để từ đó có kĩ năng tự nhận thức được giá trị của bản thân cũng như có kĩ năng tự phục vụ cho bản thân mình như:
- Dạy trẻ biết đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ và sau khi ăn: Tự lấy kem đánh răng, tự lấy bàn chải đánh răng, tự lấy khăn mặt, khi rửa mặt thì rửa hai mắt trước rồi mới đến trán, cằm… Dạy trẻ biết vệ sinh răng miệng là rất cần thiết vì nó có liên quan đến sức khỏe của mỗi người và cộng đồng.
- Dạy trẻ biết ăn uống một cách khoa học có văn hóa, lịch sự, ăn chín, uống sôi, khi thấy mùi lạ không được ăn, uống, không uống nước ngọt có pha nhiều phẩm màu, không ăn đồ ăn đã quá hạn sử dụng, đồ ăn ôi, thiu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trước khi ăn phải mời, khi ăn cầm thìa tay phải, tay trái giữ bát, tránh cầm thìa tay trái kẻo ảnh hưởng đến bạn xung quanh. Khi ăn không được phát ra tiếng, không vừa nhai cơm vừa nói chuyện. Trẻ biết được món mình đang ăn thuộc nhóm thực phẩm nào, cũng như tên gọi của các loại rau mà trẻ ăn. Qua đó giáo dục cho trẻ tấm lòng biết ơn các bác nông dân đã mang tới cho mình những bữa ăn thật ngon, giàu chất dinh dưỡng, giúp cho mình có thể cao lớn, khỏe mạnh và thông minh.
- Dạy trẻ biết đi đứng lịch sự đặc biệt là nơi công cộng, nơi đông người: Đi nhẹ nhàng, không lê quẹt giầy, dép, đi không phát ra tiếng mới là người có văn hóa. Khi đứng nên đứng hai chân song song, đứng khép chân, không đứng với vóc dáng ngông nghênh, nghịch ngợm.
- Dạy trẻ biết vệ sinh thân thể để tránh những bệnh truyền nhiễm giúp cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng những tác động không xấu từ môi trường. Giáo dục cho trẻ ý thức rằng điều đó không chỉ vì sức khỏe của mình mà còn vì mọi người xung quanh.
- Dạy trẻ biết cách chào hỏi đối với người lớn, biết sống vui vẻ, đoàn kết, chan hòa với mọi người xung quanh đặc biệt có tấm lòng nhân ái, cảm thông và vị tha đối với những người bất hạnh, kém may mắn, có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Từ đó sẽ bồi dưỡng cho tâm hồn trẻ một trái tim biết yêu thương.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN 2.1. Thực trạng kĩ năng sống của trẻ 5 - 6 tuổi
Để nắm vững được thực trạng kĩ năng sống của trẻ 5 - 6 tuổi tôi đã tiến hành khảo sát 60 trẻ 5 - 6 tuổi của trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên.
Bằng phương pháp quan sát, trò chuyện, tiếp xúc với trẻ và quan sát các hoạt động của cô và trẻ tại lớp và tổ chức các hoạt động để nắm được thực trạng kĩ năng sống của trẻ.