1 Tự tin về vóc dáng, tính
3.2.3. Tổ chức dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống
* Hoạt động học tập
Hoạt động học tập ở trường mầm non bao gồm rất nhiều các môn học giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ về các phương tiện, với mỗi môn học chúng ta có thể lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ sao cho hợp lý và hiệu quả.
- Rèn luyện kĩ năng sống thông qua môn học môi trường xung quanh. Trong nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, trẻ được học từ những sự vật hiện tượng gần gũi nhất, quen thuộc nhất trong cuộc sống đời thường đến các vật xa lạ. Những kiến thức đó bao quanh môi trường, từ thiên nhiên vô sinh đến thiên nhiên hữu sinh, môi trường nhân tạo, trong đó
nội dung dạy học được chia nhỏ ra thành các chủ đề. Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức về môi trường xung quanh thì việc dạy trẻ biết cách sống hài hòa với môi trường là hết sức quan trọng và cần thiết. Đó là dạy trẻ những kĩ năng sống với môi trường xung quanh. Nghĩa là:
Việc rèn luyện kĩ năng sống về môi trường, giáo viên cho trẻ khám phá môi trường xung quanh để lĩnh hội những kiến thức về môi trường xung quanh, có thể tổ chức cho trẻ quan sát, làm thí nghiệm thực nghiệm đơn giản như quá trính cây nảy mầm từ hạt, cây cần gì để lớn lên và tồn tại trong môi trường. Qua đó trẻ nhận biết được vai trò của không khí, ánh sáng, đất, nước. Những thứ đó không chỉ cần thiết với thực vật. động vật mà còn rất cần thiết đối với con người. Với môi trường nước trẻ học được các tính chất của nước tiến hành song song các thí nghiệm để trẻ thấy được các tác nhân làm ô nhiễm môi trường nước.
Từ đó, cần giáo dục cho trẻ kĩ năng bảo vệ và cải thiện môi trường xung quanh, đó là việc hình thành ở trẻ thái độ tốt với môi trường. Trẻ học về cây xanh sẽ biết kĩ năng bảo vệ cây xanh, học về quê hương đất nước, trường mầm non, được xem tranh ảnh ô nhiễm từ sân trường hè phố từ đó hình thành ở trẻ thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường, góp phần tạo nên một môi trường xanh sạch đẹp.
Đặc biệt khi dạy trẻ về chủ đề “bản thân”, trong chủ đề này giáo viên dạy cho trẻ làm quen với các bộ phận trên cơ thể mình. Thông qua đó giáo viên rèn luyện cho trẻ kĩ năng chăm sóc như: tự biết rửa mặt, rửa tay, vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó còn rèn luyện cho trẻ cả kĩ năng tự bảo vệ, dạy trẻ biết tự bảo vệ bản thân mình.
Ngoài ra, cần thúc đẩy trẻ tham gia các hoạt động có ích với môi trường xung quanh với những việc làm cụ thể, trẻ được học một số cách chăm sóc vật nuôi, cây cảnh trong gia đình, nhà trường, các hoạt động đó được tiến
hành thường xuyên. Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động đặt trẻ trong các trường hợp, các tình huống giả định và trẻ tìm cách giải quyết các vấn đề đó.
Ví dụ: Khi thấy nước chảy ra ngoài con sẽ làm gì? Khi ăn cơm, cơm vãi ra bàn, ra ghế con sẽ làm gì? Liệu cứ xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định thì có tốt không? Giúp trẻ nhận thức đúng và có các kĩ năng ứng xử phù hợp sẽ giúp trẻ bảo vệ cơ thể mình trước những tác động của môi trường xung quanh, biết giữ gìn vệ sinh các nhân, tránh khỏi những tác động bất ngờ không tốt cho sức khỏe của trẻ.
- Rèn kĩ năng sống thông qua các môn học khác:
+ Môn học Giáo dục thể chất: ngoài nội dung giúp trẻ vận động phù hợp có thể tích hợp các vận động cơ bản như: trẻ minh họa các động tác có lợi hay có hại cho môi trường
Ví dụ: Với các bài tập giúp trẻ khởi động cơ bắp có thể kết hợp các động tác cơ bắp như: gieo hạt, nhổ cỏ, tưới cây, hái quả…
+ Môn học tạo hình: dạy trẻ kĩ năng cắt, xé dán, gấp nặn, vẽ, thể hiện hiểu biết của mình về môi trường hoặc phản ánh lại nơi mình sống.
Ví dụ: Trẻ có thể xé dán hoặc vẽ những bức tranh về những con đường sạch đẹp, những con đường bẩn thỉu có nhiều rác thải và xác chết của động vật hoặc xé dán những hành vi thể hiện kĩ năng biết giữ gìn môi trường xung quanh như: vứt rác đúng nơi quy định. Cô giáo có thể giải thích cho trẻ hiểu về làm đồ chơi, đồ dùng học tập từ các nguyên liệu thiên nhiên sẵn có hoặc từ phế liệu…
+ Môn học âm nhạc: Âm nhạc được thể hiện thông qua các tiết học: nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc giúp trẻ hiểu được nội dung bài hát, bài múa thể hiện môi trường xung quanh, sạch đẹp, ca ngợi những việc làm có lợi cho môi trường.
Ví dụ: Với tiết học vận động theo nhạc, khi dạy trẻ bài “Cây xanh” trẻ hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài hát “cây xanh” từ đó có thái độ tích cực đối với môi trường.
Khi cho trẻ nghe nhạc bai hát “vì sao mèo rửa mặt” thông qua bài hát này giúp cho trẻ hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài hát từ đó giúp giáo dục cho trẻ kĩ năng biết tự chăm sóc bản thân mình, biết giữ cho cơ thể mình sạch sẽ.
+ Môn học phát triển ngôn ngữ: Thông qua các tiết học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, kể chuyện sáng tạo... trẻ không chỉ mở rộng vốn ngôn ngữ mà còn được nghe nhiều câu chuyện về thiên nhiên tươi đẹp, những việc làm có lợi, có hại cho môi trường xung quanh, nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, tới đời sống của các loài động vật, thực vật… từ đó hình thành ở trẻ thái độ đúng đắn với các hành vi tác động đến môi trường xung quanh.
Ví dụ: Khi nghe cô kể câu chuyện “Cái cây bên đường” trẻ thầm cảm phục hai bạn nhỏ, trên đường đi học về đã dựng lại một cây nhỏ ven đường đã bị gió quật ngã, rồi hàng ngày chăm sóc cây, trẻ sẽ bắt trước theo những hành vi tốt đẹp đó và chú ý hơn thiên nhiên ở xung quanh mình.
Khi học về chủ đề “Bản thân”, cô giáo kể cho trẻ nghe câu chuyện “Gấu con bị sâu răng” thông qua câu chuyện mà giúp trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và quan trọng hơn là trẻ biết được vì sao lại bị sâu răng và từ câu chuyện này trẻ có ý thức đánh răng cho miệng luôn thơm tho và không bị sâu răng như bạn Gấu.
* Hoạt động vui chơi
- Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ giúp hình thành kĩ năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển những kĩ năng sống.
chính là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Trong quá trình trẻ chơi giáo viên có thể tích hợp các nội dung giáo dục trong đó có nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
Thông qua các trò chơi đóng vai, phân vai: Trẻ đóng vai và thể hiện công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường: trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác, xử lý các chất thải, trẻ có kĩ năng đúng đắn, tôn trọng công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường thông qua các trò chơi như “Bé tập làm nội trợ”, “Bé tập làm vệ sinh môi trường” trẻ có ý thức tiết kiệm nước và các nguyên liệu khác…
Thông qua trò chơi học tập: Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường về nắng, mưa, gió, bão… trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường xung quanh, phân biệt được đâu là môi trường sạch, đâu là môi trường bẩn, từ đó đi tìm nguyên nhân của chúng… cho trẻ nghe và giải các câu đó về môi trường xung quanh, kể lại các câu chuyện về hành vi bảo vệ môi trường. Trẻ tập diễn đạt lại các yếu tố làm cho môi trường sạch, môi trường không bẩn…
Thông qua trò chơi vận động: Trẻ học mô tả các hành vi bảo vệ môi trường hoặc làm hịa môi trường.
Ví dụ: Động tác cuốc đất, trồng cây, tưới nước, bắt sâu cho cây là những hành vi mang đậm kĩ năng nhận thức và ý thức cao về cá nhân có lợi đối với môi trường xung quanh góp phần cải tạo môi trường. Ngoài mặt tích cực còn có hành vi gây tổn hại cho môi trường như: Chặt cây cối, đốt rừng, săn bắn chim. Giết hại cây con…
Thông qua các trò chơi đóng kịch được thể hiện nội dung các câu chuyện có liên quan đến môi trường xung quanh hay có hại cho môi trường.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề: “Bé tập làm bác sĩ” với những công việc như: khám bệnh cho bệnh nhân, cho bệnh nhân
uống thuốc, tiêm cho bệnh nhân, đo huyết áp, đo nhịp tim, truyền nước cho bệnh nhân…
Trò chơi đóng vai theo chủ đề: “Bé tập làm bác nông dân” với những công việc như: cày bừa, cuốc đất, trồng lúa, cấy lúa, gieo hạt…
Trò chơi với các phương tiện giao thông , công nghệ thông tin hiện đại: xe máy, ô tô, máy chiếu, tivi, băng đĩa… trẻ nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, môi trường sạch, môi trường bẩn…
*Hoạt động lao động
Lao động là vinh quang, đây là một hoạt động không thể thiếu được của người lớn trong cuộc sống. Lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người, giúp con người tồn tại. Lao động còn giúp cho con người khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng với tác động ngoại cảnh từ môi trường xung quanh. Trẻ nhỏ cũng cần phải lao động, một mặt là để trẻ làm quen dần với lao động, với hoạt động cơ bắp, mặt khác để hình thành ở trẻ ý thức trách nhiệm cũng như những kĩ năng sơ đẳng cần thiết về công việc của cuộc sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức đặc biệt là kĩ năng hợp tác khi tham gia lao động cùng các bạn, cùng cô giáo hoặc người thân trong gia đình. Trẻ được tận hưởng niềm vui khi làm ra sản phẩm, biết trân trọng những sản phẩm của bẩn thân cũng như của người khác làm ra. Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà lựa chọn cho trẻ những công việc phù hợp với khả năng của trẻ, tốt nhất là tạo cho trẻ sở thích cũng như niềm vui khi tham gia lao động. Các công việc đó phải nhẹ nhàng, phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Rèn kĩ năng sống cho trẻ được tích hợp trong các hoạt động lao động sau:
- Lao động tự phục vụ: Trẻ có thể tự làm những công việc cho bản thân mình dưới sự hướng dẫn của cô giáo hay người lớn như: tự đi tiểu tiện, đại tiện đúng nơi quy định, đi xong phải biết xả nước, rửa tay sạch sẽ. Khi tới giờ ăn cơm thì trẻ có thể tự kê bàn, ghế, ngồi đúng nơi quy định, không chen lấn,
xô đẩy nhau, biết sắp bát, đĩa ra, tự xúc ăn, khi ăn không nói chuyện, không làm văng vãi cơm ra ngoài, ăn hết suất. Đó là những kĩ năng tốt cần thiết ở mỗi trẻ. Ngoài ra khi tự mình làm được những công việc đó trẻ được khẳng định mình. Như vậy kĩ năng tự nhận thức của trẻ được thể hiện rõ rệt: trẻ vui thích, sung sướng khi được người lớn khen, trẻ thêm tự hào và thêm yêu mến công việc mình làm. Từ đó thêm hăng hái tham gia các hoạt động lao động của người lớn cũng như các bạn của mình để tô điểm cho môi trường sống xung quanh mình thêm đẹp.
- Lao động chăm sóc vật nuôi, cây trồng: hoạt động này có thể tổ chức ngoại khóa hoặc hoạt động ngoài trời, trong lớp học hoặc khuôn viên ngoài trường. Khi tham gia những việc làm thiết thực ấy không những mang lại cho trẻ niềm phấn khởi qua nhũng lời động viên, những câu chuyện nêu gương mà còn hình thành ở trẻ nhũng kĩ năng tưới nước cho cây, nhặt cỏ, bắt sâu, chăm sóc các con vật trong gia đình như chó, mèo…
- Một việc làm phù hợp không thể thiếu ở trẻ đó là kĩ năng lao động vệ sinh môi trường, trẻ tham gia việc làm sạch đồ dùng, đồ chơi, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Hình thành ở trẻ những kĩ năng gọn gàng, ngăn nắp, không làm hỏng đồ chơi. Có thể cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời để trẻ thấy được cảnh quan sân trường: nhặt lá rụng trên sân trường để tạo cho môi trường sống trong lành và sạch đẹp.
*Hoạt động lễ hội
Hoạt động lễ hội là hoạt động không thể thiếu đối với trẻ. Tùy theo từng địa phương mà có những ngày lễ, ngày hội được tổ chức linh đình. Trẻ em không thể tham gia vào cách tổ chức nhưng lại được tham gia một cách gián tiếp nhưng góp phần không nhỏ đó là những tràng pháo tay, thái độ hưởng ứng nồng nhiệt góp phần hình thành ở trẻ những kĩ năng, thái độ, hành vi tích cực văn hóa về các địa danh và môi trường.
Qua các ngày lễ hội, trẻ em được xem, được thưởng thức các bài múa, câu chuyện cổ tích, những món ăn truyền thống của từng vùng miền khác nhau mang đậm tính giáo dục. Từ đó trẻ thấy được sự phong phú muôn màu của phong tục, văn hóa Việt Nam đất nước quê hương mình. Như vậy trẻ càng thêm yêu mến quê hương mình hơn.
Sự có mặt của trẻ trong ngày lễ hội phần nào củng cố và rèn luyện cho trẻ kĩ năng giao tiếp văn hóa văn minh với mọi người xung quanh, biết được nơi mình sinh sống có những người rất khác nhau, khác với gia đình mình, với môi trường lớp học, trường học của mình. Từ đó rèn luyện kĩ năng biết cảm thông, chia sẻ với mọi người xung quanh, biết sống chung và giúp đỡ mọi người xung quanh mình từ đó trẻ cũng biết đến kĩ năng đưa ra quyết định, biết chấp nhận sự khác nhau của mỗi người, sống có quy tắc và có tổ chức theo yêu cầu của xã hội. Tạo cho trẻ kĩ năng tự ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các địa danh nơi diễn ra lễ hội.
Ngoài ra, một số địa phương còn có những nghề truyền thống. Người lớn thực hiện công việc sản xuất, trẻ em được tiếp xúc hàng ngày được nuôi dưỡng, dần niềm thích thú và đam mê nối tiếp truyền thống của cha ông. Cũng có những ngày lễ hội dành riêng cho các làng nghề. Qua đó giáo dục trẻ kĩ năng sử dụng, giữ gìn và quý trọng các sản phẩm đó.
Bên cạnh đó trẻ biết thêm được một số phong tục tập quán, lối sống của một số dân tộc, biết được sự ảnh hưởng văn hóa của mỗi dân tộc đó với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người.
*Trong các nghi thức văn hóa
Ví dụ: Trong văn hóa ăn uống: dạy trẻ có kĩ năng sử dụng những đồ dùng, vật dụng ăn uống. Những hành vi trong ăn uống như: Trước khi ăn phải biết mời mọi người, ăn xong phải biết lấy tăm…
Trong văn hóa chào hỏi:
Dạy trẻ chào bạn - chào như thế nào Chào người lớn - chào ra sao
*Trong các hoạt động khác
Nên sai vặt trẻ khi trẻ bước sang 2 tuổi để từ đó hình thành cho trẻ các kĩ năng cơ bản và cần thiết đối với trẻ
Ví dụ: sai trẻ cầm giúp mẹ chiếc khăn lau, thông qua hành động đó dạy trẻ khi đưa cho người lớn phải đưa bằng hai tay.
Ví dụ 1: Chủ đề “Bản thân”
Bài: Trò chuyện về các bộ phận của bé 1. Mục tiêu
- Mục tiêu bài học:
+ Trẻ biết được các bộ phận trên cở thể mình + Trẻ biết chức năng của các bộ phận đó
+ Trẻ biết tự mình vệ sinh các bộ phận trên cở thể